Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Thời điểm vàng để mở rộng kinh doanh thành chuỗi cửa hàng

Thời điểm vàng để mở rộng kinh doanh thành chuỗi cửa hàng

2290
Khi nào nên mở rộng kinh doanh thành chuỗi cửa hàng?
Khi nào nên mở rộng kinh doanh thành chuỗi cửa hàng?

Cửa hàng bạn đã đi vào ổn định và thu lãi cao mỗi tháng, vì vậy bạn nghĩ đến việc mở rộng quy mô và hệ thống cửa hàng. Nhưng chỉ dựa trên căn cứ ấy để mở rộng quy mô liệu có mang lại rủi ro cao? Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng nào hiệu quả? Bài viết này MISA eShop sẽ đưa ra những gợi ý để giúp bạn có quyết định chính xác trước khi mở thêm các chi nhánh bán hàng.

Đọc thêm:
>> Đừng mở chuỗi cửa hàng thời trang nếu không biết những sai lầm này!
>> Bí quyết gì đã giúp chuỗi cửa hàng Mituu house hoạt động hiệu quả?

1. Căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế tại cửa hàng

Muốn mở rộng quy mô, phải xem tình hình kinh doanh của shop thời trang có đang hoạt động tốt hay không. Nếu cửa hàng đang thua lỗ mà bạn lại định đầu tư thêm chi nhánh mới, đây là quyết định sai lầm trong kinh doanh. Bạn có thể lâm vào thế bí, thậm chí là đóng cửa.

Nếu việc buôn bán đang có lãi, bạn cần xem xét đến các yếu tố khác như:

  • Lượng lợi nhuận có ổn định hay phập phồng, tháng nhiều tháng ít?
  • Chi phí đầu tư cho cơ sở hiện tại so với doanh thu đạt được?
  • Lượng khách hàng đến từ đâu? (Khu vực địa lý? Mua hàng trực tiếp hay online?…)

Nếu muốn mở rộng quy mô, trước tiên hoạt động kinh doanh của shop quần áo/giày dép/phụ kiện hiện tại phải đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận và tập khách hàng phải ổn định. Có như vậy, việc mở thêm chi nhánh mới không ngốn quá nhiều tài sản bạn có. Đồng thời bạn sẽ có đủ lượng vốn để xoay vòng trước khi cơ sở mới hoạt động ổn định.

Khi nào nên mở rộng kinh doanh thành chuỗi cửa hàng?

Xem xét lại tình hình kinh doanh của cửa hàng hiện tại

2. Đánh giá tiềm năng khi mở shop thời trang ở chi nhánh mới

Nếu có ý định mở thêm cửa hàng, hãy tham khảo các địa điểm mở cơ sở mới phù hợp và đánh giá tiềm năng ở bán hàng ở nơi đó. Trong đó, chi phí và khách hàng là 2 yếu tố quan trọng nhất để bạn đánh giá nên hay không nên mở cửa hàng.

  • Khách hàng: quy mô khách hàng, thói quen mua sắm của họ và xét xem trong tập khách hàng hiện tại có khách hàng nào nằm trong khu vực đó không? Tỉ lệ cao hay thấp.
  • Chi phí: chi phí để thuê mặt bằng, nhân viên có gì chênh lệch so với cửa hàng hiện tại?

Có rất nhiều shop quần áo thành công ở cơ sở 1, nhưng mở thêm cơ sở 2, 3 lại thua lỗ do chưa khảo sát kĩ thị trường và đánh giá tiềm năng phát triển cửa hàng ở nơi mới.

Nguyên nhân thua lỗ là chi phí thuê mặt bằng quá lớn, không thu hút được khách hàng do thói quen khách hàng khác biệt, hoặc khách hàng đã quen thân với các shop mở trước đó. Chính vì vậy, để mở rộng thêm chi nhánh, hãy cân nhắc đến yếu tố tiềm năng bán hàng tại cơ sở mới trước khi tiến hành mở cửa.

3. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng thời trang

Bạn đã có kinh nghiệm mở shop quần áo, giày dép nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý chuỗi thời trang. Đây cũng là một trong những câu hỏi cần đặt ra khi muốn mở thêm cửa hàng, rằng “Quản lý hệ thống 2,3 đến nhiều shop hơn thì phải làm thế nào?”.

Trong những yếu tố cần quản lý ở các cơ sở khác nhau, bạn cần quan tâm nhất đến việc:

  • Quản lý hàng hóa: số lượng hàng hóa nhiều hơn khi có thêm chi nhánh, điều chuyển hàng hóa giữa 2 kho, mẫu mã đa dạng hơn. Tình trạng thất thoát, tồn kho khó kiểm soát hơn.
  • Quản lý doanh thu, chi phí khó khăn hơn vì không trực tiếp kiểm soát được tình hình bán hàng tại các chi nhánh cùng lúc.
  • Quản lý nhân viên: số lượng nhân viên nhiều hơn, không thường xuyên sát sao nhân viên như khi có 1 cửa hàng.

Nếu xác định mở chuỗi bạn cần tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu để tránh tình trạng thất thoát quần áo, giày dép hay không kiểm soát được dòng tiền.

Khi nào nên mở rộng kinh doanh thành chuỗi cửa hàng?

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng thời trang rất quan trọng

4. Xu hướng mở rộng và quản lý chuỗi trong kinh doanh cửa hàng thời trang

Mở rộng chuỗi là xu hướng của hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là ngành thời trang. Nếu đã biết đến xu hướng ấy thì hẳn bạn cũng biết đến xu hướng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thời trang cho quản lý chuỗi cửa hàng quần áo, giày dép, phụ kiện.

Để đảm bảo chắc chắn việc chủ/quản lý luôn nắm được mọi diễn biến tại từng cửa hàng, phần mềm quản lý shop thời trang chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò là thư kí tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng để cửa hàng vận hành hiệu quả. Trong đó, phần mềm giúp chủ shop:

  • Thống kê tình hình bán hàng tại các chi nhánh như doanh thu, lợi nhuận, chi phí và công nợ ở từng cơ sơ.
  • Kiểm soát số lượng tồn kho hàng hóa và kiểm kho mọi lúc mọi nơi thông qua các báo cáo trên điện thoại, laptop hay máy tính bảng.
  • Quản lý nhân viên và chỉ định vai trò. Thống kê doanh số bán hàng của từng nhân viên tại mỗi chi nhánh.
  • Hơn 40 mẫu báo cáo, phân tích tình hình kinh doanh và xu hướng kinh doanh như mặt hàng bán chạy, chi nhánh nào hoạt động tốt nhất đều được đưa ra.

Đọc thêm:
>> Chủ thương hiệu Aobongda123.com chia sẻ kinh nghiệm quản lý chuỗi 16 cửa hàng
>> Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho chuỗi cửa hàng thời trang

5. Lời kết

Bởi sự chi tiết và chính xác trong quản lý mà xu hướng sử dụng phần mềm trong quản lý chuỗi cửa hàng thời trang là rất cần thiết. Nếu có ý định mở rộng cửa hàng, nhất định bạn phải biết xu hướng này để áp dụng trong quản lý cửa hàng, giúp gia tăng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí vận hành cửa hàng một cách tối ưu.

MISA eShop là phần mềm quản lý bán hàng thời trang đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ và hoạt động hiệu quả cho mọi cửa hàng có quy mô từ 1 cửa hàng đến chuỗi nhiều chi nhánh. Nắm bắt được xu hướng quản trị bán lẻ, MISA eShop đã phát triển đầy đủ tính năng để giúp chủ shop dù có kinh nghiệm quản lý hay không đều quản lý được cửa hàng chặt chẽ và hiệu quả.

Chủ shop có thể trải nghiệm các tính năng quản lý bằng cách đăng kí sử dụng dùng thử miễn phí 15 ngày ngay dưới đây:

Phần mềm quản lý bán hàng

Bài viết liên quan
Xem tất cả