Bỏ túi kinh nghiệm tìm nhà phân phối hàng tạp hóa

1869
Tìm nhà phân phối tạp hóa

Bạn có dự định mở cửa hàng tạp hóa và đang tìm nhà phân phối hàng tạp hóa với các sản phẩm chất lượng cùng mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp với đa dạng thương hiệu mặt hàng đặt ra thách thức bên nào mới uy tín và có chính sách giá tốt. Bài viết dưới đây, MISA eShop sẽ bật mí kinh nghiệm tìm nhà phân phối tạp hóa hy vọng sẽ hữu ích trong hoạt động kinh doanh của bạn.

1. Tầm quan trọng của việc chọn nhà phân phối hàng tạp hóa uy tín 

Nguồn hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh tạp hóa. Do đó, lựa chọn được các nhà cung cấp hàng tạp hóa uy tín đảm bảo hàng hóa liên tục, đặc biệt trong các lễ tết cao điểm hoặc khi nhu cầu thị trường tăng đột biến. Cung đều giúp cửa hàng tránh được tình trạng thiếu thụt hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh thu.

Các nhà phân phối uy tín thường làm việc trực tiếp với các thương hiệu lớn hoặc có quy trình kiểm soát chất lượng nghiệm ngặt. Nên khi nhập hàng ở đây, bạn sẽ yên tâm hơn, không lo hàng bị hết date hoặc hàng giả, hàng nhái.

Những nhà phân phối hàng tạp hóa uy tín thường có các chính sách hỗ trợ người bán hàng như chiết khấu theo doanh số, chương trình khuyến mãi, giảm giá khi mua số lượng lớn, hỗ trợ vận chuyển… giúp bạn tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận.

Khi đã có mối hợp tác lâu dài, bạn không phải lo lắng về việc tìm kiếm nguồn hàng hay giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng sản phẩm. Điều này giúp bạn tập trung hơn vào các hoạt động kinh doanh như bán hàng, chăm sóc khách hàng và phát triển cửa hàng tạp hóa.

2. Các tiêu chí chọn nhà phân phối hàng tạp hóa 

Lựa chọn nhà phân phối uy tín và phù hợp không chỉ đảm bảo nguồn hàng chất lượng mà còn giúp hoạt động kinh doanh tạp hóa ổn định. Dưới đây là 9 tiêu chí cơ bản để đánh giá và chọn lựa một đối tác cung cấp hàng hóa tạp hóa:

 Uy tín & thương hiệu
  • Đánh giá uy tín: Chọn những nhà phân phối lâu năm và có danh tiếng tốt trên thị trường được nhiều cửa hàng tạp hóa lựa chọn
  • Thương hiệu phân phối: Nhà phân phối có làm việc với các thương hiệu lớn hay không?
Chất lượng hàng hóa
  • Nguồn gốc rõ ràng: Sản phẩm phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, hóa đơn hoặc giấy chứng nhận ATTP
  • Hạn sử dụng: Đảm bảo hàng hóa có hạn sử dụng đủ dài để bán kịp thời.
  • Độ đa dạng: Ưu tiên các nhà cung cấp đa dạng mặt hàng phổ biến, từ thực phẩm khô, gia dụng, đồ vệ sinh đến nước uống và đồ ăn nhanh.
Giá cả cạnh tranh
  • So sánh giá: Giá cả phải hợp lý và cạnh tranh so với các nhà phân phối khác.
  • Chiết khấu và ưu đãi: Nhà phân phối có chính sách chiết khấu hấp dẫn hoặc các chương trình khuyến mãi đặc biệt không?
Chính sách giao hàng
  • Thời gian giao hàng: Đảm bảo giao hàng nhanh chóng, đúng thời gian cam kết, đặc biệt trong các dịp lễ Tết cao điểm.
  • Phí vận chuyển: Có miễn phí giao hàng hoặc hỗ trợ phí vận chuyển trong khoảng bán kính nhất định không?
  • Quy trình vận chuyển: Hàng hóa được đóng gói cẩn thận, tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Khả năng cung ứng
  • Ổn định nguồn hàng: Nhà phân phối cần đảm bảo khả năng cung cấp hàng hóa đều đặn, tránh tình trạng thiếu hụt hàng.
  • Hàng hóa phổ biến: Cung cấp các sản phẩm được tiêu thụ nhanh, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu.
Chính sách thanh toán
  • Linh hoạt: Có nhiều phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, trả góp).
  • Hóa đơn rõ ràng: Cung cấp hóa đơn hợp lệ để bạn dễ dàng quản lý chi phí và thuế.
Dịch vụ hỗ trợ
  • Đổi trả hàng hóa: Hỗ trợ đổi trả khi có hàng hỏng, hàng lỗi hoặc hàng tồn kho quá date…
  • Hỗ trợ marketing: Có hỗ trợ trưng bày sản phẩm, biển hiệu
Khu vực hoạt động
  • Phù hợp khu vực: Nên chọn NPP gần khu vực bạn kinh doanh để giảm chi phí và thời gian vận chuyển.
Tính minh bạch và pháp lý
  • Giấy phép kinh doanh: Đảm bảo nhà phân phối hoạt động hợp pháp với các giấy tờ cần thiết.
  • Hợp đồng rõ ràng: Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về giá cả, giao hàng, trách nhiệm đổi trả và xử lý vấn đề phát sinh.

3. TOP 4 nguồn tìm nhà phân phối hàng tạp hóa phổ biến nhất

3.1. Công cụ tìm kiếm trực tuyến

Với các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, bạn có thể sử dụng các từ khóa như “nhà phân phối hàng tạp hóa”, “nhà phân phối sỉ”, “nhà phân phối hàng tiêu dùng”… Trên mạng xã hội, bạn có thể tham gia các hội nhóm Facebook như “Chợ đầu mối tạp hóa toàn quốc”, Nhóm phân phối hàng tiêu dùng” để tìm kiếm nguồn hàng và chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh.

Ngoài ra, sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki là nơi có nhiều nhà bán buôn bán sỉ. Bạn có thể tìm kiếm với các từ khóa mặt hàng + giá buôn/giá sỉ như giấy vệ sinh giá sỉ, bột giặt giá sỉ… Nên đọc feedback của khách hàng để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp trên các sàn TMĐT.

3.2. Hội chợ thương mại 

Các hội chợ thương mại thường quy tụ nhiều doanh nghiệp từ các ngành hàng khác nhau giúp bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Một số hội chợ thương mại nổi bật mà bạn có thể tham khảo như:

  • Global Sourcing Fair Việt Nam: Đây là một trong những triển lãm lớn, kết nối các nhà cung cấp từ Việt Nam và châu Á với các nhà mua hàng quốc tế.
  • Hội chợ triển lãm quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo): Sự kiện này thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước mang đến cơ hội tìm kiếm các nhà cung cấp đa dạng.
  • Hội chợ thương mại quốc tế TP.HCM (HCMC International Trade Fair): Đây là nơi tập trung nhiều nhà cung cấp trong các lĩnh vực khác nhau, từ hàng tiêu dùng đến công nghiệp.

Tham gia các hội chợ này không chỉ giúp bạn tìm kiếm nhà cung cấp mà còn mở rộng mạng lưới kinh doanh và cập nhật xu hướng thị trường. Bạn có thể tìm thêm thông tin về các hội chợ này trên các trang web chính thức hoặc qua các kênh thông tin thương mại.

3.3. Nhà sản xuất và đại lý chính hãng của thương hiệu

Các công ty lớn như Unilever, P&G, Vinamilk, Coca Cola thường có các đại lý phân phối chính thức. Bạn có thể tìm thông tin liên hệ trên trang web của họ hoặc qua các kênh hỗ trợ khách hàng.

Với kinh nghiệm tìm kiếm nhà phân phối mặt hàng tạp hóa, một số brand lớn sẽ có nhân viên thị trường đến tận nơi chào bán (tới tận cửa hàng của bạn), bạn có thể dùng thử và nhập với số lượng ít để bán thử.

3.4. Tìm nhà phân phối hàng tạp hóa ở chợ đầu mối 

Tìm kiếm nhà cung cấp hàng tạp hóa tại các chợ đầu mối là cách phổ biến giúp bạn có nguồn hàng đa dạng và giá cả cạnh tranh. Từ các sản phẩm đóng gói có thương hiệu như gia vị, hàng tiêu dùng đến các thực phẩm khô như miến, măng,… hoàn toàn tìm được nguồn hàng tốt.

Dưới đây là một số địa chỉ chợ đầu mối nhập hàng tạp hóa giá sỉ từ Bắc vào Nam:

  • Chợ Đồng Xuân (Hà Nội): Chợ đầu mối lớn nhất ở miền Bắc chuyên cung cấp các mặt hàng tạp hóa, quần áo, đồ gia dụng. Xem thêm Kinh nghiệm lấy hàng giá sỉ ở chợ Đồng Xuân.
  • Chợ Hàng Buồm (Hà Nội): Nổi tiếng với mặt hàng bánh kẹo, thức ăn nhanh và đồ uống giải khát.
  • Chợ Thủ Đức (TP.HCM): Chợ đầu mối lớn nhất ở miền Nam cung cấp đa dạng các loại hàng hóa từ thực phẩm đến đồ gia dụng.
  • Chợ Tân Bình (TP.HCM): Chuyên cung cấp các mặt hàng may mặc và tạp hóa giá sỉ.
  • Chợ Bình Điền (TP.HCM): Nổi tiếng với các mặt hàng nông sản, thực phẩm giá sỉ.

