Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch

2280
kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch
Khách hàng mục tiêu của cửa hàng là ai?

Nếu bạn đang có mong muốn mở một cửa hàng bán đồ du lịch của riêng mình, hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm quý báu sau để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của bạn. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch dành cho những người chưa có kinh nghiệm.

Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm lấy hàng Quảng Châu chất lượng tốt, giá rẻ
>> Mở shop quần áo, giày dép có cần đăng kí giấy phép kinh doanh không?

1. Tiềm năng của những cửa hàng bán đồ du lịch

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng tăng cao, nhu cầu về du lịch của mỗi cá nhân cũng từ đó mà tăng lên nhiều hơn. Chính vì vậy, nếu bạn đang ấp ủ mở một cửa hàng bán đồ du lịch thì thời điểm này chính là thời điểm vàng để bạn thực hiện điều đó.

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch

Nhu cầu mua sắm đồ du lịch ngày càng cao

2. Bán đồ, phụ kiện du lịch là bán những gì?

Mỗi người sẽ có những mong muốn riêng cho chuyến đi của mình. Tùy vào hình thức và mục đích đi du lịch của khách hàng mà bạn sẽ bán những sản phẩm thích hợp. Hiện nay mọi người sẽ đi du lịch theo hai hình thức chính là đi phượt và đi tour.

Đối với khách du lịch đi theo hình thức đi phượt, bạn có thể bán cho họ những sản phẩm như: ba lô, túi xách và phụ kiện, kính chống bụi, khăn phượt, giáp bảo hộ, đèn pin, đồ leo núi, cắm trại, đi biển,…

Còn đối với khách du lịch đi theo hình thức đi tour, họ sẽ chau chuốt và để ý hơn đến ngoại hình của mình. Bộ đồ thoải mái, năng động nhất chính là sự lựa chọn tối ưu. Chính vì thế, bạn có thể bán: quần áo, váy đi biển, mũ vành, kính râm, kính bơi, mặt nạ, ống lặn,…

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch

Bán đồ, phụ kiện du lịch là bán những gì?

3. Nhập đa dạng hàng hóa khi mở cửa hàng bán đồ du lịch

Sự tiện lợi luôn là yếu tố then chốt trong tâm lý mua hàng của khách hàng. Đặt bạn vào vị trí khách hàng, bạn cần mua rất nhiều món đồ, nhưng bạn sẽ không muốn đến nhiều cửa hàng để mua, mà sẽ chọn cửa hàng đáp ứng được nhiều nhất số hàng mà bạn muốn chọn. Vì vậy, hãy nhập đa dạng hàng hóa, để khách hàng đến cửa hàng của bạn là đã có thể mua được gần như đầy đủ lượng đồ cho chuyến du lịch của mình.

Bạn có thể nhập nguồn hàng thông qua hình thức online hoặc offline. Sẽ là tốt nhất nếu bạn đến được trực tiếp nhà cung cấp để nhập hàng, bạn sẽ biết được cụ thể chất lượng và mẫu mã sản phẩm như thế nào.

Các nguồn hàng đồ du lịch bạn tham khảo được sẽ là các địa điểm như chợ Quảng Châu Trung Quốc, chợ Nga Campuchia, chợ sỉ Pratunam Thái Lan, … Ngoài ra nếu không thể trực tiếp đi nhập hàng, bạn có thể đặt hàng online qua các trang web lớn như taobao, Tmall, 1688,..

Đa dạng về hàng hóa là chưa đủ, bởi khách hàng của bạn ở mọi độ tuổi, giới tính vì vậy mức sống và mức thu nhập của họ khác nhau, khả năng chi trả cũng khác nhau. Danh sách hàng hóa nên đa dạng mẫu mã, sản phẩm và giá cả.

4. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch – Tìm khách hàng của bạn ở đâu?

Vì ai cũng có nhu cầu du lịch, vì vậy khách hàng của bạn sẽ có mặt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, bạn nên khoanh vùng lại những khách hàng tiềm năng nhất. Đó sẽ là những người có tình hình tài chính ổn, thu nhập từ khá trở lên, nhu cầu du lịch của họ sẽ cao hơn những người khác.

kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ du lịch

Khách hàng mục tiêu của cửa hàng là ai?

Bạn có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách liên kết với những công ty du lịch, hợp tác với họ quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia vào các nhóm phượt, diễn đàn, nhóm du lịch, hội review những địa điểm du lịch nổi tiếng,… thông qua đó tiếp cận đến khách hàng.

5. Mở cửa hàng bán đồ du lịch nên chọn những kênh bán hàng nào?

Cửa hàng truyền thống và online là 2 kênh chính mà bạn có thể lựa chọn để tiếp cận khách hàng.

Khi bạn bán các sản phẩm đồ du lịch của mình bằng hình thức online, hãy xây dựng hệ nhận diện thương hiệu thật tốt. Từ logo, hình ảnh cửa hàng, hình ảnh các sản phẩm đăng trên fanpage,… cần thể hiện được phần nào chất lượng và chiếm được cảm tình của khách hàng.

Ngoài ra, tại trực tiếp cửa hàng, bạn nên bày trí hàng hóa theo một bố cục hợp lý, dễ nhìn cho khách. Nên chia riêng cụ thể quầy nào bán đồ cho dân du lịch phượt, quầy nào bán đồ cho chuyến du lịch biển, quầy nào bán phụ kiện cho chuyến đi núi,..

Các mặt hàng hay được khách hàng lựa chọn và phổ biến nên được xếp ở vị trí dễ nhìn, dễ nhận ra ngay khi bước vào cửa hàng.

6. Quản lý cửa hàng bán đồ du lịch hiệu quả

Sự thành công hay thất bại của một hoạt động kinh doanh, phụ thuộc chính vào việc người chủ quản lý cửa hàng như thế nào? Làm sao để quản lý được cửa hàng, nhân viên của bạn tốt nhất? Làm sao để quản lý chặt chẽ số tiền thu được, tránh thất thoát tiền? Làm sao để quản lý được chính xác và nhanh chóng các sản phẩm nhập về bao nhiêu, xuất đi bao nhiêu, sản phẩm nào đang được bán chạy nhất?

Bạn hãy tự mình đặt ra câu hỏi, và tìm ra phương hướng giải quyết những câu hỏi đó. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý bán hàng. Cửa hàng của bạn kinh doanh đồ du lịch, vậy phần mềm quản lý cửa hàng thời trang MISA eShop sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Những kinh nghiệm trên hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và giúp cho việc mở cửa hàng bán đồ du lịch của bạn thuận lợi, phát triển. Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh đồ du lịch quản lý tồn kho, doanh thu chính xác:

phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng thời trang