Kinh nghiệm mở cửa hàng kính mắt

9099
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán kính mắt
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán kính mắt

Kính mắt – vật dụng “nhỏ nhưng có võ” không chỉ có công dụng hỗ trợ cho các tật về mắt, làm tăng tính thời trang mà còn có khả năng chống bụi, chống nắng,… rất hữu ích trong thời buổi mà ô nhiễm môi trường càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu đang ấp ủ mở một cửa hàng bán kính mắt để phục vụ cho nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, bạn hãy ghi nhớ ngay những kinh nghiệm dưới đây!

>> Kinh nghiệm mở shop quần áo chi tiết nhất cho người mới bắt đầu

1. Mở cửa hàng kính mắt cần bao nhiêu vốn?

Dù bạn kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào, bạn cũng cần phải có vốn. Tùy vào mục đích và tham vọng kinh doanh của bạn để tính toán kỹ số tiền phải bỏ ra cho cửa hiệu của mình.

Nguồn vốn tối thiểu phải có để mở được cửa hàng là từ 200 – 300 triệu đồng, hỗ trợ chi trả cho những khoản như: chi phí thuê cửa hàng, chi phí mua sắm máy móc, chi phí nhân viên, chi phí đồ trang trí như kệ, tủ, gương,…, chi phí nhập hàng.

Bạn cũng đừng quên giữ lại vốn dự phòng trong những trường hợp phát sinh không mong muốn. Hãy lập một bản kế hoạch tài chính thật rõ ràng, sắp xếp theo thứ tự thiết yếu từ cao xuống thấp để không bị rối trong công tác chuẩn bị.

Ngay từ khi sử dụng vốn, hãy thống kê lại những khoản chi phí phải bỏ ra để căn cứ vào đó, bạn có thể kiểm soát được dòng tiền, đồng thời cũng xác định được mức giá bán phù hợp.

Bên cạnh vốn để thuê mặt bằng, nhập hàng, hầu hết các cửa hàng bán kính mắt ngày nay đều dành ra một khoản chi để sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm này sẽ giúp chủ cửa hàng nắm được toàn bộ chi phí, doanh thu, lỗ lãi và các báo cáo về hàng hóa, tồn kho, khách hàng và nhân viên. Nhờ việc đầu tư ngay từ đầu, rất nhiều cửa hàng đã quản lý cửa hàng khoa học và tạo dựng sự chuyên nghiệp từ bước đầu cho cửa hàng mình.

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán kính mắt

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán kính mắt

2. Mở cửa hàng kính mắt phải am hiểu về sản phẩm

Là người bán hàng, trước hết bạn phải hiểu rõ về sản phẩm mà mình bán ra. Không phải ai sinh ra cũng đã biết được hết mọi thứ. Trước khi làm ông chủ, ai cũng đã từng là nhân viên. Nếu bạn chưa biết nhiều về kính mắt, hãy dành một khoảng thời gian đi làm ở một cửa hàng bán mắt kính mà bạn cảm thấy tốt.

Làm việc ở một cửa hàng khác trước khi mở cửa hiệu cho riêng mình sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều. Hãy chịu khó học hỏi, để ý và quan sát. Trước tiên là về chuyên môn nghiệp vụ, sau đó là kinh nghiệm quản lý cửa hàng, quản lý nhân viên để cửa hàng vận hành tốt.

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán kính mắt

Am hiểu sản phẩm là điều cốt lõi giúp bạn hiểu được khách hàng

Khi mở cửa hàng về kính mắt, bạn cần nắm rõ những đặc điểm về sản phẩm như:

2.1.Về gọng kính

Trên thị trường hiện nay có 2 loại gọng kính được sử dụng nhiều nhất là gọng kính nhựa và kim loại.

  • Gọng nhựa bao gồm: TR90, Ultem, Injection, Acetate và Otyl,.. rẻ và nhẹ hơn gọng kim loại, được sử dụng phổ biến, nhiều màu sắc và đa dạng về kiểu dáng.
  • Gọng kim loại có khung kim loại cổ điển và sang trọng hơn, thích hợp với độ tuổi lớn hơn như nhân viên văn phòng, người trung niên,…

2.2.Về tròng kính

Tròng kính bao gồm: tròng thủy tinh và tròng nhựa.

  • Tròng nhựa nhẹ hơn tròng thủy tinh, thoải mái và bền, khả năng chống va đập cao.
  • Tròng thủy tinh được làm bằng thủy tinh trong thực tế chỉ chiếm khoảng 6% dùng cho những người có độ khúc xạ cao, tròng thủy tinh có độ quang học tốt, độ trong suốt cao nhưng lại nặng và dễ vỡ.

2.2. Về các trang thiết bị, máy móc cần nhập

Bạn cần phải trang bị cho cửa hàng bán mắt kính của mình những vật dụng cần thiết sau: Máy đo thị lực, máy mài, gương, tủ kính để để gọng kính, quầy tủ kính để trưng bày các mặt hàng kính thời trang, kính râm,..

Để tăng tính cạnh tranh cho cửa hàng của bạn, bạn nên nhập những mặt hàng đa dạng về giá cả, kiểu dáng và mẫu mã để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Đọc thêm:
>> Bạn có thể mất tiền mất của nếu quản lý cửa hàng lỏng lẻo
>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại cửa hàng

3. Giấy phép đăng ký kinh doanh mở cửa hàng bán kính mắt

Tất nhiên kinh doanh mặt hàng gì bạn cũng cần phải đăng ký giấy phép hoạt động, nhưng đối với việc kinh doanh kính mắt, giấy tờ và thủ tục kinh doanh sẽ phức tạp hơn một chút.
Nếu bạn mở cửa hàng bán kính thời trang thông thường, bạn chỉ cần làm các thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể, sau đó đến Ủy ban nhân dân phường – nơi mở cửa hiệu để xin dấu và nộp các khoản thuế.

Nhưng nếu cửa hiệu của bạn bán kính thuốc, bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề y dược (trình độ trung cấp trở lên) mới được công nhận kinh doanh hợp pháp.

Đừng lo lắng quá! Nếu như bạn chưa có chứng chỉ, hãy thuê một người có chứng chỉ làm điều đó cho bạn.

4. Đầu tư cho nhân viên

Kính mắt rất quan trọng với những người có tật về mắt. Chính vì vậy, nếu nhân viên của bạn làm việc không đúng quy trình và làm ra những sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đôi mắt của người sử dụng. Đeo một cặp kính mắt không phù hợp có thể khiến khách hàng cảm thấy mỏi mắt, khó chịu và thậm chí phá hủy cả đôi mắt của họ.

Vì thế, trong những cửa hàng bán kính mắt, nhân viên cần phải được đào tạo và thực hiện nghiệp vụ thật tốt. Tuân thủ đầy đủ quy trình khám mắt, đo khúc xạ, đo tiêu cự, cắt kính,… đảm bảo đúng và chất lượng.

Khi mới tuyển nhân viên về, bạn nên kiểm tra trình độ của họ trước, sau đó training những điều mà họ thiếu, để họ không mắc sai sót trong quá trình làm việc.

Kinh nghiệm mở cửa hàng kính mắt

Nhân viên của cửa hàng kính mắt cần am hiểu sản phẩm và làm theo đúng tuần tự để tư vấn loại mắt kính phù hợp với khách hàng

5. Địa điểm nào thích hợp và thuận lợi để mở cửa hàng bán kính mắt?

Vị trí trong kinh doanh rất quan trọng. Đâu sẽ là nơi bạn có thể tin tưởng để “chọn mặt gửi vàng”?Hãy dành thời gian đi khảo sát thị trường, xem quanh khu đó đã có nhiều đối thủ hay chưa? Khách hàng mục tiêu của bạn có tập trung nhiều ở đó hay không?

Khách hàng sử dụng kính mắt nhiều nhất chính là đối tượng học sinh, sinh viên – những người hay mắc các tật khúc xạ về mắt. Chính vì vậy, “địa điểm vàng” bạn có thể lựa chọn để mở cửa hiệu chính là ở ngã tư, nằm gần các tòa nhà lớn, khu dân cư, các trường học, những địa điểm thu hút được sự chú ý.

6. Thiết kế và trang trí cửa hàng bán mắt kính

Trong những cửa hàng bán kính mắt, việc bày trí, sắp xếp được khách hàng rất xem trọng bởi đó là bộ mặt của cả cửa hàng.

Cửa hiệu của bạn nên tạo được điểm tiếp xúc với khách hàng ngay từ lúc mới nhìn thoáng qua. Muốn làm được điều đó, trước hết, biển hiệu của bạn phải được thiết kế to, sử dụng các gam màu trầm nhưng bắt mắt, gây chú ý từ cái nhìn đầu tiên.

Bên trong cửa hàng bán mắt kính cần được sắp xếp khoa học và hợp lý. Các quầy kính nên được chia rõ theo các mức giá, tại bàn tiếp khách có sẵn bảng giá để khách hàng tham khảo, có gương to để khách thử gọng kính hợp với mình.

7. Đầu tư cho các hoạt động xúc tiến

kinh nghiệm mở cửa hàng kính mắt

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng cho cửa hàng kính mắt

Trong thời điểm hiện nay, mặt hàng kính mắt là mặt hàng cạnh tranh rất cao. Bởi vậy, bạn cần có những chương trình marketing, xúc tiến để thu hút và tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.

Nếu cửa hiệu của bạn mới mở, có thể sử dụng hình thức phát tờ rơi ở các trường học. Đối tượng sẽ là những phụ huynh học sinh hay đón con đi học, và sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng,…

Các chương trình ưu đãi bạn có thể áp dụng là giảm giá vào các dịp khai trường, các dịp lễ, ngày kỷ niệm,.. mua mắt kính tặng gọng kính, giảm giá cho học sinh sinh viên, giảm giá cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập cao để khuyến khích và kích thích nhu cầu mua của họ.

8. Lên một kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng

Dù bạn làm gì cũng vậy, càng rõ ràng, cụ thể và càng chi tiết, hiệu quả sẽ càng cao. Hãy lập một bảng kế hoạch, trong đó có tất tần tật những công việc mà bạn phải làm, từ khảo sát thị trường, kêu gọi góp vốn, tìm nguồn hàng, xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng, quản lý nhân viên,…

Đừng quên nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè và các phần mềm công nghệ hiện đại. Nếu bạn mở cửa hàng bán mắt kính có thể sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng để giúp cho công việc kinh doanh hiệu quả.

Cuối cùng, chúc cho việc mở cửa hàng bán kính mắt của bạn sẽ thuận lợi và phát triển tốt!

Phần mềm quản lý bán hàng

Bài viết liên quan
Xem tất cả