Bán hàng online đa kênh là hình thức kinh doanh phổ biến để gia tăng doanh thu và độ phủ của thương hiệu. Trong khi Facebook ngày càng siết chặt việc kinh doanh hơn thì các nhà bán lẻ mở các gian hàng trên các sàn thương thương mại điện tử. Để đạt được hiệu quả cao nhất nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki?
Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm bán hàng online từ A-Z cho người mới bắt đầu
>> Bán hàng online nhập hàng ở đâu để hút khách ầm ầm
1. Bán hàng online Shopee
Shopee là sàn thương mại điện tử dưới sự chủ quản của tập đoàn SEA. Hiện nay, được phát triển tại 7 quốc gia khác nhau: Đài Loan, Philipines, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam. Người mua và người bán có thể trao đổi về sản phẩm cũng như giá bán. Shopee sẽ chịu trách nhiệm về hợp đồng mua bán và vận chuyển sản phẩm.
Năm 2018, Shopee Việt Nam được bình chọn là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất (theo kết quả nghiên cứu thị trường của Q&Me 2018). Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động trên Shopee Mall như Samsung, Comet, L’oreal Paris, Enfa, Downy, Xiaomi, Lock&Lock và Johnson & Johnson.
Shopee, Tiki, Lazada là 3 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam (Theo: iPrice)
1.1. Ưu điểm
* Mở gian hàng trên Shopee hoàn toàn miễn phí
Cách thức đăng ký bán hàng cũng rất nhanh chóng. Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp thị sản phẩm trên Tiki chỉ cần số điện thoại, chứng minh thư nhân dân và tài khoản ngân hàng.
* Tiếp cận với lượng khách hàng lớn
Theo iPrice Shopee có hơn 38 triệu lượt truy cập/tháng. Đây là con số khách hàng mà bất cứ nhà bán lẻ nào cũng muốn chinh phục. Mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng hơn, gia tăng doanh thu.
* Shopee hỗ trợ vận chuyển
Nhà bán chỉ cần đăng sản phẩm, người mua đặt hàng và chọn hình thức vận chuyển thanh toán. Shopee sẽ đến lấy hàng và giao cho người mua.
* Thường xuyên tổ chức chương trình kích cầu mua sắm
Shopee liên tục tặng mã giảm giá và mã giao hàng miễn phí cho người dùng. Với một thị trường “mê” mã giảm giá và miễn phí giao hàng như Việt Nam, chiến lược đã phát huy hiệu quả. Mỗi ngày Shopee có hàng chục kênh marketing miễn phí cho các shop tham gia để tăng khả năng bán hàng.
1.2. Hạn chế
Shopee không quy định chặt chẽ về việc đăng ký, bất cứ ai cũng có thể sở hữu gian hàng online. Do vậy, chất lượng hàng hóa chưa được đảm bảo 100%. Vẫn có tình trạng hàng giả, hàng nhái, chất lượng không như miêu tả gây thất vọng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Shopee trực tiếp thu phí trên mỗi đơn hàng thành công. Đơn hàng thanh toán COD và thẻ ATM nội địa thì mức phí là 1%, thanh toán bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ thì mức phí là 2%.
Nhà bán lẻ thời trang nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee
>> Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee
>> Tải miễn phí tài liệu TĂNG GẤP 3 DOANH SỐ KINH DOANH ONLINE TẠI ĐÂY
2. Bán hàng online trên Lazada
Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba xuất hiện ở Việt Nam năm 2011 và không ngừng phát triển. Sàn thương mại điện tử ngày cung cấp sản phẩm của 16 ngành hàng khác nhau như nội thất, đồ công nghệ, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…
2.1. Ưu điểm
* Tiếp cận với lượng khách hàng lớn
Với hơn 100 triệu lượt truy cập/tháng, bán hàng trên Lazada đem lại cho nhà bán lẻ cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn.
* Đăng ký mở gian hàng miễn phí
Đối với cá nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân. Còn đối với doanh nghiệp thì cần cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy trình đăng ký chỉ gồm 3 bước đơn giản: cung cấp thông tin, tham gia khóa học dành cho người mới và làm bài kiểm tra, đăng tải sản phẩm.
* Sự hỗ trợ của Seller Center
Bạn có thể đăng tải số lượng sản phẩm không giới hạn lên Seller Center qua việc đăng tải từng sản phẩm, đăng tải hàng loạt, cập nhật hình ảnh từ shop trên Instagram qua công cụ Instag-shop, sử dụng API để đồng bộ hệ thống…
* Tiết kiệm chi phí cho các hoạt động marketing
Lazada có các công cụ hỗ trợ và các chương trình khuyến mãi thường xuyên dành cho nhà bán hàng. Mục đích thu hút lượt truy cập gian hàng và tăng tỷ lệ mua hàng cho shop online của doanh nghiệp.
Thời trang, Mỹ phẩm, Thực phẩm… là những ngành hàng HOT nhất trên Lazada
2.2. Nhược điểm
Hai vấn đề lớn nhất của Lazada là nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng không nhưu mong muốn.
Lazada đang nỗ lực củng cố uy tín bằng cách ký nhiều hợp tác với các thương hiệu lớn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, thời trang, mỹ phẩm… nhằm gia tăng sự hiện diện của hàng chính hãng. Hàng loạt thương hiệu như Realme, Lock&Lock, Bosch hay Friesland Campina Việt Nam… mở các gian hàng chính hãng của Estée Lauder hay Sulwhasoo…
Bên cạnh đó, hợp tác với nhiều nhà vận chuyển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng của khách hàng.
>> 10 nguyên tắc bán hàng trên Lazada áp dụng cho shop thời trang
>> OCM đã kết nối Lazada, bao la tiện ích cho chủ shop
3. Bán hàng online trên Tiki
Tiki với định hướng ban đầu là nhà sách trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Qua 9 năm phát triển, đã trở thành sàn thương mại điện tử uy tín cung cấp sản phẩm thuộc 15 ngành hàng phổ biến. Tiki cũng được rót vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư rất mạnh về hệ thống kho bãi, webiste. Mục đích đem đến những trải nghiệm mua – bán tốt nhất cho người dùng.
3.1. Ưu điểm
* Sàn thương mại điện tử uy tín
Tiki là sàn thương mại uy tín tập trung hơn 5.000 thương hiệu nổi tiếng. Với hơn 40 triệu lượt truy cập/tháng. Bán hàng trên Tiki vừa tăng sức mạnh thương hiệu, cơ hội tiếp cận với khách hàng và gia tăng doanh thu.
Với những quy định chặt chẽ trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, không hàng giả, hàng nhái. Đăng sản phẩm bán trên Tiki cũng là cách để khẳng định giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
* Đăng ký bán hàng trên Tiki không mất phí
Tiki hỗ trợ Nhà bán hàng mở gian hàng miễn phí và không thu phí duy trì gian hàng.
* Tập khách hàng ổn định
Tiki tập trung 15 ngành hàng cơ bản với hơn 40 nghìn lượt truy cập hàng tháng. Theo khảo sát khách hàng, mức độ hài lòng của họ khi mua hàng trên Tiki cũng rất cao (đạt 94%).
* Tỷ lệ đổi trả thấp
Tiki thiết lập được quy trình bài bản kiểm soát chuỗi cung ứng từ quản lý kho, hậu cần, vận chuyển đến chăm sóc khách hàng. Tỷ lệ hủy đơn hàng <1% thấp nhất trên thị trường.
* Đóng gói và giao hàng nhanh chóng
Tiki là sàn thương mại điện tử đứng đầu về cuộc chiến tốc độ giao hàng. Với dịch vụ giao hàng Tiki Now cam kết nhận hàng chỉ trong vài giờ. Tiki cũng là đơn vị đầu tiên trực tiếp vận hành đơn hàng cũng như xử lý các vấn đề chăm sóc hậu mãi.
* Hệ thống hỗ trợ nhiệt tình
Khi mở gian hàng trên Tiki, nhà bán hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ Google Ads, Facebook Ads, Ads Word,… hoàn toàn miễn phí. Và sẽ được hỗ trợ đăng tải sản phẩm lên sàn trong vòng 3 tháng đầu.
3.2. Nhược điểm
Điều kiện mở gian hàng
Yêu cầu có giấy phép đăng kí kinh doanh và có mã số thuế vẫn còn hoạt động. Do vậy nếu cá nhân kinh doanh riêng lẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia giới thiệu sản phẩm trên Tiki
Khá nhiều các loại phí
- Phí thanh toán: 1% giá trị đơn hàng (Miễn phí trong 2 năm đầu tiên)
- Phí chiết khấu theo ngành hàng: 2~8% tuỳ thuộc vào ngành hàng và sản phẩm mình muốn bán
- Phí cố định (Xử lí đơn hàng, vận hành…): 5.000đ ~ 10.000đ/1 đơn hàng
- Phí lấy hàng: Hàng cỡ vừa và nhỏ: 5.000đ. Hàng lớn cồng kềnh: 20.000đ
>> Bán hàng trên Tiki cần những thủ tục gì?
>> Hướng dẫn tạo sản phẩm trên Tiki
Mỗi sàn thương mại điện tử có những lợi thế và hạn chế riêng. Do vậy nhà bán hàng cân nhắc nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki dựa trên sản phẩm, nhân lực, nguồn vốn của cửa hàng. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh quản lý toàn diện các gian hàng online trên Facebook, sàn TMĐT, website đặt hàng trên cùng một hệ thống: