Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ thành công lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ thành công lợi nhuận cao

574

Mở cửa hàng bán lẻ thành công là kết quả từ dự định và kinh nghiệm kinh doanh của bản thân, bao gồm cả sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Trong khi sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ đang khốc liệt hơn bao giờ hết. Các sàn TMĐT, các gian hàng online trên mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn mua sắm. Để mở cửa hàng  thành công và duy trình tính cạnh tranh, bạn hãy cập nhật ngay những kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ dưới đây.

1. Kinh doanh bán lẻ là gì? Các mô hình kinh doanh bán lẻ phổ biến

1.1. Định nghĩa về kinh doanh bán lẻ

Bán lẻ là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm lợi nhuận. Giao dịch bán lẻ có thể xảy ra thông qua một số kênh bán hàng khác nhau, chẳng hạn như trực tuyến, tại cửa hàng thực, thông qua nhiều hình thức thanh toán: tiền mặt, COD, quẹt thẻ, ví điện tử…

Nhà bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Các nhà bán lẻ thường mua hàng hóa nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn và bán những hàng hóa này cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ.

Hầu hết nhà bán lẻ hiện đại (chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp bán lẻ) là người quyết định thị trường sẽ phục vụ, phân loại sản phẩm tối ưu, dịch vụ khách hàng, dịch vụ hỗ trợ và định vị thị trường chung của cửa hàng. Trong bối cảnh thị trường chung, đặc biệt dưới ảnh hưởng của dịch Covid – 19, ngày càng nhiều nhà bán lẻ đang tìm cách tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn bằng cách triển khai bán hàng đa kênh.

1.2. Các mô hình kinh doanh bán lẻ 

Theo đó trong thị trường bán lẻ, các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, một mô hình bán lẻ có thể phù hợp hơn các mô hình khác.

  • Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. Các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau.

Trong loại bán lẻ tại cửa hàng lại được chia thành:

Chợ Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến, tập trung nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
Siêu thị Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân.
  • Cửa hàng bán lẻ độc lập: Các cửa hàng này thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư ví dụ như cửa hàng tạp hóa, shop thời trang…
  • Cửa hàng bách hóa: Quy mô và số lượng hàng hóa lớn hơn so với cửa hàng bán lẻ độc lập. Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã.
  • Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Lợi nhuận của cửa hàng đại lý sẽ được hưởng % doanh thu chung của NCC hoặc cơ sở sản xuất.
  • Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Là hình thức ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn định và có địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu một hãng đã nổi tiếng trên thị trường ví dụ cửa hàng nhượng quyền thời trang. Ngoài ra, cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh.

2. Thủ tục đăng ký và các bước mở cửa hàng bán lẻ 

2.1. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng bán lẻ

Mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ thường chọn loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, chủ cửa hàng kinh doanh hoặc đại diện cửa hàng kinh doanh sẽ gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ.

B1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm:

  • Tên cửa hàng kinh doanh, địa chỉ mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ;
  • Ngành, nghề kinh doanh – bán lẻ;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Họ, tên, số và ngày cấp Giấy CMND, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân mở cửa hàng kinh doanh đối với cửa hàng do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với cửa hàng do cá nhân thành.

B2: Ra cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện/phường. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện khi nhận được giấy đề nghị đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Điều kiện để hồ sơ của bạn được duyệt bao gồm:

  • Tên cửa hàng kinh doanh bán lẻ dự định đăng ký phù hợp;
  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

2.2. Các bước mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ

B1: Chọn vị trí mở cửa hàng bán lẻ

Chọn vị trí phù hợp cho cửa hàng của bạn không đơn giản chỉ là tìm kiếm địa điểm có nhiều người qua lại sau đó thuê mặt bằng, thi công mua giá kệ biển treo trưng bày hàng là xong.

Chọn địa điểm phù hợp cần xem xét một số yếu tố sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng

Giả sử bạn đang tìm kiếm mặt bằng cho thuê cửa hàng bán lẻ trong phố, gần các địa điểm du lịch. Bởi đây là khu có nhiều người qua lại, nhu cầu mua sắm cao, cơ hội bán hàng kiếm tiền lớn. Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng ở những địa điểm này khá “chát”. Lưu lượng người qua lại đông không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều khách, bán được nhiều hàng. Do đó, nên chọn phương án an toàn hơn, chọn địa điểm thuê phù hợp với ngân sách của bạn.

  • Thị trường mục tiêu

Cửa hàng bán lẻ của bạn có đang trong khu vực mà khách hàng mục tiêu có thể dễ dàng tiếp cận không? Nếu không, hãy tìm một địa điểm khác gần với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

  • Diện tích sàn

Đây cũng là một yếu tố bạn nên xem xét. Sàn có đủ rộng để chứa các sản phẩm hay chật chội, lộn xộn. Những cửa hàng bán lẻ – đối thủ của bạn, trong khu vực dự định mở cửa hàng thì quy mô diện tích rộng hơn hoặc sâu hơn mặt bằng bạn đang định thuê không? Diện tích sàn có đủ để mai này bạn trưng bày sản phẩm không?

B2: Chọn dòng sản phẩm kinh doanh phù hợp

Sau khi đã nghiên cứu thị trường và đối thủ, bạn sẽ chọn nhóm sản phẩm kinh doanh. Trên thực tế, việc bạn ngồi nghĩ và tự lên danh sách những sản phẩm sẽ bán, nhập hàng và bắt đầu kinh doanh sẽ thành công. Bạn cần kết hợp các sản phẩm để tối đa cơ hội bán hàng (bán chéo sản phẩm).

Một số mặt hàng có xu hướng mua sắm nhiều hơn như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG): thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ dùng vệ sinh…. vì ai cũng cần đến chúng. Những sản phẩm khác như đồ trang sức, hóa mỹ phẩm… xu hướng tiêu thụ sẽ chậm hơn nhưng vẫn có cơ hội bán hàng.

Chiến lược chọn và phân loại dòng sản phẩm là sự kết hợp giữa những loại mặt hàng với nhau để kinh doanh mở cửa hàng bán lẻ đạt được lợi nhuận tối đa.

Ngoài ra, kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ từ nhiều người chia sẻ rằng bạn nên để ý các xu hướng thị trường thông qua việc hỏi bạn bè và các nhóm trên Facebook.

Ví dụ, bạn thấy nhu cầu tìm kiếm “rèm phòng tắm” lên đến đỉnh điểm vào mùa hè và giảm mạnh vào mùa đông. Từ xu hướng này, bạn có thể yên tâm không cần nhập các loại rèm phòng tắm sang trọng vào mùa đông. Thay vào đó nên kinh doanh tinh dầu, nến thơm, dầu gội khô vào mùa đông. Để có thể đẩy những mẫu rèm phòng tắm cũ, bạn có thể giảm giá rèm khi mua cùng tinh dầu, nến thơm hoặc tạo những combo ưu đãi giữa hai dòng sản phẩm này.

Để kinh doanh thành công, cửa hàng bán le của bạn cũng nên chọn một loại sản phẩm là thế mạnh (có thể nói là “chuyên môn hóa”). Đây là những sản phẩm bạn muốn bán và tỷ lệ mua hàng cũng cao hơn.

Ví dụ cửa hàng bán lẻ của bạn chuyên về các hàng tiêu dùng nhanh FMCG. Và bạn nhận thấy xà phòng, dầu gội có thể bán tốt trong phân khúc sản phẩm đồ tắm, đồ dưỡng thể. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch trưng bày sản phẩm tại cửa hàng hoặc thiết kế gian hàng online trên sàn TMĐT theo chủ đề chung, tập trung vào nhóm sản phẩm này. Việc này cũng giúp cho khách hàng nhớ đến tên cửa hàng, tên thương hiệu của bạn cũng như thúc đẩy đơn hàng tăng nhiều hơn so với cách kinh doanh truyền thống, mặt hàng gì cũng bán.

3. Chiến lược kinh doanh và marketing cho cửa hàng bán lẻ

Cửa hàng bán lẻ nào không tạo ra doanh số bán hàng đều nhất định thất bại. Tuy nhiên, việc tạo ra doanh số bán hàng mà không có tiếp thị là hầu như không thể. Xây dựng chiến lược marketing là những kế hoạch chăm sóc khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại, phát triển sản phẩm dịch vụ tốt hơn để gia tăng doanh số. Các chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng mang lại một lượng khách hàng mới ổn định.

3.1. Thiết kế gian hàng ấn tượng

Sự phát triển của các cửa hàng thương mại điện tử đã buộc các cửa hàng truyền thống phải tăng sức hấp dẫn, mang đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Một trong những cách thu hút khách qua cửa hàng trực tuyến hoặc cửa hàng thực của bạn là tối ưu hóa thiết kế gian hàng của bạn.

Đối với các cửa hàng truyền thống, bạn phải thiết kế mặt tiền cửa hàng của mình ấn tượng hơn so với các đối thủ. Ví dụ biển hiểu nổi bật, đèn trang trí hoặc có chỗ để xe…

Đối với gian hàng trên sàn thương mại điện tử nên chú ý tốc độ tải trang web, điều hướng trang web, bài đăng trên blog và nội dung có giá trị khác, giao diện người dùng được tối ưu hóa cho thiết bị di động để thu hút khách hàng.

