Bán hàng đa kênh trong kinh doanh online là lựa chọn của nhiều nhà bán lẻ. Chọn được kênh hiệu quả sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực và tăng doanh thu. Cùng tìm hiểu 5 kênh bán hàng online phổ biến nhất hiện nay được cộng đồng kinh doanh tin tưởng và kiếm tiền tỷ hàng tháng.
Đọc thêm:
>> Sự lên ngôi của xu hướng bán hàng đa kênh tại Việt Nam
>> Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp cho cửa hàng thời trang
1. Bán hàng online trên mạng xã hội
Không chỉ là công cụ làm việc, ứng dụng giải trí, cung cấp thông tin mạng xã hội còn đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dùng. Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành (trên 16 tuổi) dành khoảng ít nhất 3 tiếng để truy cập mạng xã hội. Hầu hết mọi người từng ít nhất 1 lần mua sắm qua Facebook, Zalo… Mặt hàng thời trang (quần áo và phụ kiện) là sản phẩm được mua sắm nhiều nhất ở các trang mạng xã hội. Người dùng cũng ưu chuộng hình thức thanh toán tiền mặt sau khi nhận hàng hơn (COD).
Mua sắm qua mạng xã hội đã và đang là một hoạt động phổ biến
Đây là cơ hội tuyệt vời cho các nhà bán hàng triển khai các hoạt động tiếp thị đến với người dùng. Cùng điểm danh và phân tích ưu – nhược điểm một số trang mạng xã hội phổ biển sau.
1.1. Kinh doanh online trên Facebook
Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam. Cứ 100 người thì có 99 người đăng ký tài khoản Facebook. Đây là kênh bán hàng online được nhiều chủ shop lựa chọn bởi chi phí khởi tạo hoàn toàn miễn phí, tính tương tác cao.
* Bán hàng trên Facebook cá nhân
Đối với những cá nhân mới bắt đầu kinh doanh, vốn ít, quy mô nhỏ thì bán hàng trên trang cá nhân là sự lựa chọn hoàn hảo. Để tối ưu hóa trang cá nhân hãy để Tên hiển thị là tên thật của bạn. Hoặc có thể để biệt danh (tên khác) ở phần cài đặt. Đối với các thông tin: nơi sinh, học vấn, nơi ở hiện tại… bạn nên để công khai. Càng cung cấp nhiều thông tin thì khách hàng càng tin tưởng khi vào trang cá nhân của bạn.
Nếu nick cá nhân của bạn thường xuyên tương tác với bạn bè thì mức độ hiển thị những bài quảng cáo sản phẩm sẽ cao hơn. Điều này cũng tác động tích cực đến sự nhận biết sản phẩm đối với những người không nằm trong danh sách bạn bè của bạn.
Tuy nhiên, trang cá nhân bị giới hạn ban bè (dưới 5000 người) và không chạy quảng cáo được nên sẽ gặp một số hạn chế. Nếu bạn định hướng shop phát triển và có thương hiệu rõ ràng nên thành lập một fanpage riêng.
Với ai mới bắt đầu kinh doanh online thì trang cá nhân là kênh bán hàng hiệu quả
* Bán hàng trên fanpage Facebook
Bạn có thể tạo một trang fanpage để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Do không giới hạn kết nối, lượt theo dõi nên có thể mời bạn bè hoặc chạy quảng cáo để tăng lượt thích trang (like). Nếu page được số lượt like càng nhiều thì khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn khi mua hàng của bạn. Đặc biệt, có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho page để gửi tin nhắn đồng loạt cho khách hàng, công cụ chatbox chăm sóc khách hàng tự động…
Tuy nhiên, bán hàng trên page cũng đòi hỏi sự đầu tư content (hình ảnh – text – video) để thu hút người dùng. Không phải cứ mời mọi người thích trang, đăng bài là bán được hàng. Kết hợp với việc chạy quảng cáo để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Người quản trị phải có chuyên môn và kỹ năng nếu không muốn rơi vào hoàn cảnh đốt tiền mà không ra đơn.
Chạy quảng cáo bài viết trên page là cách tiếp cận với nhiều khách hàng hơn
* Tham gia hội nhóm trên Facebook
Trên Facebook có hàng trăm nghìn nhóm được lập ra với mục đích trao đổi mua sắm. Bạn có thể tham gia và đăng bài trên các group đó để tiếp thị sản phẩm.
1.2. Kinh doanh online trên Zalo
Zalo – đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng (theo Zalo Group). Xu hướng kinh doanh trên mạng xã hội này chắc chắn sẽ phổ biến không thua kém gì Facebook. Rất nhiều chủ shop thời trang, mỹ phẩm… đã thu được lợi nhuận khổng lồ khi khai thác những ưu điểm của kênh bán hàng này.
Mỗi tài khoản Zalo cá nhân tối đa 2000 bạn bè. Bạn có thể kết bạn với những khách hàng từng mua hàng hoặc tìm kiếm bạn bè gần đây để khoanh vùng đối tượng mục tiêu. Điều thú vị là nội dung trên Zalo sẽ được hiển thị 100% bạn bè và không giới hạn bài viết. Bạn nên đăng mỗi ngày từ 2 – 3 bài và chú trọng vào hình ảnh.
So sánh giữa Facebook và Zalo thì người mua sắm thông qua Facebook nhiều hơn gấp 3.2 lần so với Zalo. Tuy nhiên, đối tượng dùng Zalo rộng hơn Facebook ( bao gồm cả thanh niên và người trung tuổi).
1.3. Kinh doanh online trên Instagram
Instagram – mạng xã hội chia sẻ hình ảnh. Với đối tượng nữ nhiều gấp 1,6 lần so với nam cũng trở thành kênh mua sắm thú vị, đặc biệt đối với ngành hàng thời trang. Người dùng có cơ hội được trải nghiệm trực quan sản phẩm họ yêu thích. Hoặc “tình cờ” bắt gặp những sản phẩm mới từ đó phát sinh nhu cầu và mua sắm.
>> Hướng dẫn chi tiết tạo fanpage bán hàng trên Instagram mới nhất 2019
2. Youtube
Youtube là trang mạng chia sẻ video số 1 thế giới. Ngoài vai trò giải trí, Youtube là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp bán hàng hiệu quả. Đặc biệt trong xu hướng video marketing phát triển như hiện nay, doanh nghiệp nào chú trọng phát triển kênh này sẽ thu được hiệu quả cao.
Có thể tạo các video giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, đem đến thông tin hữu ích cho khách hàng. Sự chuyên nghiệp, tin cậy từ các video sẽ khiến người xem an tâm và mua hàng. Đặc biệt, nếu video của bạn chất lượng sẽ được đưa vào thứ hạng kết quả tìm kiếm của Google và Youtube. Sẽ là một cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm cực tốt.
3. Sàn thương mại điện tử
Sàn giao dịch thương mại điện tử giống như kênh trung gian giới thiệu các mặt hàng sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Đây là sự lựa chọn tối ưu cho tất cả các shop, đặc biệt với những cửa hàng có vốn đầu tư ít. Bởi chi phí mở các gian hàng điện tử bằng 0!
Điều quan trọng bạn cần cam kết về chất lượng sản phẩm và một số điều khoản của từng sàn giao dịch. Với lượng truy cập khổng lồ và tiềm năng, sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng online phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
3.1. Bán hàng trên Lazada
Lazada là một “sân chơi” để gia tăng doanh số cũng như tăng hiệu quả bán hàng. Với hơn 100 triệu lượt truy cập hàng tháng, 27 triệu người theo dõi, bán hàng trên Lazada đem lại cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn. Đặc biệt, khách hàng ở độ tuổi 25 – 33 chiếm tỷ lệ lớn nhất với các dòng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất là thời trang và phụ kiện, thiết bị điện tử.
Để trở thành nhà bán hàng trên Lazada, đối với cá nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân. Còn đối với doanh nghiệp thì cần cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Lazada cũng thường xuyên có chương trình marketing hỗ trợ người bán hàng.
Shop bán lẻ nên bán hàng online trên Lazada
3.2. Bán hàng trên Shopee
Shopee là kênh bán hàng hiệu quả. Bạn có thể tạo cửa hàng miễn phí, tự động liên kết với đối tác vận chuyển như Shopee là một trong những kênh thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ shop và khách hàng để kích cầu người tiêu dùng. Những ưu đãi như chương trình khuyến mãi, Flash Sale Shopee.
Đăng ký gian hàng trên Shopee cũng rất đơn giản. Khi đăng tải sản phẩm, bạn cần xem xét nội dung hình ảnh để tránh tình trạng bị xóa sản phẩm.
>> Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee
3.3. Bán hàng trên Sendo
Sendo.vn hay còn gọi là chợ Sen Đỏ thuộc tập đoàn FPT với hơn 10 triệu khách hàng, giao hàng trên 64 tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 1000 ngành hàng. Đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ cho dân kinh doanh. Thủ tục mở shop đơn giản và miễn phí, sản phẩm đăng được bán ngay. Sendo cũng có nhiều chương trình giúp gia tăng doanh số. Đây là những ưu điểm để bạn triển khai gian hàng trên Sendo.
4. Forum/diễn đàn
Tham gia vào các forum/diễn đàn là cách tuyệt vời có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Bởi khách hàng đã được phân theo chuyên mục, topic mà họ quan tâm trên diễn đàn. Một số diễn đàn có lượng thành viên lớn hoạt động như webtretho, lamchame, tinhte… Đây là kênh bán hàng online phổ biến và được nhiều người tin tưởng.
Ưu điểm của việc bán hàng trên diễn đàn là không mất chi phí đăng ký, dễ tiếp cận khách hàng. Đặc biệt tâm lý khách hàng thường tìm kiếm những bình luận của người từng mua sản phẩm. Họ sẽ thấy an tâm hơn khi mua những sản phẩm được đánh giá tích cực.
5. Xây dựng website riêng
Nếu bạn quyết tâm theo đuổi con đường kinh doanh thời trang chuyên nghiệp và phát triển thương hiệu lớn mạnh thì nên xây dựng website bán hàng.
Khách hàng vào website của Canifa để tìm kiếm và mua sắm sản phẩm yêu thích
Những ưu điểm khi có website riêng:
– Tương tác nhanh chóng: Khách hàng có thể phản hồi, nhận tư vấn ngay trên website thông qua hình thức chat trực tuyến.
– Thị trường của bạn không bị giới hạn: Bất cứ ở đâu, thời điểm nào khách hàng đều có thể vào website tìm kiếm sản phẩm yêu thích.
– Hoạt động 24/7: Mọi giao dịch mua bán của khách hàng được thực hiện 27/4 ngay cả khi cửa hàng đã hết giờ làm việc.
– Chủ động xây dựng giao diện để giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng khi ghé thăm website.
– Giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
Như vậy, việc triển khai bán hàng trên các kênh online sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn 1,2 hoặc kết hợp nhiều kênh để đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Đăng ký dùng thử 15 ngày MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng online MISA OCM quản lý đồng nhất các kênh bán hàng trên cùng một nền tảng: