Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam trong bối cảnh...

Xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam trong bối cảnh mùa dịch

95
Xu hướng bán lẻ đa kênh

Dưới tác động của dịch Covid, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể. Không chỉ tập trung tiêu dùng cho những mặt hàng thiết yếu mà họ còn hướng đến sự an toàn và tiết kiệm chi tiêu. Và đây chính là lúc xu hướng bán hàng đa kênh lên ngôi trong thị trường bán lẻ.

1. Bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là một mô hình tiếp thị của ngành bán lẻ. Nó giúp người mua có nhiều cơ hội tìm hiểu sản phẩm và mua sắm bằng nhiều cách khác nhau.

Người tiêu dùng có thể mua trực tiếp tại cửa hàng theo phương thức truyền thống, qua Website của cửa hàng, mua trên Facebook, Instagram, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, TiKi, Lazada hoặc mua qua các diễn đàn…

Bán hàng đa kênh Omnichannel
Chiến lược Omnichannel khác biệt so với Multichannel

Có thể coi đây là phương pháp bán hàng lấy khách hàng làm trọng tâm, kết nối tất cả các kênh bán thành một mạng lưới thống nhất để phục vụ kinh doanh. Đồng thời nó đem lại cho khách hàng những trải nghiệm đồng nhất dù mua hàng bằng bất cứ hình thức nào.

Ngoài ra, bán hàng đa kênh còn giúp cho chủ cửa hàng quản lý công việc kinh doanh của mình một cách khoa học và tối ưu hơn.

>> Phát triển bán hàng đa kênh và cơ hội làm giàu cho mọi người

2. Xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam

Xu hướng bán hàng đa kênh đã bùng nổ khi các phương tiện truyền thông phát triển, các kênh bán hàng trở nên đa dạng và thuận tiện hơn. Tất cả đã làm thay đổi cách thức mua hàng thông thường của người tiêu dùng.

Trong một khảo sát thống kê, có tới 97% cửa hàng đang thực hiện bán hàng từ 2 kênh trở lên. Phổ biến nhất hiện nay là kinh doanh tại cửa hàng đồng thời lập gian hàng online trên mạng xã hội hoặc các sàn TMĐT.

Trong đó thì các sàn TMĐT được đánh giá cao và mang lại hiệu quả bán hàng tốt, một ví dụ như Shopee vẫn đạt đến gần 70 triệu lượt truy cập/tháng ngay cả trong mùa dịch

Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới và xếp thứ 6 trong chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu. Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam, doanh thu từ TMĐT ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/năm, thuộc nhóm phát triển nhanh trên thế giới.

Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế phân tích:

Xu hướng ngành TMĐT sẽ phát triển theo hướng gia tăng trải nghiệm, sự thuận tiện và thỏa mãn yêu cầu khi mua sắm.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thời gian giao hàng nhanh, thanh toán hạn chế dùng tiền mặt là những yếu tố then chốt giúp khách hàng  sử dụng mạng bán hàng đa kênh.

3. Vì sao bán hàng đa kênh lại trở thành xu hướng kinh doanh lên ngôi trong mùa dịch?

3.1. Người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm

Dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài, khiến người tiêu dùng buộc phải thay đổi những ưu tiên về nhu cầu cũng như thói quen mua sắm. Họ hạn chế tới các cửa hàng truyền thống và dần chuyển sang mua sắm trực tuyến. Người mua hàng giờ đây sẽ cân nhắc nhiều hơn về độ thiết yếu, giá cả, tình trạng sẵn có của sản phẩm cũng như sự thuận tiện, an toàn khi mua hàng.

thay đổi thói quen tiêu dùng

Theo kháo sát của Hiệp hội các nhà bán lẻ VN, 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau trong quá trình mua hàng và có tới 24 % nhà bán hàng đa kênh ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong dịch bệnh. Nhờ vậy 56% trong số họ đã có sự hồi phục, vượt mức doanh thu của thời điểm trước khi diễn ra COVID-19.

>> Phân tích thói quen của người tiêu dùng trong và sau mùa dịch

3.2. Các kênh bán hàng online phát triển mạnh mẽ

Trước thời điểm dịch, kênh mua sắm ưu tiên của hầu hết người dân là các chợ truyền thống, tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc trung tâm thương mại. Nhưng kê từ khi Covid-19 diễn ra, các kênh trực tuyến lại là sự lựa chọn hàng đầu. Một số dịch vụ đặt hàng trên điện thoại như qua hotline hoặc các ứng dụng bán hàng cũng phát triển

xu hướng bán hàng đa kênh

Bản thân người tiêu dùng đang tự thích ứng bằng cách đa dạng các kênh mua sắm như Facebook, Instagram, Shopee, Lazada,… và trên Website của các thương hiệu. Đơn vị bán lẻ phải nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi của nhóm khách hàng mục tiêu. Khai thác tối đa các kênh bán online, tận dụng các phương thức giao hàng và tăng cường tích hợp đa kênh.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế:

Để phân phối bán lẻ đa kênh, doanh nghiệp cần phải khiến mỗi kênh bán hàng thật thuận tiện cho người mua mà vẫn luôn có sự đồng nhất. Nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhận thức được việc chủ động thu thập, nghiên cứu dữ liệu khách hàng và triển khai bán hàng đa kênh.

Nhưng không phải ai cũng đạt được thành công bởi quá trình này là một con đường dài, đòi hỏi nhiều công sức, sự đầu tư cùng những công cụ hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp.

4. Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả

4.1. Những lợi ích và hạn chế khi phát triển xu hướng bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh không chỉ thu hút thêm nhiều khách hàng mới mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu cho cửa hàng, đồng thời cung cấp nguồn dữ liệu về hiệu quả ở nhiều kênh bán. Từ đó, chủ cửa hàng có thể tận dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý.

Tuy nhiên bên cạnh nhũng lợi ích, khi tham gia vào mô hình kinh doanh này các chủ shop cũng vướng phải không ít khó khăn. Do khó quản lý đồng thời nhiều kênh bán một lúc, các cửa hàng có nguy cơ cao bị thất thoát và rủi ro về tài chính hoặc nhân lực. Chính vì thế, một khi đã muốn bán hàng đa kênh thì đòi hỏi bạn phải thật sự nghiêm túc và nhiệt tình với nó.

4.2. Phần mềm bán hàng đa kênh MISA eShop – Giải pháp quản lý kinh doanh tốt nhất

Để hỗ trợ chủ cửa hàng trong việc phát triển và quản lý nhiều kênh bán hàng, các phần mềm bán hàng đa kênh đã ra đời. Một trong những phần mềm bán hàng đa kênh được đánh giá cao hiện nay chính là MISA eShop.

nền tảng bán hàng đa kênh

Hiện nay, phần mềm bán hàng đa kênh MISA eShop giúp cửa hàng tối ưu hoá hiệu quả bán hàng, từ việc lên đơn hàng, chọn nhà vận chuyển và gửi đi bán. Các đơn hàng từ nhiều kênh bán khác nhau được tự động cập nhật và đồng bộ về cùng một hệ thống

Những tính năng nổi bật của MISA eShop:

  • Tự động chốt đơn hàng trên Livestream Fanpage khi khách hàng comment theo cú pháp.
  • Tích hợp Chatbot, tự động trả lời khách hàng hay gửi tin nhắn hàng loạt cho KH cũ, tự động ẩn bình luận của khách hàng.
  • Quản lý không giới hạn số lượng fanpage.
  • Kết nối đa kênh với các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Zalo, Website.
  • Kết nối nhiều đơn vị vận chuyển: Giaohangnhanh, GHTK, VNPost, ViettelPost, Ahamove, J&TExpress…
  • Quản lý thông tin hàng hóa và tồn kho.
  • Quản lý đơn hàng và doanh số bán hàng trên cùng một hệ thống.

Để khách hàng dễ dàng trải nghiệm đầy đủ các tính năng của phần mềm, MISA eShop miễn phí cho khách hàng 15 ngày sử dụng

CTA>> 8 ưu điểm của nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về Xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam trong bối cảnh mùa dịch. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các chủ shop đã, đang hoặc sẽ có nhu cầu bán hàng đa kênh.

Ngoài ra để hỗ trợ các chủ giúp nhanh chóng khôi phục kinh doanh, phát triển và tối ưu các kênh bán hàng, côn ty cổ phần MISA tổ chức hội thảo online “TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ BÁN LẺ ĐA KÊNH” với sự tham gia của các diễn giả:

  • Mr.Cao Lê Ngọc Hiếu – Chuyên gia Marketing & bán hàng Shopee đến từ KTcity, training E-Com tại The Dariu Foundation Vietnam
  • Mr.Nguyễn Tiến Thành – Trưởng phòng kinh doanh Công ty CP MISA.

Khi tham dự chương trình bạn còn có cơ hội nhận được Voucher giảm giá khi mua các sản phẩm của MISA eShop 25% trong tháng 10