Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook sẽ hiệu quả hơn?

Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook sẽ hiệu quả hơn?

399
Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook

Trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh online đang đang là xu thế cũng là hướng đi đúng đắn. Sàn TMĐT và mạng xã hội là 2 sự lựa chọn phổ biến nhất. Nhưng nên bán hàng trên Shopee hay Facebook sẽ phù hợp và thu được lợi nhuận tối đa? MISA chia sẻ những ưu nhược điểm của từng kênh, có thể lựa chọn kênh bán online phù hợp nhất.

1. Bán hàng trên Shopee và Facebook là gì?

Bạn đã nghe rất nhiều về việc chuyển đổi kinh doanh online, đặc biệt là bán hàng trên Shopee, Facebook. Thế nhưng là bán cái gì? Bán như thế nào? Là những vấn đề không phải ai cũng biết và nắm vững được ngay.

Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook

Bước đầu chúng ta cùng hiểu bản chất của cả hai kênh. Bởi “nhập gia phải tuy tục” nếu không hiểu được, cũng như có cái nhìn đúng đắn về kênh bán mà mình lựa chọn thì bạn sẽ không tận dụng hết được những lợi thế mà nền tảng đó mang lại.

1.1. Bán hàng trên Shopee

Shopee được đánh giá là sàn TMĐT lớn nhất hiện nay với hơn 70 triệu lượt truy cập hàng tháng. Là trung gian kết nối người mua, người bán và đơn vị vận chuyển.

Trên Shopee hiện nay có đến hàng triệu nhà bán cũng cấp đến hơn hàng tỉ sản phẩm. Muốn gia nhập khu chợ online lớn này không khó nhưng để bán được hàng thì phải cạnh tranh rất khốc liệt.

Vì thế, bán hàng trên Shopee không chỉ là mở gian hàng, đăng sản phẩm và bán chúng mà còn cần nhiều những kinh nghiệm khác như tăng lượt hiển thị, tăng follow, tăng các tỷ lệ chuyển đổi,…

>> Top 9 khóa học bán hàng trên Shopee đáng tiền nhất

1.2. Bán hàng trên Facebook

Facebook là một mạng xã hội dùng để giải trí, chia sẻ thông tin và kết nối mọi người với nhau.

Theo NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số MXH) tính tới tháng 6/2021, tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người. Chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, dẫn đầu danh sách các MXH phổ biến tại Việt Nam.

Chính bởi có lượng người dùng khổng lồ này, mà Facebook còn được biết đến như một kênh bán hàng online. Chính Facebook cũng tạo điều kiện cũng như ra các quy định để người dùng có thể kinh doanh trên nền tảng của mình

Bán hàng trên Facebook khác biệt với Shopee không chỉ ở định dạng mạng xã hội với sàn TMĐT mà còn cả ở cách tiếp cận người tiêu dùng. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm tương đồng như cần đăng hàng bán, chạy quảng cáo, livestream, tư vấn khách hàng,…

2. Khác biệt trong quy trình mua và bán hàng 

2.1. Quy trình mua và bán hàng

Là 2 kênh khác nhau nên quy trình mua bán cũng khác biệt. Nhiều người có kinh nghiệm bán hàng trên Facebook rất tốt nhưng lại phải loay hoay khi chuyển sang Shopee và ngược lại. Vậy chúng có những điểm khác nhau gì?

Đầu tiên, để có thể bán hàng online trên Shopee bạn cần phải có một tài khoản và mở một gian hàng. Quy trình mua và bán chia làm nhiều bước và phải qua một khâu trung gian của Shopee (xử lý đơn hàng, nhận tiền từ Shopee). Vì vậy, thời gian giao nhận hàng sẽ lâu hơn.

Quy trình bán hàng trên Shopee

 

Ngoài ra, để gia tăng khả năng chốt đơn thì người bán có thể đăng ký các chương trình khuyến mãi, flashsale, freeship, hoàn xu,… Và khi tham gia các chương trình này bạn sẽ phải mất một phần phí mỗi đơn hàng.

Muốn bán hàng trên Facebook thì bạn có thể sử dụng tài khoản Facebook cá nhân hoặc lập Fanpage. Facebook cũng không can thiệp vào quá trình xử lý đơn hàng cũng như doanh thu, chi phí của bạn. Vì vậy các shop sẽ giao hàng và nhận tiền sớm hơn so với Shopee. Và các chương trình ưu đãi, event thì shop sẽ tự tổ chức

2.2. So sánh

Tiêu chí Shopee Facebook
Đăng ký bán hàng Đăng ký tài khoản và mở gian hàng Sử dụng tài khoản cá nhân hoặc lập fanpage
Quản lý đơn hàng Gồm nhiều bước và phải thông qua trung gian Shopee (xử lý đơn hàng và nhận tiền) Facebook không can thiệp vào quá trình xử lý đơn hàng và doanh thu, chi phí
Giao vận Kết nối với nhiều đơn vị vận chuyển

Thời gian giao hàng lâu, nhưng cũng có giao hỏa tốc

Giao hàng nhanh, có thể giao ngay khi lên đơn.

Tự giao hoặc tự liên hệ với đơn vị vận chuyển

Thời gian nhận tiền Sau khi giao hàng thành công thì 3 ngày thì tiền sẽ chuyển vào ví Shopee xu Khách hàng có thể trả tiền trước hoặc sau khi nhận hàng

Hoặc đơn vị vận chuyển sẽ ứng trước tiền hàng

Các chương trình khuyến mãi Tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, ngày hội săn sale để kích cầu. Người bán có thể tùy ý đăng ký Không tổ chức

Nếu có nhu cầu người bán có thể tự lên sự kiện hoặc thông báo cho khách ahfng của mình

3. Cách đăng bán hàng trên Shopee và Facebook

  • Trên Shopee:

Bán hàng trên Shopee bạn cần phải miêu tả đầy đủ về sản phẩm: hình ảnh, tên, chất liệu, thương hiệu, giá bán, khối lượng, số lượng hàng trong kho

mô tả đầy đủ thông tin hàng bán trên shopee

Sau khi đăng tải bạn cần chờ một thời gian để Shopee duyệt sản phẩm của bạn. Đôi khi các sản phẩm bạn đăng không được duyệt thì có thể là vì bạn đã điền thiếu thông tin hoặc sản phẩm không đạt quy định bán cửa Shopee.

Hàng đăng bán đã được duyệt thì có thể chạy quảng cáo luôn. Nhưng nên tối ưu cả về hình ảnh và tên sản phẩm và mô tả.

  • Trên Facebook:

Viêc đăng sản phẩm trên Facebook đơn giản hơn nhiều. Dù là trên trang cá nhân hay fanpage thì bạn đều có thể đăng sản phẩm như một post thông thường gồm hình ảnh và một phần mô tả chi tiết về sản phẩm. Ngoài ra. bạn còn có thể tham gia các hội nhóm và vào đó đăng hoặc chia sẻ sản phẩm.

 Thêm một cách để đăng sản phẩm là trên Marketplace của Facebook

đăng sản phẩm lên marketplace trên facebook

Tuy nhiên, khi bán hàng trên Facebook, nếu muốn chạy quảng cáo cần phải tuân thủ quy định của Facebook về hình ảnh và nội dung. Bài viết quảng cáo của bạn cần phải được xét duyệt và thời gian khoảng 35-40 phút.

4. Cách thức tăng hiển thị sản phẩm để tiếp cận khách hàng

Không chỉ Shopee mà với hần hết các sàn TMĐT, khi khách hàng muốn mua một mặt hàng nào thì họ sẽ tìm kiếm trên thanh công cụ tương tự như Google. Các sản phẩm ở trên top tìm kiếm sẽ dễ tiếp cận khách hàng và được khách hàng lựa chọn hơn.

Để tăng lượt hiển thị sản phẩm trên Shopee có nhiều cách.

  • Không mất phí: nhấn đẩy sản phẩm, làm SEO từ khóa sản phẩm, làm SEO cho gian hàng,… Khách hàng dựa nhiều vào độ uy tín của shop như lượt theo dõi, lượt mua trước, review, đánh giá sao,… nên cần phải cải thiện chúng.
  • Trả phí: Bằng cách chạy quảng cáo. Trên Shopee có nhiều hình thức chạy quảng cáo, nhưng phổ biến nhất là đấu thầu từ khóa.

Đối với Facebook, thì cách làm cũng không khác biệt lắm, cũng cần tối ưu, hình ảnh, nội dung và chạy quảng cáo. Tuy nhiên, còn có thể gia tăng hiển thị bằng cách bán hàng trên nhiều group nhóm, livestream,…

>> [HOT] Bí kíp tối ưu việc đấu thầu từ khóa trên Shopee

5. Giá bán, mức độ cạnh tranh và lợi nhuận

Kinh doanh trên Shopee có mức độ cạnh tranh cao, bởi số lượng người bán và mặt hàng rất lớn. Tình trạng bán phá giá, giảm giá hoặc bán giá rẻ hơn thị trường, đặc biệt phổ biến trên Shopee. Cạnh tranh bằng giá vừa là điểm mạnh của là hạn chế của “chợ online” này. Nhiều người bán được cả ngàn đơn/ngày nhưng có khi không có lợi nhuận.

Shopee công khai giá, số lượng đã bán, số lượt và số lượng đánh giá sản phẩm. Đây là một bất lợi dành cho người bán khi mới bắt đầu gia nhập. Rất nhiều shop chọn cách buff đơn ảo, đánh giá ảo để tăng niềm tin của khách hàng. Nhưng rất dễ bị phát hiện và kháo tài khoản vĩnh viễn.

Không giống như Shopee, Facebook có mức độ cạnh tranh trực tiếp không cao, ít có sự so sánh trực tiếp giữa các mặt hàng và các cửa hàng khác. Giá bán mình được tự quyết định và không bắt buộc công khai. Khi muốn mua hàng khách hàng thường inbox để được tư vấn và báo giá. Vì vậy vẫn có thể thu được lợi nhuận cao hơn.

>> 5 bí quyết livestream bán hàng facebook triệu người mua

6. Tiêu chí đánh giá các cửa hàng

Shopee quan tâm đến trải nghiệm mua hàng của người dùng hơn Facebook. Họ đưa ra các chính sách, quy định: sao quả tạ, sản phẩm yêu thích, Shop yêu thích, Shopee Mall… nhằm đánh giá chất lượng phục vụ của các gian hàng. Càng được các danh hiệu tốt thì hiển thị và thứ hạng của sản phẩm càng cao

Các chính sách này dựa trên:

  • Điểm đánh giá Shop
  • Tổng số đơn phát sinh và giao thành công trong tháng trước
  • Tỷ lệ phản hồi chat
  • Tỷ lệ đơn hàng không thành công
  • Tỷ lệ giao hàng trễ

Đối với bán hàng trên Facebook, không có những quy định hay danh hiệu mà các shop cần đạt, họ để khách hàng tự đánh giá. Nếu cửa hàng dạng fanpage mở phần đánh giá, khách hàng có thể vào nhận xét về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ và để lại điểm sao

Bên cạnh đó, một fanpage bán hàng chất lượng cũng dựa trên số lượt người like trang và theo dõi.

lượt like fanpage trên facebook

7. Nên bán hàng trên Shopee hay Facebook sẽ hiệu quả hơn?

Thực ra rất nhiều người chỉ kinh doanh trên Shopee hoặc Facebook, nhưng cũng có shop mở bán trên cả hai. Bán hàng trên Facebook nhưng vẫn có link dẫn về gian hàng Shopee để tận dụng sự kết nối với các đơn vị vận chuyển. Và ngược lại, trong mô tả sản phẩm đăng trên có cung cấp link Facebook để gia tăng uy tín.

Từ những chia sẻ phía trên, thì bán hàng trên Shopee hay Facebook đều có những ưu-nhược điểm riêng. Hy vọng những bạn muốn kinh doanh online có thể tham khảo các thông tin này để đánh giá sự phù hợp của mỗi kênh với khả năng của bản thân. Từ đó, đưa ra lựa chọn riêng. Chỉ có thực chiến mới có thể đánh giá được hiệu quả.

Trải nghiệm dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop trong 15 ngày ngay!!

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả