Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Xu hướng kinh doanh đa kênh, kẻ được người mất

Xu hướng kinh doanh đa kênh, kẻ được người mất

697
cover xu hướng kinh doanh đa kênh

Phương thức tiếp thị và bán hàng đã thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Ngày càng có nhiều người mua sắm thông qua nền tảng web hoặc di động. Tất cả tạo điều kiện để xu hướng kinh doanh đa kênh trở thành phương thức phổ biến nhất mà các nhà bán lẻ sử dụng.

1. Kinh doanh đa kênh là gì? 

Kinh doanh đa kênh (Omni Channel) là hình thức bán hàng trên các kênh khác nhau từ cửa hàng trực tiếp đến các hình thức online trên mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử… Các kênh có sự nhất quán để quá trình mua sắm của khách hàng thuận tiện hơn, dù trên kênh nào. Ưu điểm của mô hình hình thức kinh doanh này là cho phép khách hàng quyết định thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, hình thức giao hàng.

2. Chiến lược bán hàng trong kinh doanh đa kênh hiệu quả

Hầu hết khách hàng hiện nay đều sử dụng các thiết bị di động để đưa ra các quyết định mua sắm. Khách hàng sẽ truy cập vào Fanpage của shop để tìm kiếm thông tin của sản phẩm. Sau đó, sẽ click vào các đường dẫn kèm theo để truy cập vào các trang web để đặt hàng trực tuyến, chọn cách thức thanh toán và nhận món hàng tại cửa hàng gần nhất.

Vì vậy, bạn phải luôn sẵn sàng tương tác liền mạch với khách hàng ở tất cả các kênh. Dù ở kênh nào cũng phải cung cấp cho khách hàng thông tin nhất quán về sản phẩm: chất lượng, giá cả, chính sách khuyến mãi.

xu hướng kinh doanh đa kênh

Rất nhiều chủ cửa hàng chọn kinh doanh đa kênh như hướng đi đúng đắn 

Việc phác họa chân dung khách hàng càng chi tiết càng tốt. Họ là ai? thích gì? cần gì? để đọc vị được những tương tác mà họ có thể thực hiện trên các kênh khác nhau tại cùng một thời điểm. Gửi email, gọi điện, nhắn tin hay quảng bá trên mạng xã hội để chăm sóc khách hàng.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Omni Channel được đánh giá là công cụ để tăng doanh số gấp 3,4 lần so với hình thức bán hàng truyền thống (1 kênh).

Bán hàng đa kênh omni cũng được biết đến là cách để các shop online dễ dàng đạt doanh số bán kỳ vọng hơn thay vì chỉ bán trên một kênh duy nhất. Chiến lược bán hàng đa kênh omnichanel thường được phân bổ ở những kênh tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất như:

  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram,…
  • Các sàn thương mại điện tử: Alibaba, Amazon, ebay, taobao, 1688, lazada, shopee, sendo, adayroi, tiki…
  • Một số kênh bán hàng khác: website, Zalo,…

Đọc thêm:

>> Bán hàng đa kênh cần chú ý điều gì để tiết kiệm chi phí và nguồn lực?
>> 5 Sai lầm trong quản lý bán hàng đa kênh

3. Những lưu ý khi kinh doanh đa kênh

Không phải ai cũng bắt nhịp chuẩn với xu hướng kinh doanh đa kênh. Một số cá nhân/doanh nghiệp rơi vào tình trạng đơn hàng tăng đều nhưng lợi nhuận vẫn thấp. Kinh doanh đa kênh, kẻ được người mất.

Để thực sự làm chủ kinh doanh đa kênh, bạn phải vượt qua những khó khăn về tổ chức, quản lý và trải nghiệm. Dưới đây là những lưu ý để kinh doanh đa kênh hiệu quả hơn.

3.1. Không dàn trải quá nhiều kênh

Suy nghĩ khi bán hàng đa kênh triển khai càng nhiều kênh càng tốt, thu lợi nhuận càng nhiều là hoàn toàn sai lầm. Tham lam đôi khi lại tự đặt bẫy giết mình! Quá nhiều kênh khiến bạn khó xác định được nguồn lực và thế mạnh.

Chưa kể đến bài toán quản lý hàng hóa, đơn hàng, nhân sự trên các kênh. Rất dễ rơi vào tình trạng tiêu tốn nhiều tiền để phát triển các kênh mà lợi nhuận thu về thì lại không bằng khi chỉ phát triển một kênh bán hàng duy nhất.

Vậy nên, chỉ cần một vài kênh bán hàng là đủ nếu tiếp cận tốt với khách hàng và phù hợp với hoạt động kinh doanh của shop bạn.

3.2. Đồng nhất quản lý các kênh

Quản lý các kênh bán hàng khác nhau. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tổng hợp và kiểm soát hàng hóa. Có thể nhầm lẫn hoặc bỏ sót khách hàng hoặc thất thoát doanh thu. Vậy nên để bán hàng đa kênh hiệu quả, hãy đồng bộ tất cả các kênh.

Một điều lưu ý là giá bán của sản phẩm trên các kênh. Bạn phải tính toán để có một mức giá tương đương nhau giữa hình thức kinh doanh trực tuyến và tại cửa hàng. Vì thói quen mua sắm của khách hàng là không cố định, sự chênh lệch giá cả quá nhiều ở các kênh sẽ khiến cho khách hàng không mua sản phẩm.

3.3. Điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm

Để tiếp thị hiệu quả và đúng cách đòi hỏi bạn phải chủ động và nhanh nhạy. Nếu thấy sản phẩm không phù hợp với website thì có thể tìm các kênh khác để tiếp cận khách hàng.

Ngành bán lẻ Việt Nam đồng thời hình thành hai hình thức: cửa hàng thực và gian hàng trực tuyến. Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ bán lẻ trực tuyến tăng trưởng nhanh hơn nhưng thương mại truyền thống vẫn là kênh mua bán lớn. Muốn trở thành “kẻ được” trên thương trường, bạn nên có những chiến lược phát triển kinh doanh đa kênh phù hợp.

Sử dụng một Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang MISA eShop là giải pháp quản lý thống nhất các kênh bán hàng, giảm chi phí thuê nhân lực. Bạn có thể tạo tài khoản dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh ngay tại đây.