Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống kiếm lãi tiền triệu/ngày

Kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống kiếm lãi tiền triệu/ngày

1922
Kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống

Kinh doanh hải sản tươi sống là ngành hàng hot được nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư mở cửa hàng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Hải sản với độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng cao vừa cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh, đừng bỏ qua những kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống kiếm lãi tiền triệu/ngày dưới đây.

1. Đặc điểm của mô hình kinh doanh sản phẩm tươi sống

Hải sản là những sinh vật biển có thể dùng để chế biến thức ăn với đa dạng chủng loại, bao gồm những loài động vật thân mềm như mực, tôm, bạch tuộc, nghêu, sò, ốc, hến,…, các loại cá biển, động vật có gai, động vật giáp xác, hay một số thực vật biển ăn được như rong biển và vi tảo,…

Hải sản tươi sống chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất hơn so với các loại thực phẩm thịt, cá khác. Hải sải cũng là nguyên liệu với đa dạng các chế biến, phù hợp với mọi mùa trong năm từ bữa cơm gia đình hay gia đình có công việc, cỗ bàn.

Mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống theo mô hình kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Một số nghiệp vụ quản lý đặc trưng tại cửa hàng hải sản như: nhập theo thùng, bán theo kg hoặc theo con, giá biến động theo mùa, đảm bảo hải sản còn tươi, còn sống khỏe, trên thân không có các vết xước, không bị mất vảy, không bị rụng càng,…

2. Tại sao nên mở cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống? 

Nhu cầu về hải sản của người tiêu dùng ngày cao cao, trong khi Việt Nam là một trong những nước lớn xuất khẩu hải sản (cả đánh bắt và nuôi trồng). Cầu cao với nguồn cung dồi dào là điều kiện thuận lợi để cửa hàng hải sản của bạn phát triển.

Đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận khá cao nếu bạn có kinh nghiệm chọn nguồn hàng, bảo quản và vận chuyển đúng cách.

Mở cửa hàng hải sản cần bao nhiêu vốn? Chi phí đầu tư tập trung vào nguồn hàng và các trang thiết bị như tủ kính, kệ, bình sục…  Để mở một cửa hàng hải sản tươi sống, bạn cần chuẩn bị khoảng 200 – 300 triệu. Nguồn vốn đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô cửa hàng, các loại hải sản, trang thiết bị bán hàng, thuê nhân viên, phần mềm quản lý bán hàng hải sản tôm cá, các chi phí phát sinh khác…

Cơ hội nhiều, cạnh tranh cũng lớn, hơn nữa mặt hàng này cần đảm bảo độ tươi sống, rủi ro thất thoát hàng hóa cũng khá cao. Hy vọng những kinh nghiệm chia sẻ dưới đây sẽ giúp việc kinh doanh hải sản của bạn thuận lợi hơn.

3. Kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống

3.1. Kinh nghiệm tìm hiểu thị trường và khách hàng

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam ước khoảng 35kg thủy hải sản/năm.

Dịch COVID-19 việc tiêu thụ hải sản tươi sống giữa các địa phương bị hạn chế. Chợ, nhà hàng, quán ăn, các khu du lịch tạm thời đóng cửa, giảm sức tiêu thụ. Hiện nay, toàn quốc đã chuyển sang trạng thái thích ứng, nhu cầu của người dân mua thủy/hải sản tươi sống ngày càng cao. Đây là nguyên liệu chế biến được ưa chuộng để thay đổi bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, nên khảo sát thị trường các cửa hàng hải sản hoặc siêu thị khu vực của bạn đang bán những con gì, giá cả như thế nào. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng và chính sách giá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

3.2. Kinh nghiệm lựa chọn hải sản tươi sống và nguồn hàng uy tín

Nguồn hàng hải sản tươi sống có thể chọn đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tại khu vực Hà Nội, nhập hàng hải sản tươi sống từ Hải Phòng, Quảng Ninh. Còn nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh ở Hồ Chí Minh thì tham khảo các nhà nuôi/đánh bắt ở Nha Trang, Vũng Tàu, Cà Mau…

Tham khảo những tiêu chí chọn nhà cung cấp hải sản:

  • Chất lượng sản phẩm tươi, an toàn
  • Có đầy đủ những loại hải sản bạn yêu cầu, số lượng cung cấp ổn định, không gián đoạn
  • Giá thành hợp lý so với thị trường
  • Khoảng cách không quá xa để đảm bảo vận chuyển tiện lợi và tránh mất thời gian chở hàng

Kinh nghiệm chọn hải sản tươi sống:

  • Tôm: Màu sắc đều màu, không ngả đục, không có những lốm đốm màu đỏ bất thường; thân tôm săn chắc, vảy cứng ôm sát thân; càng tôm phải đều và không bị gãy; không có mùi tanh, phần đầu và thân phải dính chặt với nhau, nếu con tôm lỏng đầu tức đã để lâu ngày; tôm vẫn bật trên cạn hoặc khi thả vào nước tôm vẫn bơi được.
  • Cua, ghẹ: Những con vừa phải thì thịt sẽ ngọt và thơm hơn những con to; khi cầm nhấc cua lên càng phải co lại mới tươi, còn nếu càng thõng xuống, hay phản ứng chậm thì cua đã chết hay đã đánh bắt lâu ngày, ăn sẽ nhạt và bã thịt; khi ấn vào thân thì thịt còn cứng, không được nhũn.
  • Mực: Nên chọn con to, thân dày, chắc thịt, sờ vào có độ đàn hồi cao, còn nguyên túi mực, nếu màu bệch đi, thịt nhũn, không đàn hồi thì chắc chắn mực đã chết. Với mức sim, thì những con nhỏ sẽ ăn ngọt hơn những con cỡ lớn, màu sắc cần tươi, không thâm, râu mực săn chắc.
  • Cá: Cá tươi sẽ có khả năng bơi và trườn khỏe, thân cá cứng, đàn hồi, vảy cá ôm sát thân, khó cậy, vây còn nguyên, mắt sáng.

3.3. Kinh nghiệm chọn địa điểm kinh doanh hải sản tươi sống

Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh cũng rất quan trọng: nên chọn nơi có nhiều người qua lại, gần khu dân cư hoặc gần chợ, giao thông thông thoáng. Nếu bạn gần vựa hải sản thì có thể mở gần sát biển, còn nếu bạn ở thành phố thì chọn các khu chợ, khu cung cư đông người qua lại.

3.4. Kinh nghiệm tiếp thị bán hàng hải sản tươi sống

Do đặc trưng riêng của hải sản tươi sống thì kênh bán hàng chủ yếu là bán tại cửa hàng. Tuy nhiên, có thể kết hợp bán online trên tài khoản cá nhân hoặc Fanpage để kéo lượng khách hàng đến cửa hàng xem thử sản phẩm và quyết định mua hàng. Kinh nghiệm tiếp thị hải sản tươi sống là bán hàng đa kênh.

Để tạo sức cạnh tranh so với đối thủ, cửa hàng bạn nên có những dịch vụ như miễn ships trong bán kính 5km hoặc cho đơn hàng từ 1tr, chế biến theo yêu cầu, đóng gói… để làm hài lòng khách hàng.

3.5. Kinh nghiệm trưng bày và bảo quản hải sản tươi sống

Cửa hàng hải sản tươi sống có rất nhiều đồ chuyên dụng như bình đựng thủy tinh, bình sục oxi, chậu nhựa, thiết bị thông khí… Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây để trưng bày hải sản tiết kiệm không gian, thu hút khách hàng, dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn:

  • Phân chia khu vực hải sản như cá, tôm, cua, ốc… thành khu riêng. Sắp xếp theo từng mức giá để người mua dễ chọn lựa
  • Không để hải sản tươi sống gần cửa ra vào, đặt trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời dễ làm hải sản chết
  • Vật dụng trưng bày nên lau dọn thường xuyên
  • Giá cả niêm yết, phân theo từng loại để dễ theo dõi, thuận mua vừa bán để khách hàng lựa chọn dễ dàng hơn

3.6. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng hải sản tươi sống

Muốn phát triển cửa hàng hải sản tươi sống cần quản lý hàng hóa và tính tiền chính xác. Phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý bán hàng hải sản tươi sống:

  • Tích hợp cân điện tử

MISA eShop tích hợp với cân điện tử xác định khối lượng và thành tiền nhanh chóng đễ dàng tính tiền hải sản, tôm cá, thực phẩm tươi sống theo cân nặng

 

Mời bạn xem video hướng dẫn chi tiết kết nối cân điện tử không in tem (kết nối qua cổng COM vào máy tính)

  • Tính tiền, in hóa đơn nhanh chóng

Mọi thông tin chi tiết của sản phẩm như tên, giá, trọng lượng,… đều được in rõ trên đơn hàng. Khi cân trọng lượng của hải sản (tôm, cá, cua..), cân điện tử sẽ in mã vạch trọng lượng, tự động tính tiền sản phẩm. Nhân viên bán hàng chỉ cần dùng máy quét mã vạch, máy in hóa đơn,… để tính tiền, in hóa đơn cho khách hàng tiện lợi.

  • Linh hoạt quy đổi đơn vị tính tiền

Phần mềm MISA eShop có tính năng quy đổi đơn vị, giúp bạn dễ dàng quy đổi đơn vị thực phẩm hải sản tươi sống dễ dàng, không sợ cân sai, tính tiền nhầm lẫn. Ví dụ: nhập kg bán gr, nhập thùng bán con…

  • Quản lý nhà cung cấp 

Phần mềm MISA eShop hỗ trợ quản lý thông tin chi tiết của nhà cung cấp thủy hải sản như: tên, số điện thoại, email, nhóm sản phẩm… Xem lịch sử giao dịch, chi tiết đơn hàng, kiểm soát công nợ từ nhà cung cấp hạn chế thất thoát.

quản lý công nợ nhà cung cấp

  • Quản lý doanh thu – lợi nhuận hiệu quả

Với MISA eShop bạn sẽ nắm được mặt hàng nào đang bán chạy, mặt hàng nào còn nhiều để có kế hoạch nhập thêm hải sản đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi hải sản trong ngày để đẩy hàng đi.

MISA eShop có app quản lý tương thích với nhiều hệ điều hành, bạn đăng ký tài khoản dùng thử, tải về và sử dụng trển điện thoại, tablet… theo dõi tình hình kinh doanh từ xa mọi lúc mọi nơi.

4. Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh hải sản tươi sống

4.1. Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh hải sản? 

Để mở một cửa hàng hải sản tươi sống, bạn cần chuẩn bị khoảng 200 – 300 triệu. Nguồn vốn đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô cửa hàng, các loại hải sản, trang thiết bị bán hàng, thuê nhân viên, phần mềm quản lý bán hàng hải sản tôm cá, các chi phí phát sinh khác…

4.2. Làm thế nào để quản lý doanh thu bán hàng hải sản chính xác nhất?

Kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống sẽ gặp một số khó khăn như: không nhớ chính xác giá bán các loại hải sản, mất nhiều thời gian cộng trừ tính toán hàng hóa và doanh thu – lỗ lãi mỗi ngày. Để hạn chế thất thoát và gian lận, bạn có thể tham khảo một số phương án quản lý sau:

MISA eShop tặng bạn miễn phí file excel tổng hợp kế toán kho hỗ trợ cửa hàng hải sản tươi sống theo dõi xuất – nhập – tồn:

4.3. Kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống bao lâu thì hoàn lại vốn và có lãi? 

Khoảng thời gian bạn sẽ lấy lại vốn khi kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô, chiến lược kinh doanh, cách vận hành, quản lý cửa hàng… Nếu quản lý bán hàng khoa học, cung cấp các loại hải sản với mức giá phù hợp với nhu cầu thị trường thì có thể 1 – 2 năm cửa hàng bạn có thể hoàn vốn kinh doanh.

5. Tổng kết

Hy vọng với kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống MISA eShop vừa tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn có những định hướng, chiến lược và mục tiêu kinh doanh hiệu quả. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Có thể bạn quan tâm: 
>> Hướng dẫn mở cửa hàng thực phẩm nông sản sạch
>> Thiết lập cân điện tử trên phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm, trái cây MISA eShop

đăng ký dùng thử