Khi đến các chợ đầu mối, bạn nên dạo quanh nhiều cửa hàng để so sánh giá cả và chất lượng hàng hóa. Đừng quên thương thảo về các chính sách đổi trả hàng hóa nếu có lỗi hoặc hết hạn sử dụng.

>> Đừng bỏ qua: Cách tìm nguồn hàng sỉ tạp hóa giá rẻ, uy tín cho người mới kinh doanh 

4. Quy trình làm việc với nhà phân phối hàng tạp hóa 

Khi nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp, sẽ có một vài vấn đề thường xảy ra trong quá trình làm việc có thể gây nhầm lẫn như nhầm đơn hàng của nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác, ghi sai mã hàng, số lượng nhập hay đơn giá, tính sai công nợ (số tiền đã trả và còn nợ nhà cung cấp)…

Để tình trạng trên không xảy ra, giữa cửa hàng tạp hóa và NPP cần có quy trình làm việc chuyên nghiệp, tham khảo quy trình sau:

Quy trình làm việc với nhà cung cấp tạp hóa
Quy trình làm việc với nhà cung cấp tạp hóa

*Lưu ý tips hạn chế tình trạng nhầm lẫn, sai sót khi nhập hàng tạp hóa: 

  • Ghi rõ thông tin từng nhà cung cấp, những mặt hàng nào nhập từ nhà cung cấp đó để khi sản phẩm xảy ra vấn đề sẽ biết tìm đầu mối để đổi trả
  • Lưu lại hóa đơn, lịch sử mỗi lần nhập hàng và thanh toán
  • Với các mặt hàng có hạn sử dụng, cần lưu ý với nhà phân phối cung cấp những sản phẩm mới sản xuất, date dài (thời hạn sử dụng dài)
  • Quản lý công nợ của từng nhà cung cấp chính xác, rõ ràng, xác nhận lại với nhà phân phối sau mỗi đợt thanh toán

Nếu gặp phải những khó khăn khi thực hiện những công việc trên, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên.


5. Kinh nghiệm tìm nhà phân phối hàng tạp hóa uy tín

Lấy thông tin báo giá từ tối thiểu 5 nhà cung cấp chính là cách để bạn nhập được nguồn hàng với mức giá tốt nhất cho mỗi loại sản phẩm. Một nhà phân phối có thể cung cấp nhiều mặt hàng, có người bán mặt hàng này rẻ, mặt hàng kia đắt. Tuy nhiên, sau khi khảo giá bạn sẽ có bảng giá cụ thể cho mỗi loại sản phẩm, từ đó cân nhắc nên lựa chọn nhập từ ai để có hoa hồng cao nhất.

Thông thường, cửa hàng tạp hóa thường chia thành đại lý cấp 1, cấp 2 hay cấp 3… Nếu quy mô lớn, bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ công ty sản xuất với số lượng lớn. Nếu không, bạn có thể nhập lại từ các đại lý cấp 1, hoặc từ nhân viên thị trường của các nhãn hàng phụ trách các khu vực. Với cách kể trên, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được hàng chục triệu đồng mỗi năm nếu tìm được nhà phân phối cung cấp mức giá tốt.

Việc xác định không hề khó, bởi bạn có rất nhiều cách có thể kiểm chứng đâu là mặt hàng được khách mua nhiều. Ghé thăm một cửa hàng khác, chọn 1 vài mặt hàng và hỏi chủ quán đâu là mặt hàng được mua nhiều nhất trong các thương hiệu, cái nào dùng tốt, họ sẽ trả lời bạn. Hay đơn giản, để ý những người xung quanh mình, họ thường sử dụng các mặt hàng tiêu dùng từ nhãn hiệu nào, thương hiệu nào phổ biến hơn.

Từ việc xác định được mặt hàng được khách hàng yêu thích, hãy tìm kiếm nhà phân phối nguồn hàng đó. Mỗi mặt hàng nên chọn nhập từ 2 đến 3, 4 thương hiệu khác nhau để khách hàng có sự lựa chọn. Tất nhiên, bạn không thể mong muốn cửa hàng mình có đầy đủ sản phẩm từ các thương hiệu nếu chỉ với quy mô là 1 cửa hàng tạp hóa. Chủ shop khôn ngoan thường chỉ nhập vài thương hiệu phổ biến nhất, một về chất lượng, một về giá bán.

6. Tạm kết

Tìm nhà phân phối hàng uy tín là một bước quan trọng để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững trong kinh doanh tạp hóa. Hy vọng với những kinh nghiệm trên của MISA eShop sẽ giúp bạn lựa chọn được NPP phù hợp. Hãy luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm và thương thảo điều khoản hợp đồng rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

Bài viết liên quan
Xem tất cả