3.2. Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và tạo động lực để họ kiếm tiền thay bạn

Đào tạo đôi ngũ nhân viên và xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp sẽ tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Một phương pháp hay sẽ đảm bảo bạn có những nhân viên tuyệt vời với kỹ năng quản lý quan hệ khách hàng, chốt đơn bán hàng hiệu quả hơn là khi mới thuê hãy tiến hành đào tạo định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm/lần để định hướng lại họ dựa trên xu hướng tiêu dùng mới.

3.3. Thường xuyên nghiên cứu thị trường

Để tăng doanh số bán hàng, bạn cần nghiên cứu thị trường để có dữ liệu chuyên sâu về thị trường bán lẻ. Các thông số bạn cần quan tâm như hiệu suất bán hàng, danh mục sản phẩm bán chạy cùng với xu hướng xu hướng bán lẻ và tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

3.4. Thu hút, chăm sóc và giữ chân khách hàng của bạn

Cách tốt nhất để biến khách hàng quen thành khách hàng trung thành là hãy trở thành bạn của họ, cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp chứ không hẳn là bán.

Khi khách hàng của bạn rời đi, hãy cảm ơn họ đã mua hàng và mời họ quay lại khi cửa hàng có thêm sản phẩm mới để họ trải nghiệm, xem và mua sắm. Đừng quên tập trung và giải quyết những phản hồi từ khách hàng, thu hút khách hàng tham gia khảo sát về chất lượng dịch vụ – sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp voucher, khuyến mãi tri ân khách hàng.

3.5. Tận dụng mạng xã hội để tiếp thị cửa hàng bán lẻ

Hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ đều có gian hàng online trên Facebook, Zalo hoặc Instagram… Tuy nhiên, rất ít đã tận dụng hết khả năng của mạng xã hội. Bạn có thể đầu tư vào quảng cáo trên mạng xã hội để giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng, xây dựng thương hiệu.

3.6. Điều chỉnh giá bán linh hoạt

Nhu cầu sản phẩm luôn có những thay đổi do thay đổi theo mùa hoặc thị trường. Do đó, bạn cần phải luôn định giá sản phẩm của mình để thu hút khách hàng. Khi xây dựng chiến lược định giá bán cũng nên tính toán để bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận hợp lý.

3.7. Thúc đẩy trải nghiệm mua sắm an toàn

COVID-19 đã thay đổi đáng kể hành vi của người tiêu dùng, họ có ý thức hơn về sức khỏe và sự an toàn của họ. Đó là lý do tại sao việc dọn dẹp, vệ sinh và khử trùng giờ đây phải là một phần việc quan trọng tại cửa hàng bán lẻ.

Dưới đây là một số gợi ý về cách triển khai kinh nghiệm này:

  • KHẨU TRANG: Nhân viên bán hàng tại cửa hàng cần đeo khẩu trang khi làm việc. Đồng thời yêu cầu khách cũng đeo khẩu trang để an toàn.
  • KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để cửa hàng thông thoáng.
  • KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tư vấn hoặc thanh toán.
  • KHÔNG TỤ TẬP đông người. Chuyển các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi mua sắm trực tuyến thay vì ưu đãi tại cử hàng.
  • KHAI BÁO Y TẾ: Nhân viên và khách hàng thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

3.8. Đảm bảo cửa hàng offline và các gian hàng trực tuyến hoạt động cùng nhau

Người tiêu dùng hiện đại đang sử dụng nhiều kênh và thiết bị trong hành trình mua sắm của họ. Ngoài việc mua sắm tại cửa hàng, họ còn sử dụng điện thoại, máy tính và máy tính bảng để nghiên cứu và mua sản phẩm. Do đó, bạn nên có những gian hàng trực tuyến trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo…) hoặc trên sàn TMĐT.

Bạn nên có một công cụ để quản lý bán lẻ tập trung để quản lý đơn đặt hàng, bán hàng và khách hàng từ một hệ thống. Ví dụ như sử dụng Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop đồng bộ tồn kho, sản phẩm từ cửa hàng đến các kênh online như Shopee, Lazada, Sendo, Facebook… Phần mềm sẽ tự động cập nhật tồn kho, doanh thu khi có giao dịch thanh toán thành công.

Ngoài ra, bạn cân nhắc nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng bằng cách đặt hàng trực tuyến 24/7 thông qua website đặt hàng. Khách hàng sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm, cho vào giỏ hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và địa chỉ giao hàng. Khi có đơn hàng trên eShop Web, hệ thống sẽ thông báo về tài khoản quản lý để nhân viên xử lý và chuẩn bị đơn hàng cho khách.

Việc mở rộng kênh bán hàng (offline và online) là một cách để tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng trải nghiệm mua sắm và tăng doanh thu cho cửa hàng của bạn.

