Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Thương hiệu thời trang quốc tế nào sẽ đổ bộ vào thị...

Thương hiệu thời trang quốc tế nào sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam?

1138
Thương hiệu thời trang quốc tế nào sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam?
Thương hiệu thời trang quốc tế nào sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam?

Với hơn 90 triệu dân, Việt Nam là một nước thu hút rất nhiều hãng thời trang nước ngoài đổ bộ vào thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bán lẻ trong nước. Xem ngay những hãng thời trang đang và sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam trong năm 2019. Đồng thời, ghi chú những bài học và phong cách bạn có thể học hỏi được để áp dụng cho cửa hàng mình.

1, SOWON

SOWON là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong 4 tháng đầu năm 2019. Tuy đã bước chân vào Việt Nam từ năm 2018, nhưng đến đầu năm nay SOWON mới quảng bá rầm rộ về thương hiệu mình.

Là hãng thời trang đến từ Hàn Quốc, SOWON chuyên về giày dép, túi xách, ví nữ dành cho giới trẻ. Đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 22-35, phù hợp với chị em văn phòng hay những cô gái có phong cách nhẹ nhàng, tươi trẻ.

Điều làm nên sự thu hút của SOWON, đó là sản phẩm có màu sắc và phong cách rất nhẹ nhàng. Mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm tốt. SOWON cũng chú trọng vào việc set up hệ thống cửa hàng bắt mắt, đen đến cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Và SOWON đưa đến bài học: Định vị khách hàng rõ ràng. Làm tốt từ khâu chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Xuyên suốt với chiến lược truyền thông đúng thời điểm.

Sowon có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2018
Sowon có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2018

2, ZARA

Không cần nói quá nhiều về ZARA thì các chủ cửa hàng cũng biết đến. đã vào thị trường Việt Nam được 2 năm, ZARA cũng gặt hái không ít thành công. Đồng thời cũng hút đi rất nhiều khách của các cửa hàng thời trang chuyên bán đồ thiết kế giá từ 300.000đ – 1,200,000đ/sản phẩm.

Có một yếu tố mà nhiều hãng thời trang trong nước chưa thể bắt kịp với ZARA, đó là sự thay đổi liên tục và rất nhanh các mẫu mã sản phẩm. Vốn biết đến là hãng thời trang nhanh, thành công cũng bởi làm được sự “nhanh chóng” trong xu hướng. Bước vào Việt Nam ZARA càng nhanh chóng chiếm lĩnh một phần thị trường.

Bài học để các shop bán lẻ thời trang Việt từ ZARA: nắm bắt xu hướng và thay đổi thật nhanh.

Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm mở shop và kinh doanh thời trang chi tiết nhất
>> Tổng hợp 3 cách tăng doanh thu hiệu quả nhất cho shop thời trang

3, OVS

OVS - thương hiệu thời trang bình dân phổ biến ở Châu Âu
OVS – thương hiệu thời trang bình dân phổ biến ở Châu Âu

Có vẻ OVS còn xa lạ với người Việt, nhưng nó lại rất phổ biến ở Châu Âu. OVS là thương hiệu thời trang bình dân, dự kiến năm 2019 sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam do công ty ACFC mang thương hiệu vào làng thời trang nhanh trong nước.

Tại Italy, OVS là đối thủ chính của thương hiệu thời trang H&M. OVS có đa dạng sản phẩm thời trang ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến thời trang cho người lớn. Với nhiều phong cách, sử dụng trong nhiều sự kiện đời thường, đi làm, đi chơi, công sở. OVS hướng đến người mua hàng chủ yếu là phân khúc đại chúng.

4, H&M

Tương tự ZARA, H&M cũng là một hàng thời trang nhanh hoạt động ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Với sức hút từ thị trường, nhu cầu tăng cao của người dân, H&M cũng chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ thời trang tại các thành phố lớn.

Trong khoảng 6 tháng mới vào Việt Nam, H&M thu về khoảng 322 tỷ đồng. Điều này là minh chứng rõ ràng cho việc, các thương hiệu tời trang Việt dù cố gắng như doanh thu cũng khó làm nên số tiền ấy chỉ trong 6 tháng hoạt động.

Tuy H&M có vẻ giảm sút doanh số bán hàng so với ZARA, nhưng nguồn thu mà họ nhận được cũng không hề nhỏ bởi sự đánh dấu của những cửa hàng mới tại Hà Nội, Sài Gòn.

Thương hiệu thời trang quốc tế nào sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam?
H&M: Thương hiệu thời trang quốc tế nào sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam

5, Uniqlo

Thương hiệu thời trang Nhật bản đã đánh tiếng sẽ đổ bổ vào thị trường Việt Nam trong mùa thu năm 2019.

Xu hướng “ăn liền” trong ngành thời trang tiếp tục khẳng định vị thế. Với những báo cáo nghiên cứu thị trường tiêu dùng, bình quân 1 năm người dân tăng đến 10% chi tiêu cho nhu cầu may mặc. Và đó chính là miếng mồi mà các doanh nghiệp nước ngoài nhắm đến.

Các thương hiệu nước ngoài đổ bộ vào thị trường, không có nghĩa là các cửa hàng nhỏ lẻ không có cơ hội tăng trưởng. Dù bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng nếu biết cách quản lý cửa hàng và có chiến lược sản phẩm, xúc tiến bán hợp lý. Các shop thời trang nhỏ hay chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Việt Nam đều có thể chiếm lĩnh thị trường.

Với xu hướng và tiềm năng không ngừng tăng trưởng, cạnh tranh tuy nhiều nhưng thời trang luôn là nơi không ít người có thể làm giàu cho mình bằng việc mở cửa hàng. Đừng ngần ngại khi có ý định khởi nghiệp. Hãy học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh hiệu quả. Thời trang luôn mang đến cho bạn những bất ngờ và thành quả đáng kinh ngạc nếu bạn làm tốt nó!

phần mềm quản lý cửa hàng