Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Làm sao để phát triển một sản phẩm mới trong ngành thời...

Làm sao để phát triển một sản phẩm mới trong ngành thời trang? (Phần 2)

2308
Cách để phát triển một sản phẩm mới trong ngành thời trang
Làm sao để phát triển một sản phẩm mới trong ngành thời trang

3. Lên kế hoạch (Planing)

Việc tung sản phẩm mới trong ngành thời trang là càng sớm càng tốt (tất nhiên nó sẽ phù hợp với tính mùa vụ). Bởi vậy, việc lên kế hoạch càng nhanh sẽ giúp bạn càng nhanh có được sản phẩm. Nhưng đừng vì nhanh mà làm một kế hoạch sơ sài, hãy lên kế hoạch càng chi tiết càng tốt trước khi bước vào giai đoạn tạo mẫu.

Tốt nhất là khi lập kế hoạch, bạn hãy phác thảo mọi thứ ra giấy, hoặc lưu trữ vào đâu đó khi bạn sử dụng điện thoại hay laptop, máy tỉnh bảng… Kế hoạch nêu được:

– Thời gian thực hiện (cho từng giai đoạn)
– Chất liệu sử dụng cho sản phẩm, nhãn mác, đóng gói…
– Mức đầu tư/sản phẩm ước tính, mức giá bán, ngân sách phân bổ
– Nhân lực thực hiện? Nhà sản xuất dự định hợp tác
– Mục tiêu, kết quả mong muốn đạt được?….

Tất nhiên, kế hoạch là cái có trước, nên sẽ có thay đổi trong quá trình thực hiện. Việc lập kế hoạch cần cân nhắc đến yếu tố khả năng thực thi để đưa ra kế hoạch và mục tiêu phù hợp. Đồng thời, mọi yếu tố kể trên cần được cân nhắc để đảm bảo mức giá bán cuối cùng và chất lượng sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

>> 3 phương pháp đảm bảo tăng doanh thu hiệu quả nhất cho shop thời trang

4. Tạo mẫu (Prototyping)

Tạo mẫu thiết kế
Tạo mẫu thiết kế

Mục đích của quá trình tạo mẫu là tạo ra những sản phẩm giống với sản phẩm cuối cùng nhất trên giấy (hay trên máy tính, điện thoại là bản vẽ 3d..) bằng hình ảnh dùng cho việc sản xuất, ở đây là đặt may sản phẩm.

Ở ngành nào cũng vậy, việc tạo mẫu cần có sự bóc tách từng bộ phận của sản phẩm. Riêng với thời trang, nó được cụ thể hóa:

– Hình ảnh tổng quan của sản phẩm.
– Hình ảnh của từng bộ phận bóc tách: cổ áo, vai áo, tay áo, vạt áo, thân áo, cạp quần, ống quần, cạp váy, đai váy,….
– Bản vẽ cần thể hiện được kích thước, màu sắc của sản phẩm, chất liệu sử dụng…
– Bản vẽ cần đảm bảo kĩ thuật để thợ may có thể hiểu và may theo mẫu.

Đọc thêm:

>> Xu hướng quản lý bán hàng: phần mềm bán hàng, nên hay không?
>> 5 xu hướng thời trang xuân hè 2019 chủ shop nhất định phải biết

5. Nguồn cung ứng (sourcing)

Sau khi đã tạo mẫu thành công, việc của bạn là tìm nguồn cung ứng để sản xuất sản phẩm. Khâu này đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định sản phẩm trong ý tưởng của bạn. Thiết kế của nhà tạo mẫu có được hoàn thành đúng như mong muốn, yêu cầu, và đáp ứng thời hạn hay không.

Trong giai đoạn này, bạn cần:

– Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu: vải, chỉ và những phụ kiện khác để tạo ra sản phẩm như mực in, kim khâu…

– Tìm xưởng may uy tín, chất lượng, nhiều công nhân viên lành nghề…

Đa số các cửa hàng/ chuỗi cửa hàng tại thị trường hiện nay đều thuê ngoài xưởng may chứ không trực tiếp xây dựng và quản lý đội may riêng. Bởi vậy, tìm được xưởng may ưng ý đặc biệt quan trọng.

Với những chuỗi cửa hàng (đa phần đã thành lập doanh nghiệp) thường có xưởng may riêng. Lúc này nguồn cung ứng cần tập trung vào việc tìm mua nguyên vật liệu chất lượng, giá rẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm những nhà cung ứng khác như cung ứng nguyên vật liệu đóng gói, cung ứng dịch vụ vận chuyển,…

6. Chi phí (costing)

bảng kê chi phí
Bảng kê chi phí chi tiết

Sau khi nghiên cứu, lên kế hoạch, tạo mẫu và tìm được nguồn cung ứng. Bạn nên hệ thống lại và lên bảng chi phí thật rõ ràng cần cho việc sản xuất sản phẩm. Lên chi phí là quá trình cóp nhặt toàn bộ thông tin ở toàn bộ các giai đoạn trước đó. Sau đó cộng tổng chi phí và cộng thêm một định mức phát sinh cần để bàn bán sản phẩm và lợi nhuận trên mỗi sản phẩm.

Từ mức chi phí được tính toán, mức giá bán lẻ cuối cùng sẽ được đưa ra.

Chi phí nên được tổng hợp ra bảng và chắc chắn mọi thứ phát sinh đều được liệt kê trong bảng. Bảng chi phí nên được ghi chi tiết số lượng, đơn giá, ghi chú lý do chi cụ thể và chi tiết.

Nếu như có nhiều báo giá cho các loại nguyên vật liệu hay nhà sản xuất (xưởng may). Hãy liệt kê hết vào các cột tương đương để cân nhắc lựa chọn nguồn cung ứng có mức giá hợp lý nhất. Đồng thời không bỏ sót những khoản phí phát sinh trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.

Nếu như cửa hàng bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề quản lý nhà cung cấp và các khoản chi phí, doanh thu phát sinh trong toàn bộ quá trình đặt may, bày bán sản phẩm. Bạn có thể tham khảo một số phần mềm hỗ trợ đắc lực để quản lý dòng tiền và nhà cung cấp.

MISA eShop là một phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý, giúp bạn tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả, độ chính xác trong hoạt động bán hàng. MISA eShop cũng đáp ứng việc kết nối với các phần mềm kế toán như SMS.NET hay AMIS.VN. Giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạch định chi phí, xuất hay nhập khẩu dữ liệu một cách chính xác và thuận tiện.

Trên đây là quy trình tạo và phát triển một sản phẩm mới nói chung trong ngành thời trang. Chúc cho chủ shop thời trang sớm có những sản phẩm mang thiết kế và thương hiệu của riêng mình để chinh phục được nhiều khách hàng nhất.

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả