Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bạn có thể mất tiền mất của nếu quản lý cửa hàng...

Bạn có thể mất tiền mất của nếu quản lý cửa hàng lỏng lẻo

906

Tiền mất tật mang là hậu quả của việc quản lý cửa hàng quần áo/ giày dép lỏng lẻo. Để tránh tình trạng này, chủ cửa hàng nên biết tác hại và những dấu hiệu thường gặp trong quá trình quản lý cửa hàng để có biện pháp khắc phục.

1, Hậu quả của quản lý cửa hàng lỏng lẻo

Đến 30% doanh số bán hàng có thể bị ảnh hưởng do quản lý cửa hàng lỏng lẻo, trong đó, góp mặt trong những yếu tố tạo nên con số ấy là thất thoát hàng hóa, lãng phí tiền, lãng phí thời gian, sai sót trong quá trình tính toán doanh thu, lợi nhuận và kiểm soát số lượng tồn kho tại cửa hàng.

Một số hậu quả cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bán hàng và kết quả lợi nhuận của shop thời trang như:
– Giảm lợi nhuận và doanh thu trực tiếp.
– Nhân viên gian lận và nghi ngờ lẫn nhau, mất đoàn kết nội bộ.
– Khách hàng bỏ đi khi cửa hàng không đáp ứng đủ hàng hóa khách mua hoặc mẫu mã mà khách yêu thích.
– Quản lý ngốn quá nhiều thời gian của chủ shop, không có thời gian cho bản thân và gia đình.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 cho thấy, tỉ lệ thất thoát hàng hóa có thể chiếm đến 12 % tổng doanh thu của cửa hàng, lãng phí thời gian và hàng hóa quy đổi trực tiếp ra tiền mặt mỗi tháng lên tới 8 triệu đồng/chi nhánh cửa hàng. Đó là những con số không nhỏ với một cửa hàng buôn bán quần áo, đặc biệt, một số cửa hàng bị mất hàng lên tới hàng chục, hàng trăm chiếc áo quần chỉ sau một đêm, giá trị một lần thất thoát như vậy lên tới hàng triệu đến hàng chục triệu đồng.

2. Dấu hiệu của việc quản lý cửa hàng lỏng lẻo

1, Doanh thu thường xuyên không khớp với số hàng hóa bán ra

Nếu doanh thu cuối ngày hay tháng không khớp với số lượng hàng bán ra thực tế thì đây là dấu hiệu cho thấy cửa hàng đang gặp vấn đề. Hoặc là ghi chép thiếu sót, hoặc là thất thoát hàng hoặc tiền. Một trường hợp khác có thể xảy ra, đó là do giá bán hàng hóa có sự thay đổi mà chủ cửa hàng không kiểm soát hết được.

Bạn sẽ không thấy rõ sự chệnh lệch nếu như không thường xuyên cộng lại tổng doanh thu tương ứng với hàng hóa bán ra. Nếu chỉ tổng hợp doanh thu mà không đối soát với các sản phẩm đã bán, bạn sẽ không nắm được những vấn đề xảy ra tại cửa hàng.

Đọc thêm:
>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ?
>> 5 lý do khiến doanh thu của cửa hàng bạn không có sự tăng trưởng

2. Nhân viên thay nhau nghỉ việc

Bạn có thể mất tiền mất của nếu quản lý cửa hàng lỏng lẻo
Nhân viên thay nhau nghỉ việc

Giúp doanh thu cửa hàng tăng trưởng, khách hàng yêu thích cửa hàng và quyết định mua hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào nhân viên bán hàng. Nhân viên có thể nghỉ việc, đây là điều thường gặp tại mỗi cửa hàng bán lẻ hay doanh nghiệp. Nhưng nghỉ hàng loạt thì việc quản lý cửa hàng của bạn rõ ràng đang được không hiệu quả.

Lý do nghỉ việc của nhân viên có thể do bất mãn với chế độ làm việc của cửa hàng, không hài lòng với mức lương hoặc có xích mích với quản lý/ đồng nghiệp khác.
Quản lý chặt chẽ và hiệu quả sẽ bao gồm cả việc quản lý nhân viên, năng suất làm việc của họ và thời gian gắn bó của cửa hàng là lâu dài.

Đọc thêm:
>> Làm sao để nhân viên có động lực kiếm tiền thay bạn?
>> 10 chiêu gian lận của nhân viên bán hàng

3. Lợi nhuận không tăng trưởng sau 6 tháng cửa hàng hoạt động

Khi mới mở cửa hàng, doanh thu chưa nhiều hay chỉ đủ hòa vốn là điều vẫn thường thấy. Tuy nhiên, nếu cửa hàng của bạn đã hoạt động được trên 6 tháng mà chưa thấy có sự tăng trưởng về doanh thu thì bạn nên xem lại cách thức bán hàng và quản lý cửa hàng. Nếu không thay đổi và tiếp tục duy trì hình thức hoạt động và quản lý cũ, cửa hàng của bạn có thể mắc phải nguy cơ thua lỗ hoặc đóng cửa.

5 lý do khiến doanh thu cửa hàng bạn không có sự tăng trưởng
Doanh thu cửa hàng bạn không có sự tăng trưởng

4. Thường xuyên bỏ sót đơn hàng

Bán hàng online là hình thức bán hàng không thể thiếu tại các shop quần áo, giày dép hay phụ kiện thời trang. Tình trạng bỏ sót đơn hàng không hiếm gặp nhưng bạn cần phải xem lại ngay nếu việc sót đơn đặt hàng của khách thường xuyên xảy ra. Điều này cho thấy những vấn đề:

– Quản lý thông tin đặt hàng thiếu tập trung, đồng bộ.
– Nhân viên chểnh mảng trong công việc, chưa kĩ càng trong việc check thông tin và xác nhận lại với khách hàng.
Quản lý bán hàng chưa khoa học trên các kênh online.

Quản lý cửa hàng lỏng lẻo do nhiều yếu tố tác động, những nguyên nhân chủ yếu đến từ phía quản lý hay chủ cửa hàng chưa sát sao trong công việc, hoặc thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành cửa hàng. Bởi quản lý lỏng lẻo ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu nhập của bạn, nên chủ shop đừng quên việc học hỏi kinh nghiệm quản lý để bán hàng hiệu quả hơn nhé!

Phần mềm quản lý bán hàng

Bài viết liên quan
Xem tất cả