Mở shop quần áo, giày dép có cần đăng ký kinh doanh không?

7693

Bạn có ý định kinh doanh giày dép, phụ kiện, quần áo nhưng vẫn còn băn khoăn về những thủ tục mở cửa hàng, hồ sơ đăng kí kinh doanh. Và, không biết chắc việc mở cửa hàng có bắt buộc phải có giấy phép đăng ký kinh doanh không. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc ấy.

Đọc thêm:

1. Mở shop quần áo, giày dép có cần đăng ký kinh doanh không?

Khi mở một shop bán quần áo, giày dép hay bất cứ một mặt hàng nào khác, bạn nên đăng kí giấy phép kinh doanh cho cửa hàng của mình. Việc làm này là hoàn toàn cần thiết để tránh những rắc rối về sau như công an thị trường kiểm tra giấy phép kinh doanh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa…

Với quy mô là cửa hàng, hãy đăng kí giấy phép kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể. Bạn có thể đăng kí giấy phép ngay tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp quận/huyện, nơi bạn mở cửa hàng kinh doanh.

Thủ tục đăng kí bao gồm chứng minh thư photo công chứng của chủ hộ cá thể đăng kí, giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh (theo mẫu), bạn có thể tải mẫu này trên mạng hoặc được phát tại cơ quan đăng kí.

Thời hạn giải quyết từ 5 ngày sau khi cơ quan chức năng nhận được hồ sơ đăng kí hợp lệ của bạn với mức lệ phí tương ứng cho đăng kí hộ kinh doanh là 30.000đ.

2. Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể

Đăng kí giấy phép kinh doanh, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của cửa hàng bạn phải nộp các loại thuế bắt buộc như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật.

2.1. Thuế môn bài

Là loại thuế mà bên bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nộp, là loại thuế thu hàng năm. Nếu cửa hàng bạn đăng kí kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, bạn sẽ phải nộp thuế môn bài cả năm. Trường hợp bạn đăng kí kinh doanh hộ cá thế trong 6 tháng cuối năm, bạn sẽ phải nộp 50% thuế môn bài của năm.

Mức thu của thuế môn bài phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng kí hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy khu vực từng tỉnh hay quốc gia.

2.2. Thuế GTGT
Số tiền phải nộp thuế sẽ bằng doanh thu nhân với tỷ lệ %. Shop quần áo thời trang thuộc nhóm hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa với tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu là 1%.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

2.3.  Thuế TNCN

Thuế TNCN (thu nhập chịu thuế) = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau phân phối, cung cấp hàng hoá là 7%, dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 30%, sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 15% và các hoạt động kinh doanh khác là 12%.

Đối với cá nhân đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh khác.

Đọc thêm:
>> 6 lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng thời trang
>> 4 chương trình khuyến mãi cho shop quần áo giúp bùng nổ đơn hàng

Như vậy, ngoài việc chuẩn bị vốn, mặt bằng hay nguồn hàng chất lượng, mở shop kinh doanh quần áo, phụ kiện bạn cũng nên chuẩn bị cả giấy phép kinh doanh trước khi đi vào bán hàng chính thức và nắm rõ các khoản thuế phải nộp khi hoạt động kinh doanh.
Chúc các chủ shop tương lai có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và hoạt động kinh doanh sớm gặt hái được nhiều thành công! Đăng ký nhận trọn bộ tài liệu bí quyết kinh doanh cửa hàng quần áo, giày dép dành cho người mới bắt đầu tại đây:
Bài viết liên quan
Xem tất cả