3.9. Nâng cao trải nghiệm thanh toán

Việc xếp hàng dài khi thanh toán là nhược điểm có thể dẫn đến việc khách hàng từ bỏ việc mua sắm tại cửa hàng bán lẻ của bạn. Đừng để việc này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận cửa hàng. Tham khảo một số gợi ý sau:

  • Cài đặt phần mềm quản lý tính tiền MISA eShop trên điện thoại: Nhân viên dễ dàng quét mã vạch sản phẩm, tính tiền, in bill đưa cho khách hàng để ra quầy thu ngân tính tiền.
  • Đa dạng hình thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ, thanh toán qua các ứng dụng ví điện tử khác… Hiện nay MISA eShop hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ, ví điện tử, chuyển khoản, MOMO, ViettelPay…

4. Quản lý và vận hành cửa hàng bán lẻ hiệu quả 

4.1. Quản lý hàng hóa 

Quản lý hàng hóa bán lẻ là quá trình kiểm kê, theo dõi số lượng hàng hóa trong kho, số lượng hàng hóa trưng bày ở quầy, số lượng hàng hóa đã được bán đi… Mục đích cửa quản lý hàng hóa không chỉ đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng: mua là có mà còn để nhà quản lý bán lẻ có kế hoạch xuất – nhập hàng hóa khoa học.

Các nhà bán lẻ cần có khả năng theo dõi hàng tồn kho, đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được xử lý và lưu trữ chính xác, được sắp xếp trong kho khoa học. Hoặc tại quầy khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thứ họ muốn.

Đặc biệt đối với một số ngành hàng như mỹ phẩm, tạp hóa, thực phẩm… hàng hóa có số lô, hạn sử dụng. Nếu không quản lý hàng hóa khoa học sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát.

Thay vì phải mất thời gian, công sức tính toán sổ sách thủ công hoặc excel dễ nhầm lẫn, sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa giúp bạn biết được số lượng hàng tồn chính xác, doanh số bán hàng thoe hàng hóa để biết mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào còn tồn kho nhiều.

4.2. Quản lý khách hàng

Có được khách hàng đã khó, giữ chân khách hàng càng khó hơn. Quản lý và chăm sóc khách hàng cửa hàng bán lẻ luôn là mối quan tâm của nhiều chủ cửa hàng bán lẻ.

Dựa trên thông tin xin được từ khách hàng sau khi họ mua sắm, bạn nên phân chia nhóm khách hàng thành khách hàng thân thiết, khách hàng vãng lai, khách hàng VIP, nhóm khách theo từng khu vực địa lý, khách lần đầu mua hàng, nhóm khách hàng phân theo tuổi, giới tính,.. Từ đó, tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp.

Hiện nay, nhiều khách hàng có xu hướng mua sắm online thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Now,… Để hạn chế tình trạng dữ liệu khách hàng bị phân tán trên nhiều nền tảng, chủ cửa hàng nên sử dụng các phần mềm bán hàng có tích hợp với giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng tự động, hỗ trợ:

  • Gửi tin nhắn messenger tự động
  • Gửi tin nhắn qua Zalo
  • Phân loại và tạo thẻ tích điểm, thẻ thành viên điện tử
  • Báo cáo chi tiêu từ nhóm khách hàng đang quản lý

4.3. Phần mềm/Tool hỗ trợ quản lý bán hàng chuyên nghiệp

Nếu cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, số lượng hàng hóa ít bạn có thể quản lý bằng excel hoặc sổ sách. Tuy nhiên, với quy mô cửa hàng lớn, mã hàng hóa lên tới vài trăm và có nhân viên bán hàng thì bạn nên tham khảo Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop.

MISA eShop đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý cho cửa hàng bán lẻ quy mô vừa và lớn đến chuỗi cửa hàng. Hỗ trợ bạn nắm bắt thông tin sản phẩm, tồn kho tức thời, quản lý doanh thu – lợi nhuận, công nợ mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt có app quản lý trên điện thoại tiện lơi, nếu bạn không có mặt tại cửa hàng vẫn quản lý được mọi hoạt động tình hình kinh doanh tại cửa hàng.

quản lý kho bằng mã vạch

Đăng ký dùng thử Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop miễn phí 15 ngày:

CTA

Ngoài việc đầu tư phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể trang bị các vật dụng như tủ kệ, tủ đông, tủ mát, máy tính, các thiết bị bán hàng như đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, máy kiểm kê, két đựng tiền, máy POS mini cầm tay tiện lợi

5. Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ MISA eShop đã tổng hợp từ nhiều anh chị thành công trong ngành. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích trong con đường kinh doanh của bạn sắp tới. Chúc bạn kinh doanh thuận lợi!

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả