Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Shop thời trang có nên thiết kế website bán hàng hay không?

Shop thời trang có nên thiết kế website bán hàng hay không?

649
website đặt hàng

Bán hàng đa kênh dần trở thành hình thức chính trong kinh doanh thời trang. Các chủ shop vừa tập trung vốn mở cửa hàng vừa bán hàng trên Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, lập website… để quảng bá sản phẩm rộng rãi và có cơ hội tiếp cận tới lượng khách hàng lớn hơn. Tuy nhiên, khá nhiều chủ shop chưa chú trọng và không biết cách tận dụng sức mạnh của website. Trong bài viết này, MISA eShop sẽ phân tích những lợi ích mà website đem đến cho cửa hàng thời trang, một số lưu ý khi thiết kế web.

Đọc thêm:
>> Làm giàu không khó khi bán hàng trên 5 kênh online hot nhất
>> Làm sao để SEO website bán hàng lên top?

1. Những lợi ích khi có website bán hàng

1.1. Chủ động giới thiệu sản phẩm tới khách hàng

Trước hết, khi mới thiết kế website bạn có thể tự lựa chọn màu sắc giao diện, sắp xếp cách hiển thị, bố cục sao cho phù hợp với phong cách đã được định hình từ trước và thu hút khách hàng. Trang chủ như bộ mặt của cửa hàng, nơi trưng bày những sản phẩm mới nhất, hàng bán chạy, hàng khuyến mãi, danh mục sản phẩm, thông tin giá cả… Bạn có thể thoải mái đăng tải hình ảnh, thông tin sản phẩm một cách rõ ràng để khách hàng có được trải nghiệm mua sắm thuận tiện nhất.

Thay vì lập album riêng như trong Facebook thì việc phân chia danh mục trên website sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng mua sắm hơn, biết được mặt hàng nào đã hết hoặc mặt hàng nào có giảm giá. Khách hàng muốn hủy hay thêm sản phẩm, chỉ cần vào giỏ hàng để chỉnh sửa và có thể theo dõi được đơn đã được xử lý, vận chuyển hay chưa.

tạo website bán hàng

Vascara là một trong những website giày dép, phụ kiện được người tiêu dùng tin tưởng 

1.2. Thông tin luôn có sẵn trên website

Thời đại công nghệ 4.0, khách hàng chỉ cần chiếc điện thoại kết nối internet là có thể tự do tìm kiếm và mua sắm sản phẩm họ cần. Khi bạn có website, khách hàng có thể xem sản phẩm, mua hàng và thanh toán luôn trên đó.

1.3. Tăng hiệu quả kinh doanh

Thói quen mua sắm của mỗi người là khác nhau. Có người thích tư vấn online trước sau đó đến cửa hàng để mua. Nhưng có khách hàng lại không muốn tốn quá nhiều thời gian, họ lên website tham khảo thông tin sản phẩm, mua hàng, thanh toán và đợi nhận hàng. Do vậy, sở hữu website sẽ giúp bạn chiều lòng được tất cả khách hàng.

1.4. Tăng sức mạnh thương hiệu, dễ dàng tạo lòng tin ở khách hàng

Thời điểm mà shop thời trang mọc lên như nấm như hiện tại, sở hữu website giới thiệu sự hình thành thương hiệu, cung cấp thông tin sản phẩm và các hình thức thanh toán, vận chuyển thể hiện tính chuyên nghiệp và làm tăng niềm tin của khách hàng.

Nhiều khách hàng có tâm lý e dè, ngại khi mua hàng trên fanpage hoặc zalo. Nhưng với website, người mua định hình cửa hàng đó không phải buôn bán nhỏ lẻ mà chuyên nghiệp hơn. Họ chỉ cần click lựa chọn sản phẩm, vào giỏ hàng thanh toán và đợi nhận hàng.

>> Những kiểu khách hàng thường gặp khi kinh doanh online

1.5. Giữ chân khách hàng lâu hơn

Chỉ cần website chuẩn SEO, hình ảnh sản phẩm bắt mắt, giá cả hợp lý sẽ níu chân khách hàng ở lại trang web lâu hơn. Đồng thời, khách hàng cũng có thể xem được hết những sản phẩm từ mới đến cũ, hàng đang bán chạy đến hàng đã bán hết. Việc giữ chân khách hàng tác động nhiều đến tâm lý mua sắm, có thể họ sẽ mua hàng luôn trong lần đầu vào website. Hoặc sản phẩm ấn tượng, website thân thiện sẽ là lý do để họ nhớ đến và mua hàng vào những lần sau.

1.6. Dễ dàng quản lý

Bạn có thể dễ dàng kiểm soát được đơn hàng và hàng tồn kho trên website. Với tài khoản admin của trang, các thông tin như khách hàng đặt lúc mấy giờ, bao nhiêu sản phẩm, hủy hay thêm sản phẩm vào đơn hàng đều nắm được. Do khách hàng chủ động xem được thông tin sản phẩm, size, màu sắc, số lượng hàng còn hay hết nên bạn cũng không cần mất quá nhiều thời gian để trả lời tư vấn khách hàng.

Để quản lý đồng nhất các kênh bán hàng từ cửa hàng đến fanpage, gian hàng online trên sàn thương mại điện tử hay website, bạn có thể dùng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp MISA eShop. Bạn có thể nắm được thu chi, hàng hóa, tồn kho, đơn hàng trên cùng một hệ thống. Phần mềm cũng giúp quản lý thông tin khách hàng để có thể chăm sóc kịp thời.

>> Phần mềm bán hàng trên điện thoại và ứng dụng quản lý bán hàng free

2. Một số lưu ý khi thiết kế website bán hàng

Hiện nay có rất nhiều bên nhận thiết kế website với chi phí từ 10 USD – 700 USD phụ thuộc vào nhu cầu của từng shop. Để bạn hiểu rõ hơn, MISA eShop sẽ đưa ra một vài lưu ý cơ bản khi thiết kế web bán hàng.

2.1. Bố cục hợp lý

Hãy đặt mình vào vị trí người mua hàng, đừng để giao diện website rối rắm. Để khuyến khích người mua hàng thì có thể thêm các nút kêu gọi Mua ngay, Xem tiếp hoặc để hình giỏ hàng trên đầu nổi bật hơn.

bố cục của website

Chia sản phẩm theo đối tượng sẽ giúp khách hàng dễ tìm kiếm hơn 

2.2. Thiết kế web chuẩn SEO

  • Tên miền có liên quan đến sản phẩm, nội dung website
  • Hãy để ULR ngắn, rõ ràng
  • Ký tự tiêu đề tối đa 55-60 ký tự
  • Đầy đủ các thẻ từ khóa
  • Mô tả trang không quá 160 ký tự

2.3. Liên kết web với các mạng xã hội

Mục đích cuối cùng của việc lập page hay thiết kế web cũng là bán hàng, tăng doanh thu. Khách hàng có thể tiếp cận tới sản phẩm của bạn từ nhiều kênh khác nhau. Như vậy, nên tạo những nút kết nối với fanpage để khách hàng dễ dàng tìm hiểu.

2.4. Hình ảnh thông tin sản phẩm

Website là cửa hàng trực tuyến, nơi mà khách hàng cảm nhận về sản phẩm qua hình ảnh. Do đó, bạn cần đăng tải những hình ảnh thật về sản phẩm, không cần chỉnh sửa quá đà. Bên cạnh đó, nội dung giới thiệu sản phẩm cần ngắn gọn, đầy đủ, chính xác. Đừng quên những thông số kích thước, trong lượng của sản phẩm kèm theo những lời khuyên, tips sử dụng hữu ích nếu có.

Kinh doanh truyền thống đang dần trở nên “lạc hậu” trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Để bắt kịp xu hướng và với những lợi ích mà MISA eShop nêu trên thì việc tạo website bán hàng là rất cần thiết đối với các shop thời trang.

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để kinh doanh hiệu quả hơn tại đây: