Top các mỏ đá quý được phát hiện và khai thác tại Việt Nam

2652

Việt Nam có nhiều mỏ đá quý do địa chất phong phú và đa dạng là môi trường lý tưởng để tạo ra các loại khoáng sản quý hiếm. Ngoài ra, nước ta cũng nằm trong vùng có lịch sử địa chất phức tạp giúp hình thành và tích lũy hàng tỷ năm trước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và khám phá các mỏ đá quý tại Việt Nam. Dưới đây là bản đồ đá quý Việt Nam:

Bản đồ đá quý Việt Nam

Đá quý Việt Nam được phát hiện đầu tiên vào những năm 1980 với ruby, sapphire tại mỏ Lục Yên. Tiếp theo là việc phát hiện mỏ Ruby ở Quỳ Châu, Nghệ An vào những năm 1990 và một loạt các điểm mỏ Saphire liên quan với basalt miền Nam Việt Nam. Cùng MISA eShop khám phá những mỏ đá quý được phát hiện và khai thác tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.

1. Các loại đá quý nhóm I: Ruby, Saphire, Kim cương, Emerald

1.1. Mỏ Ruby ở Yên Bái

Nổi tiếng với các hòn ruby chất lượng cao, Yên Bái được coi là một trong những địa điểm khai thác ruby hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó có mỏ Tân Hương từng khai thác được 1 viên Ruby có trọng lượng kỷ lục 2.6kg, được coi là báu vật quốc gia. Một mảnh vỡ nhỏ của viên này nặng 290cts được bán đấu giá năm 1999 với giá 290.00USD. Lục Yên cũng là mỏ đá quý nổi tiếng ở yên Bái với những hoạt động khai thác vẫn đang tiếp tục.

Mỏ đá quý ruby Lục Yên - Yên Bái

1.2. Mỏ Ruby Quỳ Châu – Nghệ An

Mỏ Ruby Quỳ Châu được phát hiện vào cuối những năm 1980. Thời gian đầu, việc khai thác trái phép rất phổ biến và diễn ra một cách ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của trung ương và địa phương. Một số mỏ ở khu Quỳ Châu nổi tiếng như mỏ đồi Tỷ, mỏ đồi Triệu.

Về mặt chất lượng, ruby Quỳ Châu thuộc vào loại đẹp trên thế giới. Màu đẹp, độ bão hòa màu và độ tinh khiết cao, tương đương với ruby mỏ Mogok của Myanmar.

Mỏ Ruby Quỳ Châu - Nghệ An

1.3. Mỏ sapphire khu vực miền Nam Việt Nam

Đặc điểm của sapphire trong bazan miền Nam Việt Nam thường có dạng lăng trụ tháp/lăng trụ tháp cụt lục phương, phổ biến dạng mảnh vỡ hoặc dạng hạt. Các mỏ sapphire được phát hiện rộng rãi tại các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai.

Tại các điểm Ngọc Yêu, Đá Bàn, Đăk Nông thường gặp những tinh thể corundum có kích thước lớn, đường kính nhiều khi đến 30 – 40mm. Màu sắc đặc trưng là màu lam đậm nhiều khi tới đen, một số màu khác cũng hay gặp như lục, lục lam hoặc lam lục, lục vàng, vàng. Về độ tinh khiết có thể gặp từ trong suốt đến đục, tỷ lệ loại trong suốt thường thấp khoảng 10 – 15%.

Ngoài ra, tại các khu vực EaHleo, Đơn Dương, Vân Hòa đôi khi cũng phát hiện được các hạt ruby có kích thước nhỏ, màu đỏ hồng, hồng hoặc đỏ cam. Tuy nhiên, do kích thước hạt bé nên không thích hợp để làm đồ trang sức.

Hiện nay, việc khai thác sapphire diễn ra một số khu vực nhất định tại khu vực mỏ Đá Bàn (Bình Thuận), Trường Xuân (Đăk Nông), Di Linh (Lâm Đồng). Lượng sapphire khai thác không nhiều và chủ yếu vẫn là loại chất lượng thấp. Sản phẩm khai thác được thường bán cho mục đích sản xuất tranh đá quý hoặc bán cho các thương nhân Thái Lan để xử lý nhiệt.

mỏ sapphire Ngọc Yêu

1.3. Kim cương

Cho đến nay chưa phát hiện được kim cương trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên theo các kết quả khảo sát địa chất cho thấy các tiền đề về địa chất tịa vùng Tây Bắc Việt Nam và một số tỉnh Tây Nguyên.

Một số mỏ kim cương lớn nhất trên thế giới:

  • Jwaneng, Botswana – 11,5 triệu carat (số liệu năm 2009): Mỏ này ở miền bắc châu Phi thuộc sở hữu của Công ty Debswana, bắt đầu hoạt động từ năm 1982.
  • Argryle, Austrakia – 9,8 triệu carat (số liệu năm 2010): Mỏ này nằm ở phí tây bắc Australia và được sở hữu, điều hành bởi Rio Tino.
  • Orapa, Botswana – 9,53 triệu carat (số liệu năm 2010): Mỏ này cũng thuộc sở hữu của Công ty Debswana.

Mỏ kim cương

1.4. Emerald

Cũng giống như kim cương, cho đến nay emerald vẫn chưa được phát hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các nhà địa chất học thì các thành tạo và cấu trúc địa chất tại một số khu vực thuộc Ba Bể – Bắc Kan và Mỏ Ngọt – Vĩnh Phúc cũng như một số khu vực tại tỉnh Hà Giang giáp với biên giới Trung Quốc có triển vọng với loại đá quý này.

Ở Việt Nam có mỏ Emerald không

2. Các loại đá quý nhóm II: Beryl, Tourmaline, Spinel, Aquamarine, Zircon

2.1. Beryl và Aquamarine

Các phát hiện aquamarine và topaz đầu tiên ở Việt Nam tại Thường Xuân, Thanh Hóa vào năm 1985 trong quá trình lập bản đồ địa chất khu vực Bắc Trung Bộ của Liên đoàn địa chất IV.

Aquamarine phân bố trong các đại mạch pegmatit có chiều dài hàng trăm mét và chiều rộng từ 0,40 đến 5,0m. Các khoáng vật đi kèm bao gồm thạch anh, feldspar kali, plagioclase, muscovite biotite.

Aquamarine ở đây thường có dạng tinh thể lăng trụ sáu phương, màu xanh nước biển nhạt đến xanh da trời, trong suốt. Kích thước tinh thể thường có chiều dài từ 5 – 20cm, đường kính từ 1 – 6cm.

Hiện nay, Auqamarine vẫn được khai thác nhiều nơi, rải rác tại khu vực xã Xuân Lẹ. Sản phẩm khai thác được thường được các nhà buôn từ Sài Gòn hoặc Nghệ An mua gom lại để bán cho khách hàng Trung Quốc.

Mỏ Beryl và Aquamarine

2.2. Topaz

Topaz được tìm thấy trong pagmatit ở Thạch Khoán – Vĩnh Phúc, Xuân Lẹ – Thanh Hóa, Bảo Lộc – Lâm Đồng. Theo tài liệu của các nhà địa chất năm 1995, trữ lượng topaz tại mỏ Xuân Lẹ ước chừng khoảng 41,53 tấn.

Topaz thường có kích thước khá lớn, bị rạn nứt mạnh do quá trình vận chuyển trong sa khoáng. Màu sắc thường là không màu, đôi khi gặp màu vàng khá nhạt thích hợp cho việc sản xuất hàng trang sức.

Mỏ đá Topaz

2.3. Tourmaline

Các kết quả khảo sát địa chất đã phát hiện được các thân pegmatit chứa tourmaline tại Lục Yên – Yên Bái. Tuy nhiên, tourmaline có giá trị trang sức lại được khai thác chủ yếu trong sa khoáng, còn bản thân tourmaline phát triển cùng với thạch anh và đôi khi là topaz trong các thân mạch pegmatit lại có chất lượng ngọc rất thấp chỉ thích hợp cho mẫu sưu tập.

Năm 2008, một loạt các phát hiện tourmaline tại Bắc Kạn. Tuormaline ở đây thường có màu hồng nhạt, lục nhạt và đen. Nhiều khi cũng gặp các tinh thể có tính phân đối màu giống tourmaline Lục Yên. Độ suốt thường từ bán trong tới đục và cũng không thích hợp cho việc mài facet.

Đá Tourmaline

2.4. Spinel

Spinel chất lượng ngọc được khai thác cùng với sa khoáng ruby và sapphire tại Lục Yên, Tân Hương, Yên Bái và Quỳ Châu, Nghệ An. Tại Tân Hương và Quỳ Châu thường gặp spinel có màu đỏ, hồng đỏ tới hồng, độ trong suốt cao kích thước tinh thể khá lớn và rất thích hợp cho việc làm hàng trang sức.

Trong các sa khoáng tại Lục Yên cũng gặp loại spinel có màu đỏ và hồng đỏ. Tuy nhiên, nhiều khi ta cũng gặp loại spinel có màu đỏ phớt nâu hoặc màu lam, dễ nhầm với sapphire.

Đá Spinel

2.5. Zircon

Zircon thường được sử dụng để chế tạo trang sức và đồ trang trí. Tại Việt Nam, zircon được khai thác ở Kon Tum, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận. Về màu sắc, zircon có thể không màu, nâu nhạt, đỏ nâu, cam nhạt hoặc đôi khi là màu vàng nhạt. Kích thước tinh thể thường gặp từ 0,2cm – 1,5cm.

Đá Zircon

2.6. Peridot

Peridot được khai thác chủ yếu tại hai mỏ Hàm Rồng, Biển Hồ – Gia Lai. Chúng thường có màu lục olive tới màu lục vàng với nhiều kích thước tinh thể nhiều khi lên tới 2x4x4cm.

Trong sa khoáng peridot thường có độ rạn nứt cao, tỷ lệ sử dụng để sản xuất hàng trang sức khoảng 15 – 20%. Số còn lại thường có kích thước nhỏ hoặc rạn nứt mạnh thích hợp cho sản xuất tranh đá quý.

Đá Peridot thiên nhiên

2.7. Thạch anh, Opal, Canxedon

Các biến thể thuộc nhóm thạch anh được phát hiện tại nhiều nơi, nhưng chủ yếu là liên quan tới các trường pegmatit lớn. Thạch anh pha lê và thạc anh ám khói được khai thác nhiều tại Xuân Lẹ – Thanh Hóa, Thạch Khoán – Vĩnh Phúc, Kỳ Sơn – Nghệ An.

Thạch anh tím Amethyst có tại Đơn Dương và Gia Lai nhưng có kích thước nhỏ, màu nhạt. Thạch anh ám khỏi Morion/Smoky quartz ở Tân Lộc – Lâm Đồng. Thạch anh hồng được khai thác nhiều tại Đà Nẵng và một số tỉnh Tây Nguyên.

Opal, Canxedon được khai thác nhiều tại một số tỉnh Tây Nguyên như Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum. Tỷ lệ opal thường rất ít và có màu không đẹp, độ trong suốt không cao. Canxedon gặp nhiều hơn và có các màu khác nhau: trắng đục, nâu, vàng, lục xám, đỏ… và các dải màu xen kẽ khác nhau.

Đá thạch anh

2.8. Ngọc trai

Việt Nam có vùng biển dài thích hợp cho việc nuôi cấy ngọc trai. Hiện nay, ngọc trai được nuôi cấy chủ yếu tại Hạ Long – Quảng Ninh, Cát Bà – Hải Phòng, Nha Trang – Khánh Hòa, Phú Quốc – Kiên Giang.

Về màu sắc, ngọc trai nuôi cấy tại các vùng biển của Việt Nam thường có màu trắng, vàng nhạt. Một số nơi tại Phú Quốc cho ngọc trai đen.

Ngọc trai Phú Quốc

3. Tạm kết

Nắm được thông tin về các mỏ đá quý này sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý có thể chọn lựa nguồn cung ổn định và chất lượng. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng và giá cả trên thị trường đá quý. Chúc doanh nghiệp kinh doanh thành công!

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả