Mở cửa hàng tạp hoá cần những giấy tờ gì? Có cần đăng ký kinh doanh?

557

“MISA eShop ơi! Mình đang có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa ở tầng trệt dưới nhà để kiếm thêm thu nhập. Nhưng mình chưa rõ mở cửa hàng tạp hoá cần những giấy tờ gì? Làm thủ tục như thế nào và có cần nộp thuế không?”. Trên đây là thắc mắc của rất nhiều bạn gửi đến MISA eShop và mong muốn tìm hiểu các thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa chi tiết nhất. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Mở cửa hàng tạp hóa KHÔNG THUỘC các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh ở trên. Do đó, kinh doanh tạp hóa phải đăng ký kinh doanh.

Phần đông mô hình kinh doanh ngành hàng này ở Việt Nam thường tận dụng không gian tại gia, do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ. Do đó, nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa phù hợp nhất với loại hình kinh doanh hộ cá thể, thủ tục đơn giản và chi phí thấp.

Mở cửa hàng tạp hoá cần những giấy tờ gì
Kinh doanh tạp hóa phải đăng ký kinh doanh

Nếu bạn có kế hoạch mở rộng trong tương lai hoặc muốn phát triển quy mô lớn hơn, có thể cân nhắc thành lập công ty (doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH).

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nếu không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong các trường hợp bắt buộc, bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

MISA AMIS
Quản lý cửa hàng tạp hóa tiện lợi ngay trên mobiẤN VÀO ĐÂY DÙNG THỬ MISA ESHOP

2. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Mở tạp hóa cần những giấy tờ gì
Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Mở cửa hàng tạp hoá cần những giấy tờ gì? Với hình thức hộ kinh doanh cá thể thủ tục đăng ký khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (mẫu mới nhất): Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số vốn kinh doanh, ngành/nghề kinh doanh, số lao động.
  • Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê địa điểm mở tiệm tạp hóa hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. (Tải mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh tại đây)
  • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp nộp hồ sơ, cần có văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
  • Giấy PCCCC: Để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro đáng tiếc khi vận hành tiệm tạp hóa. Giấy chứng nhận này được cấp bởi Công an phường/xã hoặc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở địa phương kinh doanh. Đọc thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy 2024
đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Một số mặt hàng tạp hóa đặc thù cần có giấy chứng nhận để được kinh doanh

*Lưu ý đối với một số mặt hàng tạp hóa đặc thù:

  • Nếu cửa hàng tạp hóa có kinh doanh các loại thực phẩm như sữa, đồ ăn nhanh thì cần thêm giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được cung cấp bởi bộ phận quản lý thị trường tại địa phương.
  • Nếu kinh doanh thêm thuốc lá, rượu thì cần phải xin giấy phép bán lẻ 2 loại hàng hóa này.
  • Nếu cửa hàng bán sản phẩm tự làm thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng do Cục Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp.

Theo kinh nghiệm của các chủ tiệm tạp hóa, số lượng mặt hàng kinh doanh rất nhiều nên khó có thể quản lý hết về chất lượng, đặc biệt là các loại thực phẩm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, cần tìm nguồn cung cấp hàng tạp hóa uy tín có chứng từ và hóa đơn rõ ràng. Đồng thời sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa chuyên nghiệp hỗ trợ quản lý tồn kho sản phẩm chính xác, theo dõi kịp thời sản phẩm cận date.


3. Cách thủ thục đăng ký kinh doanh tạp hóa

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể mở cửa hàng tạp hóa được tiến hành như sau:

– Bước 1: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp trao Giấy biên nhận cho người đăng ký.

– Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

4. Lệ phí để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh kinh doanh tạp hóa hết bao nhiêu tiền? 

Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC, lệ phí để làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa là 100.000 đồng/lần. Thực hiện nộp lệ phí này tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thông thường, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đủ điều kiện cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Nếu sau 03 ngày làm việc mà bạn vẫn chưa nhận được giấy phép hoặc không nhận được bất cứ thông báo nào yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì có quyền khiếu nại lên các cơ quan chức năng.

Khi đã có giấy phép kinh doanh bạn cần đến chi cục thuế quận/huyện đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân hiện nay.

giấy phép đăng ký hộ kinh doanh kinh doanh
Mẫu giấy phép đăng ký hộ kinh doanh kinh doanh

5. Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không? 

Kinh doanh tạp hóa, giống như bất kỳ hình thức kinh doanh nào khác sẽ phải tuân thủ các quy định về thuế của Nhà nước. Dưới đây là một số loại thuế mà người bán hàng tạp hóa cần phải nắm rõ và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế:

5.1. Thuế môn bài

Để xác định được số thuế môn bài bạn phải nộp cho một năm thì bạn phải dựa vào doanh thu cửa hàng. 6ậc thuế môn bài quy định tại văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC. Mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể chia làm 6 bậc như sau:

Bậc thuế Thu nhập/tháng (vnđ) Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.00.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

5.2. Thuế khoán (Thuế GTGT & Thuế TNCN)

Đối với loại thuế này, nếu doanh thu cửa hàng trên 100.000đ/năm thì bạn sẽ phải nộp thuế TNCN & thuế GTGT dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế. Cụ thể:

  • Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.

6. Tạm kết

Kinh doanh tạp hóa kiếm lãi 1- 2 triệu/ngày không khó! Cái khó quản lý cửa hàng với hàng nghìn sản phẩm sao cho hiệu quả, tránh thất thoát. Do đó bạn cũng nên tham khảo một số phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa trên thị trường quản lý chính xác, tiết kiệm chi phí.

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc mở cửa hàng tạp hoá cần những giấy tờ gì. Để đảm bảo xử lý giấy tờ chính xác, nhanh gọn bạn có thể ra bộ phận đăng ký kinh doanh ở quận/huyện để được tư vấn miễn phí.

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

Bài viết liên quan
Xem tất cả