Ý tưởng mở cửa hàng phụ liệu may mặc thành công 100%

201
Kinh doanh cửa hàng phụ liệu may mặc

Khởi nghiệp kinh doanh làm giàu trong lĩnh vực thời trang là dự định của phần đông bạn trẻ. Ngoài việc mở shop quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang thì có một thị trường ngách tiềm năng: kinh doanh phụ liệu may mặc. Kinh doanh phụ liệu may mặc cần chuẩn bị bao nhiêu vốn? Mở cửa hàng phụ liệu may mặc bao gồm những bước nào? Nếu bạn cũng đang có ý tưởng kinh doanh này, hãy cùng MISA eShop tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Phụ liệu may mặc là gì?

Phụ liệu may mặc là những nguyên vật liệu, vật liệu cần thiết để sản xuất quần áo và các sản phẩm may mặc khác. Nguyên liệu và phụ liệu may mặc sẽ bao gồm nguyên liệu chính là vải. Có rất nhiều các loại vải khác nhau như vải cotton, vải lụa, vải len, vải thô, vải voan… Và các phụ liệu khác như các loại chỉ, cúc, dây kéo (zipper), đệm vai, đệm ngực, đệm mông, thun và các phụ liệu trang trí khác… Tùy thuộc vào sản phẩm, kiến thức và chuyên môn thì thợ may sẽ sử dụng chúng vào mỗi bộ quần áo thích hợp.

Phụ liệu may mặc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm may mặc chất lượng và đẹp mắt. Do đó việc lựa chọn nguyên phụ liệu may mặc là rất quan trọng trong quá trình sản xuất hàng may mặc.

*Các sản phẩm phụ kiện may mặc phổ biến:

  • Các loại dây giày, dây dệt, dây dệt bản, thun và các loại chỉ khâu, chỉ may 100% PE 100% Cotton.
  • Các loại chỉ chuyên sử dụng cho may mặc, may bao bì PP, may miệng bao thức ăn gia súc, gia cầm.
  • Các loại dây lé may viền chăn, ga, gối, dây bó tiền, dây bó chứng từ.
  • Các loại chỉ dệt mành, dệt chiếu cói, chiếu nhựa.
  • Các loại chun tròn, chun luồn, thun dệt bản.
  • Các loại dây giày, dây dệt chủng loại màu sắc, dây đai, dây bảo hiểm chất liệu 100% Polyester, 100% Polyamide,…
  • Nút nhựa, cúc nhựa, nút kim loại, cúc bốn thành phần, khuy cài, cúc bấm.
  • Chốt, khóa nhựa.
  • Khóa dây, khóa cuộn, khóa chiếc, khóa đồng, khóa cước, khóa nhựa.
  • Đầu khóa, củ khóa, tay khóa.
  • Phụ kiện đóng gói, phụ kiện đóng gói sơ mi…
  • Chun dệt, chun may mặc…
  • Dây treo thẻ bài, đạn bắn, đạn xâu, ti bắn, tag pin.
  • Đệm vai, ken vai, Oze, Phấn may…

2. Quy trình mở cửa hàng phụ liệu may mặc đầy đủ chi tiết

2.1. Đăng ký hộ kinh doanh

“Mở cửa hàng phụ kiện may mặc có cần đăng ký kinh doanh không?”. Việc đăng ký kinh doanh không chỉ giúp cửa hàng của bạn hoạt động hợp pháp mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Bảo vệ quyền lợi: Đăng ký kinh doanh giúp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trước pháp luật.
  • Tính minh bạch: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thuế và các giao dịch tài chính.
  • Uy tín: Tăng cường uy tín và sự chuyên nghiệp đối với khách hàng, đối tác. Đặc biệt nếu bạn làm việc với các xưởng may, đơn vị may mặc thì sẽ cần xuất hóa đơn đỏ.

Dưới đây, MISA eShop sẽ hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ để đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

  • Hợp đồng thuê địa chỉ cửa hàng, địa chỉ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, cửa hàng kinh doanh phụ liệu may mặc.
  • Bản sao CCCD của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh để chứng minh tư cách cá nhân.
  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (theo bản mẫu)
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì chủ cửa hàng phụ liệu may mặc sẽ mang hồ sơ đến nộp tại Ủy ban nhân dân quận hoặc huyện trực thuộc. Thời gian để xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ mất khoảng 5 ngày làm việc.
  • Khi có được giấy cấp phép thì cửa hàng phụ liệu may mặc của bạn có thể đi vào hoạt động ngay.

Xem thêm Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể để mở shop thời trang 

2.2. Lựa chọn mặt bằng phù hợp 

Khi lựa chọn mặt bằng để mở cửa hàng phụ liệu may mặc, cần xem xét các yếu tốt sau để đảm bảo thu hút khách hàng và hoạt động kinh doanh hiệu quả:

  • Vị trí: Lựa chọn vị trí thuận lợi, xe cộ đi lại dễ dàng và có mật độ dân số đông. Nếu có vốn, bạn có thể lựa chọn địa điểm gần trung tâm, gần đường lớn. Còn nếu vốn hạn hẹp thì mở cử hàng ở ngoại thành nhưng phải đảm bảo phương tiện di chuyển thuận lợi.
  • Diện tích: Đủ rộng để trưng bày sản phẩm và thoải mái cho khách hàng tham quan mua sắm. Đồng thời có không gian kho lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
  • Giá thuê: Cân nhắc giá thuê sao cho phù hợp với ngân sách. Không nên để chi phí thuê mặt bằng chiếm quá 20% tổng doanh thu.
  • An ninh: Đảm bảo khu vực mở cửa hàng có an ninh tốt.
  • Cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống thoát nước, chỗ đậu xe để đảm bảo thuận tiện cho cả chủ và khách hàng.

Lựa chọn mặt bằng và vị trí kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Cần cân nhắc kỹ giữa vị trí mặt bằng, giá thuê và nguồn vốn sao cho hợp lý. Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp.

2.3. Lựa chọn nguồn hàng & nhà cung cấp uy tín, chất lượng

Nguồn hàng đa dạng và chất lượng giúp hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Dưới đây là 3 nguồn hàng cung cấp nguyên phụ liệu may phổ biến hiện nay:

  • Chợ đầu mối như chợ Ninh Hiệp (miền Bắc), chợ An Đông (miền Nam)…: Đây là những điểm giao thương cung cấp nguồn hàng đa dạng với mức gia hợp lý, luôn sẵn hàng. Tuy nhiên sẽ bị phụ thuộc vào các tiểu thương và giá cả đôi khi cũng khó cạnh tranh.
  • Nhà máy may, xưởng may: Đây là những nguồn hàng có thể cung cấp phụ liệu may mặc với số lượng nhiều trong thời gian ngắn. Tuy nhiên mẫu mã sẽ không đa dạng bởi vì đa phần sẽ làm theo yêu cầu từ chủ cửa hàng. Hình thức nhập hàng phù hợp với các cửa hàng phụ liệu may mặc lớn hoặc kinh doanh theo chuỗi.
  • Nguồn hàng từ nước ngoài như Thái Lan, Quảng Châu (Trung Quốc): Mẫu mã đa dạng và bạn có thể đặt với số lượng lớn. Tuy nhiên, thời gian chờ hàng sẽ lâu và chi phí vận chuyển sẽ bị cao hơn rất nhiều so với 2 nguồn hàng ở trên.

Do đó, tùy thuộc vào từng nhu cầu về chất lượng sản phẩm, quy mô kinh doanh bạn có thể tham khảo và lựa chọn tìm nguồn hàng phù hợp. Bạn nên cân đối với ngân sách sao cho hợp lý nhất.

2.4. Bảng giá hợp lý cho từng sản phẩm

Cửa hàng nguyên phụ liệu may mặc đa dạng sản phẩm. Để dễ dàng quản lý doanh thu của cửa hàng thì bạn nên xây dựng bảng giá hợp lý cho từng sản phẩm.

Tham khảo giá thị trường của một số sản phẩm nguyên phụ liệu may mặc:

Loại nguyên phụ liệu Đơn vị Giá (VNĐ)
Vải cotton m 70.000 – 100.000
Vải kaki m 30.000 – 40.000
Vải jean m 80.000 – 100.000
Chỉ may công nghiệp cuộn 50.000
Cúc áo gr 120.000
Dây thun m 10.000
Đệm áo sơ mi chiếc 15.000
Giấy hút ẩm gói 5.000

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo nhà cung cấp và thị trường. Tùy vào chất lượng của phụ liệu cũng như thương hiệu cửa hàng mà bạn nên xác định bảng giá cho từng sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

2.5. Hiểu biết đầy đủ về thuế

Tại Phụ lục số 01: Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ cá nhân kinh doanh (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính):

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
…- Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;… 5% 2%
3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;…

Căn cứ vào quy định nêu trên thì:

  • Nếu cửa hàng đăng ký hộ kinh doanh với ngành nghề gia công may mặc thì tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT là 3%; tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%.
  • Nếu cửa hàng đăng ký hộ kinh doanh với ngành nghề là dịch vụ may đo quần áo thì tỷ lệ tính thuế trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT là 5%; tỷ lệ thuế TNCN là 2%.
  • Nếu cửa hàng đăng ký hộ kinh doanh với cả 2 ngành nghề là dịch vụ may đo và gia công may mặc thì cần thực hiện kê khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp đối với từng ngành nghề.

2.6. Chiến lược quảng bá phù hợp từng thời điểm

Để quảng cáo cửa hàng nguyên phụ liệu may mặc và tiếp cận tới nhiều khách hàng mục tiêu, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: khách buôn, khách lẻ, xưởng may mặc…
  • Xây dựng và tối ưu các trang mạng xã hội: Cập nhật thông tin, hình ảnh, giá ưu đãi của các sản phẩm. Đồng thời tạo những nội dung hấp dẫn như lịch sử ngành may mặc, hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, chia sẻ các xu hướng thời trang… Nên ưu tiên sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram
  • Quảng cáo trực tiếp thông qua việc tham gia các hội chợ ngành may mặc, tổ chức workshop hoặc hợp tác với các nhà thiết kế thời trang để tăng cơ hội tiếp xúc

Bằng cách kết hợp những gợi ý trên, bạn có thể tăng cơ hội tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó thúc đẩy doanh số cho cửa hàng của mình.

3. Mở cửa hàng phụ liệu may mặc cần bao nhiêu vốn? 

Mức vốn cần thiết để mở cửa hàng phụ liệu may mặc có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của hàng, vị trí và chi phí thuê mặt bằng. Dựa trên những thông tin khảo sát của MISA eShop, dưới đây là một số lưu ý về chi phí:

  • Nếu bạn mở cửa hàng với quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn
  • Trường hợp đã có cửa hàng hoặc sẵn mặt bằng thì chi phí khoản này bỏ qua
  • Chi phí nhập hàng: Từ 100 – 200 triệu
  • Công cụ dụng cụ cửa hàng: 50 – 100 triệu

Như vậy với 01 cửa hàng quy mô nhỏ mở ở ngoại thành, có sẵn mặt bằng kinh doanh thì sẽ cần khoảng 100 – 200 triệu. Những phân tích này mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo điều kiện của bạn. Ngoài ra có một số chi phí không cố định như nhập hàng, quảng cáo, và quản lý hàng ngày…

4. Mở cửa hàng phụ liệu may mặc có nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng không? 

Quản lý cửa hàng nguyên phụ kiệu may mặc có thể gặp một số khó khăn như:

  • Khó theo dõi chính xác số lượng và trọng lượng của NVL, đặc biệt khi sản phẩm được đóng gói theo đơn vị khác nhau nhưng xuất bán lẻ.
  • Phải xử lý các tình huống phức tạp như khi khách hàng không hài lòng và muốn trả sản phẩm. Hoặc khách hàng băn khoăn về giá, cần tư vấn kỹ.
  • Mất nhiều thời gian theo dõi trạng thái giao hàng, giải quyết vấn đề phát sinh và tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận cuối ngày.
  • Không kịp thời nắm bắt chính xác tồn kho hàng hóa nên xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu, khách hàng phải chờ đợi.

Để giải quyết những khó khăn này, bạn có thể áp dụng các giải pháp như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tự động hóa quy trình, đào tạo nhân viên về kỹ năng chăm sóc khách hàng và tìm hiểu kỹ về thị trường để đưa ra mức giá cạnh tranh.

Một số tính năng cần có của phần mềm quản lý cửa hàng nguyên phụ liệu may mặc:

  • Quản lý kho hàng hóa theo mã sản phẩm nhanh chóng
  • Kiểm tra tồn kho cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng tự động và chính xác
  • Thiết lập nhiều mức giá bán khác nhau: sỉ/lẻ
  • Cài đặt được trên nhiều thiết bị như PC, mobi, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, máy POS/POS mini, ngăn kéo đựng tiền…
  • Cho phép khách hàng thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, thẻ ngân hàng, chuyển khoản, ví điện tử, quét mã QR code…
  • Hệ thống báo cáo bán hàng chi tiết, chuẩn xác, kết quả kinh doanh được thể hiện trực quan qua hệ thống bảng biểu đồ sinh động

Tối ưu việc quản lý cửa hàng phụ liệu may mặc chỉ với vài thao tác đơn giản 


 

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả