Thương mại điện tử ra đời và phát triển mạnh mẽ đặt ra nhiều thách thức cho ngành thời trang bán lẻ. Nếu chỉ sử dụng một kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ tự “trói mình” và đánh mất cơ hội tiếp cận tới nhiều khách hàng và gia tăng doanh số. Vì vậy, bán hàng đa kênh omni-channel trở thành hình thức kinh doanh phổ biến. Là chủ cửa hàng, bạn cần chú ý điều gì để tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong cuộc đua này? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bán hàng đa kênh là gì? Nên phát triển những kênh bán hàng nào?
Bán hàng đa kênh hiểu đơn giản là đưa sản phẩm của bạn lên nhiều kênh từ cửa hàng (offline) đến các kênh bán hàng online phổ biến hiện nay như mạng xã hội, sàn TMĐT, website… Khách hàng trở thành trung tâm và được tiếp cận với sản phẩm nhiều hơn, chủ động trong quá trình mua sắm.
5 kênh bán hàng phổ biến hiện nay tại Việt Nam:
- POS – Các cửa hàng bán lẻ truyền thống
- Website tự sở hữu, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của cửa hàng.
- Mạng xã hội – các kênh cộng đồng như Facebook, Zalo, Instagram…
- Sàn thương mại điện tử: Lazada, Tiki, Adayroi, Sendo, Shopee
- Các diễn đàn/ forum: 5giay, chotot, muaban, nhattao, chugiong
Để bán hàng hiệu quả, bạn cần đầu tư thời gian, nhân sự, công sức và tiền bạc. Một ví dụ nhỏ: để thu hút khách hàng tiếp cận với gian hàng nhiều hơn, hình ảnh và miêu tả sản phẩm của bạn trên sàn Lazada phải được chăm chút. Tối thiểu 3 hình ảnh/sản phẩm và không được ăn cắp từ đối thủ.
Bán hàng đa kênh hiệu quả không đồng nghĩa với việc phải phát triển tất cả những kênh bán hàng trên. Nếu bạn không cân nhắc quy mô, sản phẩm để chọn kênh bán phù hợp vừa gây phí phạm nguồn lực, vừa không có hiệu quả kinh doanh, giảm lợi nhuận.
Đọc thêm:
>> Những sai lầm khi bán hàng đa kênh 90% chủ shop thời trang mắc phải
>> Tải MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất
2. Tính toán giá bán sản phẩm trên từng kênh để có lợi nhuận
Việc tính toán giá bán trên các kênh không chỉ dựa trên mỗi giá vốn bạn nhập hàng. Đừng quên tiền phí gửi cho kênh bán hàng, tiền trả cho nhân viên, vận chuyển… Nên đưa mức giá bán phù hợp sau khi bạn đã tính toán toàn bộ chi phí bỏ ra, đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.
Một số sàn TMĐT có thu phí của nhà bán hàng, cụ thể:
Sàn TMĐT | Phí dịch vụ |
Shopee | Shopee sẽ thu phí trực tiếp trên mỗi đơn hàng và mức thu phí được áp dụng cho mỗi đơn được giao thành công là 2.2% |
Lazada | Thu phí 2.002% cho mỗi đơn hàng giao thành công |
Sendo | Sendo thực hiện thu 2%/đơn hàng thành công |
Còn nếu Shop bạn bán hàng trên Facebook thì cần tính toán chi phí quảng cáo, công cụ hỗ trợ… Những chi phí cố định khác như: tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, chi phí gói hàng…
3. Đừng bỏ quên kênh bán hàng truyền thống
Đối với một số ngành hàng tiêu dùng nhanh như thực phẩm, giải khát… nhu cầu mua sắm tại cửa hàng (siêu thị mini, tạp hóa) cao hơn mua sắm online. Đối với những ngành hàng như chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa, chăm sóc em bé, mỹ phẩm, thời trang thì phân bố đều trên các kênh offline & online.
