“Mở cửa hàng tạp hóa diện tích mặt bằng 50m2 với số vốn khoảng 200 triệu đồng thì có đủ để nhập hàng, kinh doanh cửa hàng tạp hóa thành công không?”. Mở cửa hàng tạp hóa là hình thức kinh doanh phổ biến phù hợp với mọi đối tượng. MISA eShop sẽ chia sẻ với các anh chị kinh nghiệm và những thông tin quan trọng khi kinh doanh ngành hàng này.
1. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?
Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều chủ shop đang có ý định mở cửa hàng tạp hóa. Mở cửa hàng tạp hóa cần một khoản vốn đầu tư khá lớn, tùy thuộc vào quy mô và vị trí của cửa hàng.
- Mở cửa hàng tạp hóa ở thành phố thường đòi hỏi một khoản vốn đầu tư khá lớn do chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị và hàng hóa cao hơn so với ở nông thôn.
- So với thành thị thì mở cửa hàng ở quê sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư hơn. Nếu có sẵn mặt bằng gần đường thì bạn sẽ không mất tiền thuê cửa hàng, nếu phải thuê ở vị trí đẹp thì chi phí cũng sẽ thấp hơn so với ở thành phố. Các khoản phí dịch vụ, mua sắm trang thiết bị ban đầu cũng sẽ rẻ hơn.
Dưới đây là bảng tham khảo các loại chi phí mở cửa hàng tạp hóa:
Loại Chi Phí | Chi phí dự kiến (VND) |
Thuê mặt bằng | 5 – 21 triệu/tháng |
Kệ trưng bày | 600k – 1 triệu/bộ |
Tủ lạnh/Tủ đông | 5 – 15 triệu/chiếc |
Máy tính tiền/Máy quét mã vạch | 3 – 10 triệu |
Camera giám sát | 2 – 5 triệu |
Chi phí nhập hàng hóa ban đầu | 50 – 200 triệu |
Lương nhân viên (1 người/tháng) | 5 – 7 triệu |
Phần mềm quản lý bán hàng | 200k – 500k/tháng |
Chi phí điện, nước, internet | 1 – 2 triệu/tháng |
Chi phí marketing và quảng cáo | Tùy chiến lược |
Như vậy, số vốn mở cử hàng tạp hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cửa hàng nhỏ (30-50m²): Vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 đến 200 triệu đồng.
- Cửa hàng trung bình (50-100m²): Vốn đầu tư từ 200 đến 500 triệu đồng.
- Cửa hàng lớn (>100m²): Vốn đầu tư có thể trên 500 triệu đồng.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa chi tiết nhất
2.1. Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường mở cửa hàng tạp hóa
Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và mức độ cạnh tranh trong khu vực. Đầu tiên, xem xét khu vực dự định kinh doanh có bao nhiêu cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị mini. Tìm hiểu thêm về quy mô kinh doanh, mặt hàng bán để có thể tham khảo cạnh tranh.
Khu vực định mở cửa hàng tập trung hộ gia đình, sinh viên hay người lao động? Bởi sẽ tác động đến mặt bằng, giá cả hàng hóa tạp hóa. Đánh giá khả năng chi trả của khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh giá hợp lý.
2.2. Kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa
Khi lựa chọn vị trí mở cửa hàng tạp hóa, việc chọn mặt bằng phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công.
- Nên chọn khu vực đông dân cư như gần các khu dân cư, chung cư hoặc những nơi tập trung nhiều gia đình để đảm bảo nguồn khách hàng ổn định.
- Nếu cửa hàng của bạn chuyên bán đồ ăn vặt hoặc các sản phẩm tiện lợi, hãy ưu tiên những vị trí gần trường học, văn phòng hoặc khu công nghiệp để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Mặt bằng nên nằm ở đường lớn có vỉa hè rộng hoặc chỗ để xe thuận tiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận và mua sắm.
Nếu bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh thì có thể tận dụng, tiết kiệm chi phí. Còn nếu mặt bằng thuê cần lưu ý, chi phí thuê mặt bằng không nên vượt quá 15-20% doanh thu dự kiến để đảm bảo lợi nhuận.
Khi làm việc với bên cho thuê mặt băng nên chọn hợp đồng dài hạn để đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh, tránh tình trạng tăng giá thuê bất ngờ. Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa cần có các điều khoản chi tiết về tiền cọc, thanh toán và quy định sử dụng mặt bằng để tránh những rắc rối phát sinh sau này.
2.3. Kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh tạp hóa
Theo Quy định pháp luật Việt Nam, việc mở cửa hàng tạp hóa yêu cầu phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Mở cửa hàng tạp hóa không thuộc các trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh nên cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
Sau khi nộp hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
*Lưu ý: Việc kinh doanh không có giấy phép có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Xem chi tiết Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh hay không?
