Kinh nghiệm mở cửa hàng thời trang thiết kế cho người mới bắt đầu

12053
KINH NGHIỆM MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG THIẾT KẾ

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu cá nhân hóa trong việc ăn mặc do đó cũng thay đổi. Trước vô vàn shop quần áo kinh doanh hàng Quảng Châu, mở cửa hàng thời trang thiết kế là lựa chọn thông minh. Vậy mở shop thời trang thiết kế cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm quản lý và phát triển cửa hàng thế nào? Bài viết này MISA eShop sẽ giúp bạn.

Đọc thêm:
>> Những điều cần biết khi chọn mua phần mềm quản lý bán hàng
>> Mua phần mềm quản lý bán hàng ở đâu tốt nhất?

1. Mở cửa hàng thời trang thiết kế phải hiểu về khách hàng

1.1. Phân tích tệp khách hàng mục tiêu

Thời trang thiết kế nói chung thường hướng đến đối tượng là người có thu nhập từ trung bình khá đến cao. Tùy vào mặt hàng thiết kế mà tập khách hàng này có thay đổi ít nhiều, chẳng hạn:

  • Cửa hàng chuyên về áo phông thiết kế: khách hàng mục tiêu có thể là học sinh, sinh viên, dân công sở, kinh doanh…, nhưng nhìn chung có điều kiện khá giả.
  • Quần áo trẻ em thiết kế: hướng tới những ông bố bà mẹ có thu nhập cao, tổng thu nhập bình quân tháng của gia đình khoảng trên 25 triệu đồng.
  • Thời trang nữ thiết kế: Rơi vào độ tuổi chủ yếu từ 22-40 tuổi, nữ giới chiếm phần lớn và cũng làm ra thu nhập….

Dựa trên sản phẩm đang kinh doanh, bạn hãy tìm hiểu kỹ hành vi và thói quen quả khách hàng để xây dựng những chương trình bán hàng phù hợp, cách trang trí cửa hàng cũng như chiến lược tiếp thị phù hợp.

1.2. Các bước xác định khách hàng mục tiêu

Có nhiều người thường lựa chọn tập khách hàng mục tiêu trước rồi mới tìm kiếm nguồn hàng, lại có người có dự định kinh doanh mặt hàng trước. Nhưng suy cho cùng, dù cái nào có trước hay sau, bạn đều cần nghiên cứu kĩ thị trường trước khi bỏ một số vốn lớn để đầu tư.

KINH NGHIỆM MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG THIẾT KẾ

Xác định khách hàng mục tiêu 

2. Nguồn hàng cho các sản phẩm thời trang thiết kế ở đâu?

2.1. Nội địa

Sản phẩm thời trang thiết kế trên thị trường ngày nay chủ yếu có xuất xứ từ các xưởng may tại Việt Nam. Một số hệ thống thời trang thiết kế có bộ phận thiết kế sản phẩm chịu trách nhiệm thiết kế, gửi bản vẽ và mẫu xuống phân xưởng.

2.2. Ngoại nhập

Ngoài ra, vẫn không thể thiếu được đó là nguồn hàng từ Quảng Châu. Lưu ý khi nhập hàng từ Quảng Châu, cần đặt hàng tại các shop chuyên về mặt hàng thiết kế có uy tín, mẫu mã độc lạ.

2.3. Các nguồn hàng khác

Với các cửa hàng có quy mô nhỏ hơn, shop có thể nhập một số mẫu mã từ đơn vị khác, hoặc làm nhái các mẫu của các thương hiệu nổi tiếng.

Bên cạnh những nguồn hàng kể trên, bạn có thể mở shop kinh doanh thời trang thiết kế theo cách thức nhượng quyền thương hiệu từ các hãng thời trang lớn. Không ít các cửa hàng kinh doanh thành công theo mô hình này. Nếu theo cách này, hãy tìm kiếm và cân nhắc tiềm năng phát triển của từng thương hiệu bạn định kinh doanh. Sau đó chọn thương hiệu phù hợp với thị hiếu khách hàng nhất, mang cho bạn niềm đam mê lớn nhất để bắt đầu.

>> 5 bài học đắt giá khi kinh doanh cửa hàng thời trang

3. Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng thời trang thiết kế?

KINH NGHIỆM MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG THIẾT KẾ

Vốn là mối quan tâm đầu tiên 

Mở cửa hàng thời trang thiết kế có những phát sinh cao hơn các shop thời trang khác như quần áo outfit (quần áo thường ngày). Lý do là bởi:

  • Vốn cho hàng hóa cao hơn do giá thành nhập trên mỗi sản phẩm cũng cao hơn.
  • Trang trí cửa hàng: bởi đối tượng khách hàng cũng từ trung bình đến cao cấp, nên thiết kế cửa hàng nên bắt mắt, trang trọng hay thanh lịch tùy phong cách mà bạn định hình.
  • Chi phí thuê mặt bằng: các cửa hàng thời trang thiết kế thường nằm trên các con phố sầm uất, chuyên buôn bán về thời trang.
  • Vốn đầu tư cho thiết bị, phần mềm: máy tính, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, phần mềm quản lý cửa hàng…

Nếu như mở cửa hàng thời trang outfit với quy mô khoảng 30m2 hết khoảng 100 triệu thì với mặt hàng thời trang thiết kế , con số này có thể lớn hơn lên đến 120 triệu hoặc hơn.

Trên đây chỉ là con số giả thiết biết thực tế, tùy vào từng khu vực mà các chi phí mở cửa hàng sẽ khác nhau. Và cũng tùy vào tình hình công nợ, chẳng hạn bạn có nguồn hàng có thể thanh toán sau 30 ngày nhập hàng thì con số vốn ban đầu cũng sẽ được dịch chuyển.

Cuối cùng, việc sử dụng vốn để mở cửa hàng bạn cần cân nhắc, đó là tiết kiệm các khoản chi phí nhất có thể. Chẳng hạn, không nhập ồ ạt quá nhiều hàng hóa khi chưa biết thị hiếu của khách ra sao, đầu tư vào trang thiết bị, dụng cụ tại cửa hàng nên mua đủ, tránh dư thừa. Tiết kiệm chi phí cũng là cách để bạn ổn định hoạt động bán hàng ngay từ đầu, tránh lãng phí, tránh hư hỏng.

4. Trang trí cửa hàng thời trang thiết kế

Đa số các shop thường thuê thiết kế rồi tìm các nhà cung cấp nội thất, thi công theo bản thiết kế. Lợi thế của việc thuê thiết kế là trang trí cửa hàng đẹp mắt, hợp phong thủy, sắp xếp nội thất hài hòa, phân chia khu vực trưng bày.  kinh nghiệm mở của hàng thời trang thiết kế

Trang trí cửa hàng cần thu hút, đẹp mắt

Trang trí cửa hàng cần đến một số đồ nội thất và ngoại thất mà bạn cần để ý:

  • Ngoại thất: Biển hiệu, cửa kính bên ngoài cửa hàng, không gian phía trước cửa hàng, màu sơn cửa hàng,…
  • Nội thất: Giá kệ treo đồ, đèn vàng, gương, khu vực thử đồ gồm rèm kéo, móc treo, quầy thu ngân,…

Ngoài ra, nếu bạn có nhiều ý tưởng và biết cách triển khai ý tưởng trang trí, bạn có thể truyền đạt lại cho bên cung cấp nội thất và thi công. Họ sẽ biến ý tưởng của bạn thành hiện thực và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất với ngân sách có sẵn.

Đọc thêm:
>> Top 4 rủi ro cần tránh khi mở cửa hàng thời trang
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng giúp tăng doanh số

5. Quản lý cửa hàng thời trang thiết kế hiệu quả

Đặc điểm khi kinh doanh thời trang thiết kế là các mẫu mã được thay đổi liên tục. Mỗi mẫu mã không nhập với số lượng quá nhiều trong cùng một đợt nên số lượng bán rất nhanh hết. Có các mẫu hết hàng nhiều khách hàng sẵn sàng đặt hàng.

Bởi vậy, nếu kinh doanh hàng thiết kế, bạn cần:

  • Nắm rõ tình trạng tồn kho của từng mặt hàng để có kế hoạch nhập hàng hoặc đặt may để đảm bảo hàng hóa luôn đáp ứng được nhu cầu mua của khách hàng.
  • Bán hàng chuyên nghiệp cũng giống như sản phẩm, đảm bảo bán hàng nhanh, thanh toán chuẩn, sử dụng hóa đơn cho mỗi lần thanh toán của khách hàng.
  • Lưu lại thông tin mua hàng của khách để phân loại khách hàng, có những chương trình chăm sóc và ưu đãi phù hợp.
  • Quản lý dòng tiền chính xác: doanh thu theo mặt hàng, thời gian cụ thể. Lợi nhuận, chi phí thật chi tiết để phân tích hiệu quả kinh doanh.

KINH NGHIỆM MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG THIẾT KẾ

Sử dụng phần mềm để quản lý bán hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí

6. Giải pháp số hỗ trợ quản lý cửa hàng thời trang thiết kế

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu quả quản lý hơn so với quản lý thủ công, đồng thời, quản lý bao quát cửa hàng hơn với nhiều nghiệp vụ khác như mua hàng, chương trình khuyến mãi, đối tác vận chuyển, quản lý bán hàng online… Quản lý từ xa ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng trên các thiết bị khác nhau như di động, laptop hay máy tính bảng…

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên học tập thêm những cách thức bán hàng, marketing để đưa thương hiệu cửa hàng của bạn đến nhiều khách hàng hơn nhé.

Để việc kinh doanh đi vào ổn định, tránh những thất thoát không đáng có và bạn có thể quản lý được tất cả mã hàng hóa, thu chi, lợi nhuận hay đơn hàng ngay từ bước đầu, đừng  ngại dùng thử phần mềm quản lý bán hàng ngay hôm nay để áp dụng cho cửa hàng của mình nhé!

Đừng quên đăng ký nhận tài liệu “Hướng dẫn mở shop kinh doanh quần áo, giày dép từ A-Z” ngay tại đây:

Nhận tài liệu ngay

Bài viết liên quan
Xem tất cả