5 chiêu gian lận thường gặp của nhân viên bán hàng tại shop thời trang

3048
10 chiêu gian lận thường gặp của nhân viên bán hàng

Theo thống kê có những cửa hàng có thể thất thoát doanh thu lên tới 12% do không chặt chẽ trong việc kiểm soát chi phí, doanh thu, hàng hóa mỗi tháng. Trực tiếp tương tác với khách hàng trong quá trình phục vụ và cung ứng: thu tiền, trả hàng cho khách… Có lẽ đây là vị trí quan trọng tại các cửa hàng theo mô hình bán lẻ. Việc tiếp xúc thường xuyên với tiền và hàng hóa hàng ngày sẽ phát sinh khả năng nhân viên bán hàng gian lận, MISA eShop sẽ giúp bạn đọc vị 10 kiểu gian lận này để ngăn chặn trước khi xảy ra nhé!

Đọc thêm:
>> 5SHOP – Đột phá mới giúp kết nối cửa hàng với khách hàng gần nhau hơn
>> Nghệ thuật quản lý nhân viên để họ “kiếm tiền thay bạn?”

1. Trường hợp 1: Bán hàng không nhập thông tin và in hóa đơn

1.1. Hành vi

Khi khách hàng order nhân viên bán hàng gian lận không lưu thông tin trên phần mềm quản lý bán hàng và cũng không tin hóa đơn cho khách hàng. Một số khách hàng dễ tính thường chỉ nhận hàng và thanh toán tiền chứ không yêu cầu hóa đơn.

Hoặc một số trường hợp khác, khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng lúc, nhân viên thu ngân chỉ in hóa đơn với 1, 2 mặt hàng. Mặt hàng còn lại nhân viên cố tình không in nhưng vẫn tính tiền cho khách sản phẩm đó và báo với khách hàng in thiếu mã hàng.

Những trường hợp như vậy xảy ra không hiếm, nếu chủ cửa hàng dễ tính hoặc không sát sao với nhân viên và kiểm kho thường xuyên, tình trạng này có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

1.2. Thiệt hại

Hàng được bán ra nhưng tiền lại vào túi nhân viên và không có bất kì dữ liệu nào được lưu lại trên sổ sách, công cụ quản lý. Kết quả, chủ shop vừa mất tiền, vừa cho rằng hàng hóa bị thất thoát mà không kiểm soát được lý do.

 Bán hàng không nhập thông tin và in hóa đơn

Nhân viên gian lận là nỗi ám ảnh với chủ cửa hàng

2. Trường hợp 2: Tự ý tăng giá sản phẩm để ăn chênh lệch

2.1. Hành vi

Những cửa hàng không gắn giá, mã vạch lên sản phẩm rất dễ xảy ra tình trạng này. Nhân viên bán hàng cố tình đẩy giá sản phẩm cao hơn từ 10 đến 20 hoặc 30 ngàn đồng. Nhân viên bán hàng sẽ làm hóa đơn cho khách một kiểu và khi khách hàng đi khỏi họ sẽ nhập dữ liệu vào sổ cửa hàng một kiểu. Những khách hàng quen có lẽ là mục tiêu số một bởi họ tin tưởng cửa hàng và ít khi xem lại các hóa đơn mua hàng.

Những cửa hàng quản lý thủ công, không ghi rõ giá sản phẩm bằng tem, mã vạch trên sản phẩm thì tình trang nhân viên tự ý tăng giá cho khách càng dễ dàng và phổ biến hơn.

2.2. Thiệt hại

Khách hàng phải trả nhiều hơn so với thực tế giá thành mà họ phải chịu. Dẫn đến mất khách, mất uy tín cửa hàng. Khách hàng có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào, bởi đáng lẽ cửa hàng bạn đang đặt sản phẩm với mức giá cạnh tranh, sau khi nhân viên tăng giá, giá vừa bị đội lên cao lại không có lợi nhuận tăng thêm cho cửa hàng, vừa mất khách, vừa giảm lợi thế cạnh tranh của cửa hàng.

3. Trường hợp 3: Cố tình làm tăng số tiền khách phải trả

3.1. Hành vi

Khi tạo hóa đơn cho khách, nhân viên bán hàng sẽ thêm một sản phẩm khác vào hóa đơn, hoặc tăng số lượng sản phẩm mà khách mua (mục đích là để làm tăng số tiền khách phải trả). Sau khi khách đi khỏi, nhân viên sẽ tạo một phiếu trả hàng để chiếm dụng số tiền chênh lệch. Những khách hàng thân thiết, khách quen (thường không kiểm tra lại hóa đơn) chính là nạn nhân của kiểu gian lận này.

3.2. Thiệt hại

Khách hàng phải trả tiền cho sản phẩm mà họ không hề mua. Và số tiền ấy lại rơi vào túi của nhân viên bán hàng.

4. Trường hợp 4: Hóa đơn được áp dụng chiết khấu, nhưng vẫn thu đủ tiền của khách

4.1. Hành vi

Khách hàng không biết mình được áp dụng chiết khấu, nên nhân viên vẫn thu đủ tiền của khách, số tiền được chiết khấu sẽ rơi vào túi của nhân viên.

Hành vi gian lận này thường xảy ra mỗi khi cửa hàng có áp dựng các chương trình khuyến mãi như chiết khấu trực tiếp vào giá sản phẩm, hoặc với mỗi hóa đơn mua hàng từ vài trăm ngàn trở lên sẽ được chiết khấu 5, 10 hay 15% số tiền thanh toán chẳng hạn.

4.2. Thiệt hại

Khách hàng mất tiền, cửa hàng mất uy tín.

5. Trường hợp 5: Tự ý chiết khấu, giảm giá cho khách quen, người nhà

5.1. Hành vi

Nhân viên bán hàng tự ý chiết khấu cho khách hàng là người thân, bạn bè mà không theo bất cứ quy định nào cả. Điều này thường xảy ra khi nhân viên bán hàng cố gắng chạy doanh số để được tăng lương, tăng thưởng.

5.2. Thiệt hại

Việc tự ý chiết khấu không theo quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng, đây là chiêu trò dễ phát hiện, thường được những nhân viên lâu năm sử dụng khi đã nhận được sự tin tưởng từ chủ cửa hàng.

MISA eShop tặng bạn tài liệu TĂNG GẤP 3 DOANH SỐ TRÊN KÊNH BÁN HÀNG ONLINE

tài liệu

Bài viết liên quan
Xem tất cả