Những xu hướng marketing trong ngành kinh doanh thời trang hiện nay

1282
xu hướng marketing trong kinh doanh thời trang

Đã qua rồi cái thời kinh doanh nghĩ giản đơn: cứ có hàng là có khách. Shop bạn có mẫu váy mới, các đối thủ cũng có, chưa kể đến giá cả lại cạnh tranh. Để bán hàng hiệu quả bạn cần biết những xu hướng marketing mới trong thời đại 4.0. Mục tiêu để khách hàng chọn bạn chứ không phải shop khác.

Đọc thêm:
>> Xây dựng chiến lược marketing cho shop thời trang vào dịp cuối năm
>> Lợi ích tuyệt vời của SMS Marketing đối với cửa hàng bán lẻ

1. Đừng để kinh doanh thời trang chỉ là chuyện mua bán!

Người tiêu dùng hiện đại không chỉ tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mục đích. Họ tìm kiếm nhiều thông tin để có sự lựa chọn thông minh: loại nào tốt nhất, so sánh chính sách ưu đãi giữa các shop, đánh giá của người dùng…

Vì vậy, nếu thông tin miêu tả sản phẩm rõ ràng, chính sách ưu đãi cụ thể. Hoặc có những chia sẻ (blog, web thông tin, video sản phẩm…). Lượng khách hàng tự nhiên sẽ tự tìm đến cửa hàng cửa bạn mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. 

Vì vậy, xây dựng fanpage bán hàng đừng chỉ có tin rao bán sản phẩm, sale. Nên có những bài gợi ý cách mặc đẹp, chọn đồ hoặc những câu chuyện truyền cảm hứng trong cuộc sống. 

Giới phân tích cho rằng tỷ lệ đẹp của bán hàng và chia sẻ trên một fanpage là 20-80. Thậm chí, nhiều người chấp nhận chia sẻ 100% thời gian đầu kinh doanh để kéo sự thu hút của khách hàng.

2. Cung cấp đủ giá trị cho khách hàng

Thói quen mua sắm của người tiêu dùng ngày càng thay đổi, ngày càng phụ thuộc vào điện thoại di động. Họ tìm kiếm những đánh giá từ người đã mua sản phẩm để quyết định hành vi mua sắm.

Theo một báo cáo, 57% người tiêu dùng cho biết họ chỉ tin dùng những sản phẩm hoặc gian hàng có đánh giá từ 4* trở lên. Như vậy, các đánh giá trực tuyến ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của phần đông người tiêu dùng. 

Các gian hàng nên đầu tư marketing vào việc đánh giá. Khuyến khích các khách hàng từng trải nghiệm sản phẩm để lại đánh giá tích cực. Nếu có những phản hồi tiêu cực, shop cũng nên giải quyết hợp lý. Không nên để lại ấn tượng xấu trong lòng khách hàng.

3. Xu hướng bán hàng đa kênh ( Omnichannel) 

Omnichannel là thuật ngữ chỉ bán hàng đa kênh, quản lý tập trung. Hiện nay có các kênh bán hàng chủ yếu như:

  • Các gian hàng trên sàn thương mại điện tử: Lazada, Shopee, Tiki…
  • Website bán hàng trực tuyến
  • Instagram
  • Youtube
  • Zalo
  • Mạng lưới cộng tác viên

Khi bán hàng online, đừng phụ thuộc 100% vào bất cứ kênh bán hàng nào cho dù nó đem lại hiệu quả cao đến mấy. Nếu triển khai tốt, các kênh sẽ hỗ trợ nhau tiếp thị sản phẩm và tăng nhận diện thương hiệu. 

Để hoạt động bán hàng đa kênh hiệu quả, các shop nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Mọi dữ liệu đơn hàng, hàng tồn kho, thông tin khách hàng sẽ được tự động cập nhật trên hệ thống quản lý. Bạn sẽ nắm bắt cụ thể, chi tiết các hoạt động kinh doanh của từng kênh.

Xu hướng marketing trong kinh doanh thời trang

Chỉ với 3.000đ/tháng, Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang MISA eShop sẽ hỗ trợ tối ưu các kênh bán hàng của bạn

Là sản phẩm công ty cổ phần Misa nên MISA eShop OCM có tính nắng báo cáo chính xác tình hình kinh doanh của cửa hàng mọi lúc – mọi nơi thông qua điện thoại di động. Phần mềm hỗ trợ quản lý hợp nhất bán hàng trên tất cả các kênh bán hàng từ website cửa hàng (với khách hàng sử dụng tên miền MISA eShop), facebook, zalo, lazada…

Đọc thêm:

>> Bán hàng đa kênh là gì? Phần mềm bán hàng đa kênh chuyên nghiệp
>> Bán hàng đa kênh cần chú ý điều gì để tiết kiệm chi phí và nguồn lực?

4. Sản xuất video bán hàng

Bạn đã bao giờ gặp những livestream bán quần áo, giày dép thu hút hàng nghìn lượt xem, chia sẻ và comment chưa? Hãy cùng xem video được “cưng chiều” như thế nào trên nền tảng các kênh bán hàng hiện nay: 

  • Facebook có tính năng tự động phát video khi bạn cuộn xuống xem bản tin. Đặc biệt ưu tiên hiển thị livestream.
  • Google có Youtube.
  • Trên các sàn thương mại điện tử cũng khuyến khích đăng video giới thiệu sản phẩm. Tăng thêm độ tin cậy cho khách hàng.

Vậy shop bạn thì sao? Thực tế, người tiêu dùng ngày càng lười đọc và bị chi phối bởi quá nhiều thông tin trên các trang mạng xã hội. Nếu trước đây, bạn chỉ cần đăng 1 post với caption hấp dẫn, chỉn chu hình ảnh một chút là có thể tạo ra đơn hàng. Nhưng phương pháp này giờ cũng rất khó ra đơn. Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Bạn nên sản xuất video có nội dung, truyền tải được giá trị của sản phẩm hoặc livestream bán hàng. Livestream vừa chia sẻ vừa bán hàng sẽ dễ tiếp cận tới người mua hơn.

5. Chatbot

Chatbot cũng là một xu hướng marketing hiện đại. Một chương trình được lập trình sẵn, giúp tương tác tự động với khách hàng bằng ngôn ngữ tự nhiên, được sử dụng dưới dạng tin nhắn. Chatbot chủ yếu được sử dụng ở một số mạng xã hội hay website. Với người bán hàng online, facebook chatbot là công cụ được sử dụng phổ biến nhất.

Xu hướng marketing

Một phần mềm quản lý cửa hàng thời trang trên đây đang tự động lấy thông tin khách hàng 

Các shop thời trang thường không thể online 24/7 nên việc sử dụng chatbot rất thuận tiện. Mục đích thu thập thông tin khách hàng, đưa ra các gợi ý hoặc tư vấn nhanh khá hiệu quả.  

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, nếu chỉ đơn giản là biết được các xu hướng là không đủ. Quan trọng các doanh nghiệp, cá nhân phải hành động nhanh và linh hoạt để thu được lợi nhuận trong ngành kinh doanh thời trang gần như đã bão hòa này. Hãy chủ động đi tìm khách hàng của mình!

Bài viết liên quan
Xem tất cả