2.4. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng tạp hóa chất lượng, giá cả hợp lý
Cửa hàng tạp hóa nên đa dạng mặt hàng, dao động từ 3.000 – 4.000 sản phẩm. Những nhóm mặt hàng phổ biến trong cửa hàng tạp hóa bao gồm:
- Hàng tiêu dùng thiết yếu: Gạo, mì tôm, dầu ăn, nước mắm, gia vị…
- Thực phẩm đóng gói: Bánh kẹo, đồ hộp, snack…
- Đồ uống: Nước giải khát, sữa, bia…
- Hóa mỹ phẩm: Xà phòng, dầu gội, kem đánh răng…
- Đồ gia dụng: Túi rác, khăn giấy, dụng cụ bếp…
Làm thế nào để tìm được nhà cung cấp uy tín, chất lượng? Dưới đây là một số nguồn hàng tạp hóa phổ biến trên thị trường:
Chợ đầu mối | Địa chỉ phổ biến để nhập hàng với nhiều lại sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ chất lượng hàng hóa để tránh mua phải hàng giả và kém chất lượng. |
Liên hệ trực tiếp với nhãn hàng | Nguồn hàng này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và thường có dịch vụ vận chuyển tận nơi khá tiện lợi. |
Các cửa hàng bán buôn | Các cửa hàng bán buôn cung cấp đầy đủ các mặt hàng tạp hóa và phù hợp cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, mức chiết khấu có thể không cao. |
MXH hoặc nhập từ sàn TMĐT | Nhập hàng từ các trang mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử có thể giúp bạn so sánh giá và tìm kiếm nguồn hàng dễ dàng. Hãy đọc kỹ đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp. |
Khi nhập hàng cần lưu ý các yếu tố sau:
- Kiểm tra tem mác, nhãn hiệu, hạn sử dụng và bao bì của sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Tránh nhập hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng kém hoặc hàng cận date. Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, uy tín cửa hàng và thất thoát hàng hóa, lãng phí.
- Tính toán giá nhập – giá bán để không bị lỗ.
- Đàm phán với nhà cung cấp về giá thành và vận chuyển hàng hóa. Nên chọn những nhà cung cấp hàng hóa uy tín.
2.5. Kinh nghiệm sắp xếp hàng hóa tạp hóa khoa học
Khi hàng đã nhập về, bạn cần lưu kho và sắp xếp bày kệ sao cho khoa học: thuận tiện cho người mua chọn hàng và bạn dễ dàng quản lý. Khi đầu tư giá kệ, bạn nên trưng bày hàng hóa theo đặc tính sản phẩm (theo ngành hàng) thành các khu riêng biệt.
Để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, bạn có thể bày bán các loại bánh kẹo hoặc đồ gia dụng nhỏ. Có thể khi vào cửa hàng tạp hóa của bạn, họ không có mục đích mua nhưng khi đứng ở quầy thanh toán họ lại lấy.
Chi tiết 10 cách sắp xếp hàng hóa tạp hóa TẠI ĐÂY.
2.6. Kinh nghiệm quản lý sản phẩm, tồn kho cửa hàng tạp hóa
Với số lượng hàng hóa lớn, phân loại hàng, khối lượng và giá bán khác nhau. Mỗi mặt hàng lại có số lô & HSD khác nhau nên dễ nhầm lẫn trong quá trình bán hàng. Lượng khách hàng lớn vào giờ cao điểm, đặc biệt trong các dịp lễ tết và khuyến mãi nên xảy ra tình trạng nhần lẫn trong thanh toán. Khách hàng phải chờ đợi thanh toán lâu.
Thống kê doanh số hàng ngày bằng phương pháp thủ công dễ nhầm lẫn, sai sót. Từ đó dẫn đến không kiểm soát chính xác doanh thu, lợi nhuận hay doanh số từng mặt hàng, combo sản phẩm. Khi không có mặt tại cửa hàng không nắm được tình hình kinh doanh.
Quản lý cửa hàng tạp hóa bằng phương pháp truyền thông khó kiểm soát doanh thu, tồn kho sản phẩm. Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa MISA eShop sẽ giúp giải quyết những vấn đề trên.
Phần mềm quản lý không giới hạn số lượng mặt hàng. Thống kê chi tiết số lượng hàng hóa theo loại hàng, nhà phân phối, khối lượng, giá bán, hạn sử dụng. Tự động cập nhật trạng thái tồn kho trên hệ thống và thông báo ngày cận date với từng loại hàng.
3. Những câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng tạp hóa
3.1. Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa có lãi không?
Tùy thuộc vào quy mô và hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận trung bình của một cửa hàng tạp hóa có thể dao động từ 3 triệu – 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để đạt được mức lợi nhuận này, bạn cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, quản lý hàng hóa hiệu quả và luôn nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
3.2. Mở cửa hàng tạp hóa cần trang bị nội thất và thiết bị nào?
Khi mở cửa hàng tạp hóa, việc trang bị nội thất và thiết bị phù hợp là rất quan trọng để tạo ra một không gian mua sắm tiện lợi và thu hút khách hàng. Dưới đây là một số nội thất và thiết bị cần thiết:
- Kệ trưng bày hàng hóa
- Thiết bị bảo quản hàng hóa: tủ mát, tủ đông…
- Phụ kiện như giỏ hàng, rổ đựng
- Thiết bị an ninh, camera giám sát
- Bàn thu ngân
- Hệ thống máy tính tiền
- Điều hòa nhiệt độ
- …
3.3. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có cần đóng thuế không?
Có. Hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa bắt buộc phải nộp đầy đủ 3 loại thuế là thuế GTGT, thuế TNCN, thuế môn bài (trừ trường hợp tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch của tiệm tạp hóa dưới 100 triệu đồng).
4. Tạm kết
Mở cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh hấp dẫn và tiềm năng, đặc biệt khi bạn có kế hoạch rõ ràng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết từng bước từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn vị trí phù hợp, tìm nguồn hàng chất lượng đến lựa chọn giải pháp hỗ trợ quản lý bán hàng chuyên nghiệp trên đây của MISA eShop sẽ giúp bạn khởi nghiệp thành công.