Phát triển bán hàng đa kênh và cơ hội làm giàu cho mọi người

580

Người tiêu dùng Việt đang mua sắm theo nhiều cách khác nhau: tại cửa hàng và các kênh online. Trên thực tế, chỉ có 7% người mua hàng chỉ mua trực tuyến so với 73% người sử dụng nhiều hơn một kênh bán hàng trong suốt quá trình mua hàng. Đây là lý do 3/4 nhà bán lẻ đang ưu tiên nỗ lực phát triển bán hàng đa kênh.

Đọc thêm:
>> Những sai lầm khi bán hàng đa kênh 90% chủ shop thời trang mắc phải
>> Tải MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất

1. Tại sao cần phát triển bán hàng đa kênh?

Đã có rất nhiều định nghĩa thế nào là bán hàng đa kênh, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây. Còn hiểu đơn giản, bán hàng đa kênh là làm cho sản phẩm của bạn xuất hiện và mua trên nhiều nơi. Bao gồm cả cửa hàng trực tuyến: Facebook, sàn TMĐT, Instagram, Zalo Shop… và cả kênh offline: cửa hàng của bạn, nhà phân phối, đại lý…

Khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi, phát triển bán hàng đa kênh trở thành một xu hướng quan trọng hơn bao giờ hết. Mở cửa hàng, mở gian hàng online hoặc kết hợp nhiều kênh để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tăng doanh số.

Theo một báo cáo, 25% khách hàng thực hiện mua sắm thanh toán online và muốn nhận hàng tại cửa hàng. Nhà bán hàng cần tạo những trải nghiệm gắn kết trên nhiều kênh để khách hàng có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi.

phát triển bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh – xu hướng kinh doanh thời 4.0 

2. Những lưu ý khi bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh giúp bạn gia tăng lợi nhuận, hai thị trường tạo 190% so với chỉ có một thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ chậm chạp bắt kịp xu hướng, bỏ lỡ cơ hội cho đối thủ. Để thành công khi bán hàng đa kênh, bạn cần chú ý:

2.1. Xem xét các kênh bán hàng và chọn được những kênh bán hàng hiệu quả

Bán hàng trên nhiều kênh sẽ tăng doanh thu không đồng nghĩa với việc bạn mở quá nhiều fanpage, gian hàng trên sàn TMĐT. Không tập trung đầu tư sẽ không có hiệu quả!

  • Kênh bán hàng offline: cửa hàng, hội chợ…
  • Kênh bán hàng trực tuyến: fanpage, zalo shop, sàn TMĐT, website bán hàng…

Mỗi kênh bán hàng đều có những ưu/nhược điểm và yêu cầu khác nhau. Sau khi bạn chọn được kênh bán hàng phù hợp, cần có kế hoạch và chiến lược để đạt doanh thu mong muốn. Xác định số lượng sản phẩm bán được, tổng doanh số, mức độ tương tác, tỷ lệ nhấp, lưu lượng truy cập trang web…

>> Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh quần áo online hiệu quả

2.2. Hiểu nhu cầu và thói quen mua sắm của khách hàng

Điều quan trọng không chỉ xác định thị trường mục tiêu mà còn hiểu nhu cầu, biết cách nói chuyện với khách hàng. Bởi không phải tất cả các nhóm người tiêu dùng có hành vi mua sắm giống nhau. Từ đó, bạn có thể dự đoán những kênh nào khách hàng của bạn đang sử dụng ở những giai đoạn khách nhau trong quy trình mua hàng, cũng như phân khúc đối tượng khác nhau trên từng kênh.

Chẳng hạn, người dùng Instagram nghiêng người trẻ hơn so với người dùng Facebook. Vì vậy, nếu bạn nhắm mục tiêu 18 – 24 thì IG được đánh giá cao hơn. Ngoài ra, các thành viên mua sắm trên sàn TMĐT thường là dân công sở nên bạn có thể thực hiện các chương trình sale vào khung giờ từ 12h – 13h hoặc 23h – 24h.

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn làm sáng tỏ khách hàng mục tiêu, bao gồm cả nhu cầu và sở thích. Từ đó sẽ có quyết định sáng suốt tập trung nhân lực và chi phí cho kênh đó.

phát triển thị trường

Nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu và kênh bán hàng phù hợp

2.3. Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm (bao gồm hình ảnh sản phẩm)

Khi bán hàng trực tuyến, hình ảnh sản phẩm đóng vai trò quan trọng để thu hút khách hàng. Hiển thị hình ảnh sản phẩm nhiều góc độ, thu phóng để người mua có thể thấy các chi tiết nhỏ của sản phẩm.

2.4. Chú ý đánh giá của khách hàng

90% người mua hàng thường tìm kiếm thông tin đánh giá shop, review sản phẩm những người đã mua hàng trước đó. Do đó, bạn nên đăng feedback tích cực, khuyến khích khách hàng để lại những đánh giá cao trên Shopee…

2.5. Sử dụng các công cụ quản lý phù hợp

Mở rộng kênh bán hàng có nghĩa là bạn cần quản lý hàng tồn kho nhiều hơn, nhiều đơn hàng phải theo dõi và cần tính toán chi phí tránh nhầm lẫn, sai sót. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để tự động hóa các nghiệp vụ, có nhiều thời gian để lên kế hoạch phát triển kế hoạch kinh doanh hơn.

3. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả

Khi bạn chuyển sang kinh doanh bán lẻ đa kênh, đòi hỏi tất cả quy trình được đồng bộ hóa, quản lý tập trung. Sử dụng nền tảng quản lý bán hàng đa kênh giúp đơn giản hóa các quy trình quản lý khi tất cả các đơn hàng sẽ được tập trung trên môt hệ thống duy nhất, giảm rủi ro thất thoát đơn hàng.

Các tính năng nổi bật:

  • Tự động chốt đơn hàng trên Livestream Fanpage khi khách hàng comment theo cú pháp.
  • Tích hợp Chatbot, tự động trả lời khách hàng hay gửi tin nhắn hàng loạt cho KH cũ, tự động ẩn cmt của khách hàng.
  • Quản lý không giới hạn số lượng fanpage.
  • Kết nối đa kênh với các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Zalo, Website.
  • Kết nối nhiều đơn vị vận chuyển: Giaohangnhanh, GHTK, VNPost, ViettelPost, Ahamove, J&TExpress…
  • Quản lý thông tin hàng hóa và tồn kho.
  • Quản lý đơn hàng và doanh số bán hàng trên cùng một hệ thống.

3.1. Chi phí linh hoạt

Anh chị chủ shop linh hoạt chọn gói phần mềm dựa trên kênh bán hàng. Đối với mô hình bán hàng đa kênh, MISA eShop có hai gói giá đáp ứng kênh và nhu cầu quản lý khác nhau. Cụ thể:

Gói PROFESSIONAL 499.000 VNĐ/chi nhánh/tháng Gói ENTERPRISE 599.000 VNĐ/chi nhánh/tháng
  • Tất cả các nghiệp vụ bán hàng, quản lý, báo cáo tại cửa hàng
  • Bán hàng online: Trên Trang đặt hàng và lựa chọn một trong hai kênh Mạng xã hội HOẶC Sàn thương mại điện tử
  • Tự động đồng bộ sản phẩm và kết nối trực tiếp, quản lý hàng tồn kho giữa các kênh bán hàng Báo cáo theo kênh
  • Không giới hạn dung lượng website, không tốn phí tên miền
  • Không giới hạn Fanpage, đăng hàng hóa bán hàng
  • Quản lý tin nhắn/bình luận, quản lý livesteam và tự động chăm sóc khách hàng bằng Chatbot
  • Kết nối không giới hạn gian hàng và xử lý đơn hàng từ tất cả các sàn thương mại: LAZADA, Shopee, Sendo…
  • Kết nối đơn vị vận chuyển: Giaohangnhanh, GHTK, VNPost, ViettelPost, Ahamove, J&TExpress…
  • Tất cả các nghiệp vụ bán hàng, quản lý, báo cáo tại cửa hàng
  • Bán hàng online: Trên Trang đặt hàng và cả hai kênh Mạng xã hội  Sàn thương mại điện tử
  • Tự động đồng bộ sản phẩm và kết nối trực tiếp, quản lý hàng tồn kho giữa các kênh bán hàng Báo cáo theo kênh
  • Không giới hạn dung lượng website, không tốn phí tên miền
  • Không giới hạn Fanpage, đăng hàng hóa bán hàng
  • Quản lý tin nhắn/bình luận, quản lý livesteam và tự động chăm sóc khách hàng bằng Chatbot
  • Kết nối không giới hạn gian hàng và xử lý đơn hàng từ tất cả các sàn thương mại: LAZADA, Shopee, Sendo…
  • Kết nối đơn vị vận chuyển: Giaohangnhanh, GHTK, VNPost, ViettelPost, Ahamove, J&TExpress…

mua ngay

3.2. Dễ dàng sử dụng 

Giao diện MISA eShop thân thiện, các thao tác thực hiện đơn giản nên người dùng chỉ mất 15 phút để có thể sử dụng thành thạo tất cả chức năng. Trong quá trình sử dụng, đội ngũ chuyên viên MISA sẽ liên lạc hướng dẫn anh chị.

Nền tảng cũng tương thích với nhiều loại thiết bị như máy tính, điện thoại, máy POS, POS mini, cân điện tử… đem đến cho người sử dụng trải nghiệm tối ưu nhất. Anh chị dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh từ xa, mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị.

Kinh nghiệm tốt nhất dành cho các nhà bán lẻ muốn phát triển bán hàng đa kênh là tiếp cận từng kênh một. Bạn đã thử bán trên kênh nào? Kênh nào tạo ra doanh số cao nhất? Hãy nói cho MISA eShop biết nhé.

Bài viết liên quan
Xem tất cả