Những tình trạng thường gặp khi bán hàng trên nhiều kênh

753
thay đổi logo

Giải pháp bán hàng đa kênh (Omnichannel) giúp cửa hàng của bạn tiết giảm chi phí, giao nhận nhanh hơn và tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Tuy nhiên, bán hàng đa kênh cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho chủ cửa hàng. Cùng tìm hiểu những tình trạng thường gặp khi bán hàng trên nhiều kênh.

Đọc thêm:
>> Bán hàng đa kênh là gì? Phần mềm bán hàng đa kênh chuyên nghiệp
>> Làm giàu không khó khi bán hàng trên 5 kênh online hot nhất

1. Dàn trải quá nhiều kênh bán hàng

Đây là sai làm thường gặp ở nhiều người mới bắt đầu kinh doanh. Với tham vọng, đưa sản phẩm tiếp thị trên nhiều kênh thì cơ hội tiếp cận khách hàng và tỷ lệ phát sinh đơn hàng sẽ cao. Bạn không ngại ngần lập fanpage, website, mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki…).

Tuy nhiên, vội vã chạy theo xu hướng trong khi chưa cân nhắc quy mô kinh doanh, nguồn lực vốn thì đây không phải là giải pháp hay. Đặc biệt, mỗi kênh bán hàng cần có sự đầu tư nghiêm túc về nội dung, chiến dịch marketing bán hàng. Không phải cứ đăng sản phẩm là sẽ có khách. Vô tình chính bạn tự trói mình trong các kênh bán hàng, tốn thời gian mà không ra đơn hàng.

kênh bán hàng online

Bán hàng đa kênh đem lại lợi nhuận cao cho bán hàng online 

2. Không đồng nhất đặc điểm nhận diện thương hiệu

Chiến lược bán lẻ đa kênh chỉ có hiệu quả khi các đặc điểm nhận diện đồng nhất. Tuy nhiên, nhiều shop không đồng nhất cách thức quảng bá sản phẩm, cách bài trí, hình ảnh và phông chữ ở các kênh giao dịch. Ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng cũng như vô hình chung đánh mất đi lượng khách quen. Bởi khách hàng khi mua ở những kênh khác nhau offline hay online sẽ không nhận ra thương hiệu của shop bạn.

3. Mâu thuẫn thông tin sản phẩm trên các kênh bán hàng

Quản lý 2 kênh còn dễ nhưng 3,4 kênh trở nên rất dễ rơi vào tình trạng không kiểm soát được thông tin sản phẩm. Các nội dung như chủng loại, giá cả, kích thước không thống nhất ở các kênh. Hoặc đơn cử khi sản phẩm được khuyến mãi tại cửa hàng nhưng các kênh trực tuyến (online) lại chưa cập nhật được. Điều này tạo ấn tượng không tốt cho khách hàng.

Theo khảo sát, 46% nhân viên bán hàng đã từng tư vấn sản phẩm đã hết cho khách hàng. Ví dụ, khách hàng inbox trên page hỏi về sản phẩm. Nhân viên tư vấn nhưng lại không biết chính xác tình trạng của sản phẩm. Đến khi khách hàng chốt đơn, nhân viên rà soát lại kho thì phát hiện ra hết hàng. Như vậy vừa tốn thời gian, vừa mất lòng khách, hiệu quả kinh doanh giảm sút.

không thống nhất giữa các kênh bán hàng

Các chương trình khuyến mãi không đồng nhất trên các kênh bán hàng đem lại trải nghiệm mua sắm không tốt cho khách hàng

4. Không xác định được tình trạng tồn kho của sản phẩm

72% doanh nghiệp cung cấp số liệu tồn kho của sản phẩm không rõ ràng, khó kiểm soát. Khi bán hàng, các chủ shop không có giải pháp khoa học để kiểm soát số tồn kho thường xuyên ở các kênh. Thường bạn sẽ chia số lượng tồn kho của một sản phẩm theo các kênh khác nhau. Dẫn đến tình trạng khó nắm được tình hình bao quát, không biết được sản phẩm nào đang bán chạy để nhập tiếp, sản phẩm nào đang tồn kho để có chương trình khuyến mãi phù hợp.

>> Những lưu ý khi chọn mua phần mềm quản lý bán hàng bằng mã vạch
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng hiệu quả giúp tăng doanh số

5. Quy trình xử lý đơn hàng không linh hoạt

Xuất phát từ hành trình mua hàng của khách hàng. Họ có mong muốn được mua – nhận hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể mua hàng online giao tận nhà, mua online nhận tại cửa hàng… Do vậy, nếu không có quy trình xử lý đơn hàng nhanh chóng sẽ không đảm bảo được tốc độ giao hàng. Hầu hết khách hàng luôn muốn nhận được sản phẩm nhanh nhất, trong ngày hoặc 24h là tốt nhất.

6. Quy trình đổi trả hàng hóa

Việc xử lý đổi trả hàng luôn là vấn đề đau đầu cần phải cân nhắc kỹ càng khi triển khai bán hàng đa kênh. Nhiều shop không cho phép khách hàng đổi trả hàng ở nhiều nơi, nhiều kênh. Điều này gây ra sự phiền toái, tạo ấn tượng không tốt về dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nếu shop bạn có quy trình quản lý sản phẩm, kho hiệu quả thì khi đặt online khách hàng có thể đổi trả sản phẩm ngay tại cửa hàng hoặc bất cứ kênh nào họ muốn. Đã qua cái thời kinh doanh, cứ có sản phẩm là sẽ có khách. Kinh doanh nên đặt khách hàng làm trung tâm để phục vụ. Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, cửa hàng nào có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, cửa hàng đó có cơ hội thành công.

đổi trả hàng hóa

Nên có quy trình đổi trả hàng hóa linh hoạt giữa các kênh bán hàng online và offline

7. Yếu tố then chốt để bán hàng đa kênh thành công

Hãy luôn nhớ, khách hàng là trung tâm. Các shop nên tập trung vào hành vi của khách hàng. Mỗi trải nghiệm trên từng kênh bán hàng của shop với khách hàng góp phần xây dựng thương hiệu.

Hubspot Flywheel

Khách hàng là trung tâm của các hoạt động chính trong kinh doanh

Triển khai bán hàng đa kênh không tránh khỏi được những khó khăn và thử thách. Nhưng nếu bạn có sản phẩm tốt, hiểu khách hàng, liên kết những hoạt động xung quanh hành vi mua hàng của họ bạn sẽ tạo ra được một trải nghiệm nhất quán ở khắp các kênh, tăng doanh số kinh doanh.

Đăng ký 15 ngày dùng thử MIỄN PHÍ nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop tại đây: 

Bài viết liên quan
Xem tất cả