Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Những cách bán hàng trên kênh thương mại điện tử hút khách...

Những cách bán hàng trên kênh thương mại điện tử hút khách nhất

4320
ban hang da kenh

Giới kinh doanh bàn luận nhiều về thương mại điện tử, sự bùng nổ công nghệ 4.0. Hiểu đơn giản nó là hình thức mua – bán áp dụng công nghệ thông tin. Nếu trước đây, nhà bán lẻ phải có cửa hàng, trực điện thoại 24/24 thì nay chỉ cần điện thoại kết nối internet có thể tiếp thị sản phẩm tới hàng triệu người tiêu dùng. Khách hàng cũng chỉ cần ngồi nhà, lướt điện thoại và mua sắm. Cùng MISA eShop tìm hiểu những cách bán hàng trên kênh thương mại điện tử thu hút khách nhất.

Đọc thêm:
>> Sự lên ngôi của xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam
>> Làm giàu không khó khi bán hàng trên 5 kênh online hot nhất

1. Bản chất của các kênh thương mại điện tử

Tại kênh thương mại điện tử, người bán mở các gian hàng online và quảng cáo sản phẩm trực tiếp từ website hoặc qua các chợ điện tử. Khách hàng “dạo chơi” trên website bán hàng đa kênh tìm kiếm, trả giá và đặt mua các sản phẩm. Sau đó, khách hàng tiếp tục mua lại nhiều lần, thậm chí gợi ý cho bạn bè, người thân sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đây là mô hình bán lẻ hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.

Người bán hàng mong muốn sản phẩm của mình có mặt khắp mọi nơi để tiếp cận khách hàng tối đa. Việc phát triển thêm các gian hàng online trên sàn TMĐT trong bối cảnh cạnh tranh “người người đa kênh, nhà nhà đa kênh” là xu hướng chung nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh.

Hai loại thị trường điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay:

– Cửa hàng trên mạng – là website của doanh nghiệp dùng để tiếp thị trực tiếp sản phẩm, dịch vụ.

– Sàn giao dịch: Thị trường trực tuyến thông thường là B2B, trong đó người mua và người bán có thể đàm phán với nhau. Doanh nghiệp hoặc tổ chức đứng ra sở hữu. Điểm danh một số sàn thương mại điện tử phổ biến nhất: Shopee, Lazada, Sendo…

Tùy thuộc vào quy mô và nguồn vốn, nhà bán lẻ có thể phát triển 1 hoặc nhiều loại thị trường điện tử trên.

bán hàng trên kênh thương mại điện tử 1

>> Những tình trạng thường gặp khi bán hàng trên nhiều kênh

2. Cơ hội và thách thức khi bán hàng trên kênh thương mại điện tử

2.1. Thuận lợi

Tiếp cận khách hàng không giới hạn: Thông qua các sàn TMĐT là cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm, thúc đẩy bán hàng và xây dựng thương hiệu. Mở ra cơ hội tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng cùng với những chiến dịch truyền thông sẵn có trên sàn thương mại điện tử.

Thiết lập gian hàng miễn phí: Để mở gian hàng trên sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Sendo… nhà bán hàng chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản, đăng ký hoàn toàn miễn phí. Đây là cơ hội tốt cho những chủ shop muốn kinh doanh với số vốn khởi nghiệp hạn chế.

Hỗ trợ khách hàng tối đa, gia tăng trải nghiệm mua sắm: Người tiêu dùng khi mua sắm trên sàn TMĐT có thể linh hoạt lựa chọn các hình thức thanh toán không tiền mặt như liên kết thanh toán bằng thẻ ngân hàng hoặc lựa chọn đơn vị vận chuyển, khung giờ giao hàng phù hợp.

Như vậy, nhà bán lẻ không nhất thiết phải có kiến thức về thương mại điện tử mới có thể tham gia. Bởi các khâu từ bán hàng, tiếp thị sản phẩm, giao hàng, chăm sóc khách hàng… được sàn thương mại điện tử hỗ trợ.

bán hàng trên sàn TMĐT

2.2. Khó khăn

Tuy nhiên, trên sàn thương mại có sự cạnh tranh rất lớn về thương hiệu và giá cả. Nếu không nắm được những cách bán hàng sau thì cửa hàng của bạn, một là sẽ “chết yểu”, hai là doanh thu “chẳng đâu vào đâu”.

Do tính chất đặc thù trên sàn TMÐT khi người mua và người bán không gặp mặt và chỉ liên lạc trên môi trường mạng nên người mua có thể “bom” hàng hoặc bạn bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu ảnh hưởng đến hiển thị shop trên các sàn TMĐT.

3. Những cách để bán hàng hiệu quả trên kênh thương mại điện tử

4.1. Hiểu rõ về đặc điểm khách hàng trên các kênh thương mại điện tử

Ba sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới những tệp khách hàng với sự khác biệt rõ rệt.

– Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam. Độ tuổi trẻ. Mặt hàng tiềm năng nhất là thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi & sản phẩm cho trẻ em.

– Lazada ngược lại có khách hàng nam nhiều hơn khách nữ.

– Tiki cân bằng giữa hai nhóm với dòng sản phẩm chủ lực là sách, đồ công nghệ. Độ tuổi trẻ.

Kết hợp với những thông tin thu thập được trên Facebook, Zalo… khắc họa càng rõ nét chân dung khách hàng thì hiệu quả chiến dịch kinh doanh càng cao. Họ có thói quen mua sắm ra sao? Họ thích những sản phẩm nào? Họ thích những đơn vị vận chuyển nào?

Nếu bạn đang dự định kinh doanh đa kênh, đọc thêm bài viết Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki? để hiểu rõ hơn ưu/nhược điểm của từng bán hàng trên kênh thương mại điện tử, lựa chọn được kênh bán phù hợp nhất.

4.2. Xây dựng lòng tin cho khách hàng

Đặt nặng về doanh số là vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp bán lẻ. Nên trở thành người tư vấn hơn là người bán hàng. Đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng, cho dù điều đó có thể khiến họ không lựa chọn sản phẩm của bạn. Niềm tin của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.

4.3. Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán giá trị của sản phẩm

Bán hàng trên thương mại điện tử là phải chấp nhận cuộc chiến về giá. Những thương hiệu lớn thường xuyên khuyến mãi, tham gia các chương trình marketing của sàn thương mại tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Khách hàng lại rất coi trọng sự chênh lệch giá, cùng một sản phẩm tính năng chắc chắn họ sẽ chọn nhà cung cấp rể hơn. Do vậy, nếu đồng ý cuộc chiến giá cả bạn nên chuẩn bị:

  • Tạo sự khác biệt cho dịch vụ, sản phẩm.
  • Thuyết phục khách hàng về sự ưu việt của sản phẩm bên mình.
  • Tạo điều kiện mua sắm thuận lợi: đặt hàng trên page, trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng, thanh toán khi nhận hàng…
  • Tặng thêm dịch vụ hậu mãi: quà tặng, freeship bán kính 5km, bảo hành, đổi trả…
  • Gây ấn tượng với dịch vụ chăm sóc khách hàng: tận tình giải đáp những thắc mắc, tư vấn nhiệt tình cho khách hàng.

bán hàng trên kênh thương mại điện tử 2

Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán giá trị sản phẩm 

4.4. Áp dụng linh hoạt các chương trình khuyến mãi

Khuyến mãi là “công cụ” kích thích tiêu dùng, tăng doanh số bán hàng và nhận diện thương hiệu. Tham gia bán hàng trên kênh thương mại điện tử, bạn có thể đăng ký giam gia các chương trình khuyến mãi khác nhau theo thời gian ngắn (campaign) mà các sàn TMĐT tổ chức.

Các hình thức khuyến mãi thường được áp dụng như tặng mã giảm giá, giao hàng miễn phí, bán hàng Flash sale, Giveaway, giảm giá với đơn hàng nhất định, khuyến mãi đặc biệt cho thẻ thành viên… Những chương trình khuyến mãi này sẽ được luân phiên áp dụng theo từng giai đoạn như 10.10, 11.11. 12.12 hoặc các dịp lễ Tết…

Nếu shop bạn chưa đủ điều kiện để tham gia các chương trình khuyến mãi gia tăng doanh số từ sàn TMĐT có thể tự tạo chương trình giảm giá, khuyến mãi cho sản phẩm. Hoặc thiết lập tăng voucher cho khách hàng theo dõi gian hàng, voucher khi khách hàng mua hàng lần đầu thành công để nhắc nhớ khách hàng mua sắm nhiều lần hơn nữa.

Xem thêm: Tổ chức khuyến mãi vẫn không có khách hàng, nguyên nhân do đâu và giải pháp

4. Những điểm lưu ý khi bán hàng trên kênh thương mại điện tử

4.1. Tuân thủ nguyên tắc của sàn TMĐT, không “lách luật”

Mỗi trang thương mại điện tử lớn hiện nay đều có những chính sách, quy định riêng với người bán. Có nhiều nhà bán lẻ muốn đẩy mức hiện thị sản phẩm lên nhanh chóng đã thực hiện những hành vi như dùng nick ảo tự mua hàng. Điều này vi phạm các nguyên tắc của sàn thương mại điện tử, ảnh hưởng đến uy tín của shop thậm chí bị cấm kinh doanh vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nhà bán hàng nên tìm hiểu những quy định cơ bản để có thể xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giao dịch.

4.2. Chú trọng vào review của khách hàng

Review của khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của gian hàng trên sàn TMĐT. Trong không gian mạng và xu hướng mua sắm trực tuyến bùng nổ, khách hàng có thói quen tìm kiếm, chọn mua những sản phẩm được nhiều khách hàng đánh giá 5*. Phần feedback về sản phẩm trên sàn TMĐT là căn cứ khách hàng để khách hàng mới vào gian hàng của bạn đưa ra quyết định mua hay không.

Do đó, khi bán hàng trên kênh thương mại điện tử, bạn nên cố gắng nhận được nhiều đánh giá tốt càng chi tiết càng tốt về sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển, ảnh và sản phẩm thực tế.

Vậy làm thế nào để có đánh giá 5* :

  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng với quảng cáo
  • Giá bán sản phẩm đúng với chất lượng sản phẩm
  • Thời gian giao hàng
  • Thái độ của nhân viên chăm sóc khách hàng

Đây là những yếu tố chủ quan từ phía bạn, trong trường hợp sản phẩm khi đến tay khách hàng không còn nguyên vẹn hoặc có sự cố trong quá trình vận chuyển nên đánh giá xấu cho shop. Bạn nên liên hệ với khách hàng để xử lý và nhờ khách hàng thay đổi đánh giá.

4.3. Tối ưu gian hàng và sản phẩm

Bán hàng online không đồng nghĩa với việc bạn đăng sản phẩm là sẽ có khách hàng, bán được đơn hàng. Hiển thị sản phẩm trên các sàn TMĐT được sắp xếp theo thuật toán. Những sản phẩm có nhiều số lượt đánh giá tốt, số lượt người xem nhiều, tỉ lệ % xử lý đơn và giao hàng nhanh, số lượng đơn hủy ít thì càng được ưu tiên nổi bật so với đối thủ.

Ngoài ra, bạn nên tối ưu phần hình ảnh, tiêu đề, mô tả sản phẩm để sản phẩm được hiển thị trên trang số 1 tìm kiếm hoặc được ưu tiên trong những chương trình khuyến mãi của các sàn. Các bạn có thể đọc thêm về Công thức đặt tên sản phẩm chuẩn SEO Shopee

MISA eShop tặng bạn “Bí quyết X3 doánh số bán hàng online” với nhũng hướng dẫn cụ thể về:

  • Cách tối ưu gian hàng online trên sàn TMĐT
  • Mẹo phát triển Fanpage nghìn follow
  • Cách thu hút và giữ chân khách hàng
  • Nhiều tips bán hàng online khác

tài liệu

5. Tổng kết

Không có công thức chung nào cho sự thành công của nhà bán lẻ trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ ngoài sự nỗ lực và học hỏi không ngừng. Hy vọng những chia sẻ của MISA eShop sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút khách hàng, tăng doanh thu hiệu quả.

Đăng ký 15 ngày dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop:

đăng ký dùng thử