Phân tích hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng, có đến 67% người tiêu dùng bắt đầu hoặc kết thúc việc mua bán của mình thông qua một thiết bị điện tử (cho dù họ mua sắm trực tiếp hay online). Nhiều khách hàng tìm kiếm mẫu quần áo yêu thích trên website cửa hàng. Họ inbox để biết thêm về thông tin sản phẩm nhưng vẫn muốn đến cửa hàng trải nghiệm thực tế. Hoặc có khách đã đến cửa hàng nhưng vẫn muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên mạng. Do đó bạn đừng bỏ quên kênh bán hàng offline (nếu có điều kiện mở cửa hàng) để tăng doanh số kinh doanh.
4. Quản lý đồng nhất các kênh bán hàng trên cùng một nền tảng
Bán hàng trên nhiều kênh mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh doanh:
- Tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn: Bán hàng trên nhiều kênh đồng nghĩa với việc đưa sản phẩm của bạn tiếp cận tới hàng triệu khách hàng, và hơn thế nữa.
- Cơ hội gia tăng doanh thu: Khi sản phẩm tiếp cận tới nhiều khách hàng mục tiêu, cơ hội bán hàng chốt số càng lớn. Thêm 1 kênh bán hàng thêm một thị trường tiềm năng.
- Phát triển hình ảnh thương hiệu: Sản phẩm của bạn xuất hiện trên nhiều kênh, khách hàng sẽ ghim nhớ hình ảnh sản phẩm, thương hiệu và có thể tìm kiếm tự nhiên để mua hàng.
Tuy nhiên cũng không ít thách thức đặt ra, bài toán làm sao để quản lý hàng hóa, tồn kho, doanh thu trên tất cả kênh. Hạn chế tình trạng website báo còn hàng khách hàng đặt nhưng nhân viên kiểm tra thì tồn kho thực tế không còn. Cùng với đó cần đảm bảo thời gian xử lý đơn hàng nhanh chóng và liền mạch. Cửa hàng nếu chưa sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quy trình bán và xử lý đơn hàng.
Nếu phát triển mô hình bán hàng đa kênh, anh chị cần có sự quản lý thống nhất để giảm chi phí và nhân lực. Sử dụng Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop là giải pháp giúp tiết kiệm tối đa nguồn lực và chi phí. Mọi thông tin về sản phẩm, đơn hàng, hàng tồn kho, khách hàng, doanh thu, vận chuyển,… đều được quản lý tập trung trên phần mềm MISA eShop. Việc quản lý và bán hàng đa kênh sẽ dễ dàng, tiết kiệm chi phí hơn:
- Điều hành, quản trị tất cả các kênh bán hàng trên cùng một nền tảng: Hơn 40 báo cáo biểu đồ trực quan về tình hình kinh doanh tại cửa hàng và các kênh bán hàng online (doanh thu, chi phí, lãi lỗ, tồn kho, mua hàng, quỹ tiền, công nợ…) giúp chủ doanh nghiệp/chủ cửa hàng nắm bắt kịp thời và chính xác.
- Chủ động kiểm soát tồn kho hàng hóa trên từng kênh bán hàng với tồn kho thực tế: Mọi giao dịch thành công tồn kho sẽ được tự động cập nhật trên hệ thống. Đặc biệt MISA eShop có ứng dụng tư vấn bán hàng trên điện thoại hoàn toàn miễn phí.
- Sử dụng được trên nhiều thiết bị, quản lý mọi lúc mọi nơi: Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop tích hợp với nhiều thiết bị bán hàng như máy tính, điện thoại, tablet, máy POS mini cầm tay... Anh chị có thể chủ động theo dõi tình hình kinh doanh từ xa hiệu quả.
- Đáp ứng tất cả các kênh bán hàng từ offline tới online: Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, Sendo, Website, Zalo Ao…
Đăng ký dùng thử 15 ngày MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop chuyên nghiệp nhất hiện nay
Hotline: 090 488 5833