Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Sự lên ngôi của xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt...

Sự lên ngôi của xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam

2136
xu hướng bán hàng đa kênh

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo nên muôn vàn cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là thời trang. Trước xu hướng đó, bán hàng đa kênh trở thành chiến lược phổ biến và hiệu quả nhất. 

1. Toàn cảnh ngành bán lẻ Việt Nam 2019

Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng “nóng” và có nhiều triển vọng phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, tỷ lệ bán buôn và bán lẻ chiếm tới hơn 14% GDP cả nước. Bán lẻ là 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. 

Cùng với đó, làn sóng công nghệ 4.0 đã tác động đến thị hiếu người tiêu dùng. Khách hàng chú trọng hơn đến sự tiện lợi và có nhiều sự lựa chọn hơn. 

Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang cần phải thay đổi mô hình hoạt động. Không chỉ đơn thuần mở cửa hàng – chờ khách đến – bán hàng. Chủ cửa hàng cần chủ động phân tích hành vi mua sắm, dự đoán sở thích và đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn qua nhiều kênh hơn. 

Triển vọng tích cực trong xu hướng bán lẻ đa kênh tại Việt Nam

Triển vọng tích cực trong xu hướng bán lẻ đa kênh tại Việt Nam

2. Xu hướng bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh (OmniChannel Retailing – OCR) là xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ thời trang. Khách hàng trở thành trung tâm của các kênh bán và được tiếp cận với sản phẩm nhiều hơn, quá trình mua hàng cũng trở nên thuận tiện hơn. Giữa các kênh có sự kết nối, thống nhất thông tin sản phẩm. 

MISA eShop - Nền tảng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Chiến lược Omnichannel khác biệt so với Multichannel

3. Các kênh bán hàng phổ biến

Thay vì bán hàng trên một kênh truyền thống như trước đây, các chủ cửa hàng sử dụng đa kênh dưới một sự quản lý tập chung. Mục tiêu là tiếp cận nhiều hơn tới khách hàng. Dưới đây là 5 kênh phổ biến tại Việt Nam: 

  • POS – Các cửa hàng bán lẻ truyền thống
  • Website tự sở hữu, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của cửa hàng.
  • Mạng xã hội – các kênh cộng đồng như Facebook, Zalo, Instagram…
  • Sàn thương mại điện tử: Lazada, Tiki, Adayroi, Sendo, Shopee  
  • Các diễn đàn/ forum: 5giay, chotot, muaban, nhattao, chugiong

Đọc thêm:

>> Bán hàng đa kênh là gì? Phần mềm bán hàng đa kênh chuyên nghiệp
>> Làm sao để khách hàng mua trên kênh nào cũng dễ dàng tìm thấy bạn?

4. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp bán lẻ đa kênh

Xu hướng bán hàng đa kênh đặt ra cho các cửa hàng bán lẻ nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít những thách thức. Tất nhiên, quyền lợi của khách hàng vẫn được được đặt lên trên hết. 

4.1. Tạo nên sự quản lý đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh

Các kênh bán hàng đều được liên kết chặt chẽ với nhau trên một hệ thống quản lý. Những thông tin quản lý như nhóm hàng hóa, tồn kho, vận chuyển, khuyến mãi, khách hàng… đều được đồng bộ với nhau. Hoạt động quản lý cửa hàng sẽ dễ dàng hơn.  

4.2. Tạo nên nhiều trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

Theo khảo sát của Google, hơn 75% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sản phẩm, so sánh giá trước khi quyết định mua hàng. Khách hàng có thể thấy mẫu quần áo đó trên một quảng cáo facebook, website hoặc đến trực tiếp cửa hàng mua sắm. Do đó, ngành thời trang không thể ngồi chờ khách đến cửa hàng mà phải chủ động tìm và tạo nhu cầu ngay trên mạng. 

Ở bất cứ kênh nào, chủ cửa hàng luôn phải sẵn sàng tương tác với khách hàng: trả lời comment, gọi điện thoại tư vấn, chốt đơn. Yêu cầu cần có sự nhất quán về thông tin sản phẩm, mẫu mã, chất liệu, giá cả hoặc các chương trình khuyến mãi đang có. 

4.3. Khắc họa rõ nét chân dung khách hàng

Bán hàng đa kênh sẽ mang đến cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng online và khách hàng tiềm năng hơn. Qua các kênh giao tiếp, chủ khách hàng sẽ biết được sở thích, mối quan tâm, nhu cầu mua sắm của khách hàng. Chân dung các nhóm khách hàng lý tưởng được khắc họa rõ nét hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp những mặt hàng, dịch vụ phù hợp với các nhóm đối tượng. 

4.4. Cạnh tranh về giá – chiến lược đã cũ

Thương mại điện tử phát triển, chiến lược về giá sẽ không còn là “vũ khí tối mật”. Khách hàng có thể so sánh giá rồi đặt hàng từ bất cứ cửa hàng nào, thậm chí từ nước ngoài.  

Trước những thách thức đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Song song với việc mở các cửa hàng bán lẻ truyền thống, doanh nghiệp cần đầu tư vào hạ tầng bán lẻ điện tử.

kênh bán hàng online

MISA eShop hỗ trợ bạn sử dụng các kênh phân phối thương mại điện tử linh hoạt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý cửa hàng có thể hợp nhất bán hàng trên tất cả các kênh bán hàng từ cửa hàng, website đến các trang mạng xã hội. MISA eShop được biết đến là phần mềm quản lý bán hàng thời trang hỗ trợ chủ cửa hàng kết nối ngay với các kênh bán hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Shopee để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. 

Đăng ký 15 ngày dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop chuyên nghiệp nhất hiện nay:

đăng ký dùng thử