Mẫu mã đẹp. Giá rẻ. Shop đa dạng sản phẩm, phù hợp nhu cầu của khách hàng. Đó có phải là những yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng? Đúng khi bạn chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, Zalo. Tuy nhiên khi bán hàng trên sàn TMĐT (Shopee) thì đây không phải là tất cả. Dưới đây là những bí kíp kinh doanh trên Shopee khiến khách hàng không thể bỏ qua sản phẩm của shop.
Đọc thêm:
>> Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên Shopee dành cho người mới bắt đầu
>> Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee
1. Làm thế nào để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm của shop?
Việc đăng ký kinh doanh trên Shopee hoàn toàn miễn phí nên ai cũng có thể đăng bán sản phẩm trên đó. Shopee cũng có những thuật toán tìm kiếm riêng. Nếu khách hàng không thấy sản phẩm của bạn thì dù giá rẻ, mẫu mã độc đáo thì cũng không có cơ hội bán hàng.
Tìm hiểu hành vi của khách hàng. Ví dụ shop bán áo hoodie màu tím hottrend. Chạy quảng cáo trên Facebook, có shopee. Khách hàng thấy quảng cáo Facebook nhưng họ không mua ngay nhưng nhớ đến tên shop, nhớ hình ảnh sản phẩm. Khi có nhu cầu mua, họ không tìm tại tên fanpage mà lên shopee để tìm mua. Có thể vì sự tiện lợi: giá công khai, mã freeship, tích điểm shopee… nên khách hàng có xu hướng mua hàng trên Shopee nhiều hơn.
2. Tìm hiểu hành trình khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn
Khách hàng tới shopee của bạn qua nhiều “điểm chạm” khác nhau:
- Từ các kênh quảng cáo của shopee như Facebook, Google… và rồi họ tìm kiếm trên shopee sản phẩm của bạn.
- Khách hàng truy cập trực tiếp vào shopee rồi nhìn thấy sản phẩm của bạn và click mua.
- Khách hàng tìm kiếm trên Google/Cốc Cốc và thấy hiển thị sản phẩm của bạn.
Như vậy, khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn thông qua hành động search (tìm kiếm) với những từ khóa liên quan. Do đó để khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn thì cần nghiên cứu các từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm.
Nghiên cứu từ khóa giúp các bạn có nội dung dễ tìm kiếm và hiển thị với nhiều người hơn:
- Khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm gì?
- Có bao nhiêu người đang tìm kiếm với nội dung này?
- Mọi người muốn xem thông tin ở dạng nào (video, ảnh, text…)
3. Kinh doanh trên Shopee phải biết cách phân loại từ khóa SEO
3.1. Từ khóa chính
Đây là những từ khóa dễ áp dựng nhất, dạng 1 từ như giày, dép, chìa khóa, áo sơ mi, váy… Những từ khóa này có nghĩa rộng và sự cạnh tranh cao. Đây cũng không phải là sự lựa chọn tốt nhất khi tiếp thị sản phẩm trên shopee.
3.2. Từ khóa cơ thể
Có dạng 2 – 3 cụm từ, lượng tìm kiếm của các từ khóa cơ thể là khá tốt (với khoảng 2.000+ tìm kiếm/tháng). Những từ khóa này cụ thể hơn rất nhiều so với các từ khóa chính, ít cạnh tranh hơn. Ví dụ như: miễn phí vận chuyển, tặng tất miễn phí khi mua giày… Các từ khóa cơ thể mô tả sản phẩm cụ thể hơn, do đó đây là lựa chọn tốt cho nghiên cứu từ khóa.
3.3. Từ khóa đuôi dài
Từ khóa đuôi dài có lượng tìm kiếm thấp hơn so với từ khóa đầu và thân. Nhưng việc sử dụng từ khóa này mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn để xếp hạng các tìm kiếm nếu biết cách xếp các từ khóa hợp nhất lại với nhau. Ví dụ như Nước xịt khoáng dưỡng da Vichy Mineralizing Thermal Water 50ml
Tặng bạn tài liệu Bí quyết xây dựng shop chuẩn SEO trên Shopee
3.4. Cách xác định từ khóa trên Shopee
Search Google
Để tổng hợp được các từ khóa liên quan nhất tới sản phẩm trên shopee, bạn tìm kiếm 1 từ khóa về sản phẩm đăng bán trên Google. Google sẽ gợi ý một số từ khóa khác ở dưới cùng các kết quả.
Search Shopee
Mỗi tháng trên trang chủ shopee sẽ thống kê những sản phẩm có lượt bán nhiều nhất theo ngành hàng cụ thể. Đây cũng là sản phẩm có lượng tìm kiếm nhiều. Bạn hãy theo dõi ngành hàng của mình, những sản phẩm nào được bán chạy nhất, xem các sản phẩm đó để học hỏi cách viết tiêu đề, cách đặt từ khóa trong tiêu đề, nội dung mô tả sản phẩm.
Thanh tìm kiếm trên Shopee
Trên trang chủ shopee, bạn gõ 1 từ khóa thì shopee sẽ gợi ý ra các từ khóa liên quan. Đây là các từ khóa người mua hay tìm kiếm nhất. Việc bạn cần làm là gõ các từ khóa bạn muốn để list ra các từ hay được tìm kiếm nhất. Đây là cách làm thủ công nhưng chính xác, chỉ cần mất chút thời gian nhưng chắc chắn bạn tìm được “từ khóa hot” mình cần!
4. Những yếu tố quyết định mức độ hiển thị của sản phẩm
4.1. Yếu tố 1: Khách hàng tìm kiếm theo từ khóa
Trong tiêu đề phải chứ từ khóa. Ví dụ bạn bán áo hai dây chất đũi. Tiêu đề có thể đặt như sau: Váy 2 dây, dầm xuống – chất đũi lụa trơn basic.
Trong phần mô tả nên chứa 3 – 5 từ khóa liên quan. Những từ khóa liên quan có thể tham khảo Google gợi ý khi bạn search từ khóa chính.
Từ khóa phải xuất hiện ở phần hashtag
4.2. Yếu tố 2: Chỉ số đánh giá của shop
- Đánh giá sao cho sản phẩm
- Số lượng comment tích cực
- Số lượt thả tim yêu thích sản phẩm
- Số đơn đặt hàng
- Số lượt theo dõi shop
- Tỷ lệ phản hồi khách hàng
- Thời gian phản hồi khách hàng
Các chỉ số trên càng cao càng được ưu tiên hiển thị trên shopee.
4.3. Yếu tố 3: Tham gia các chương trình khuyến mãi của shopee
4.4. Yếu tố 4: Giảm giá sản phẩm, hình ảnh sản phẩm đẹp – chân thật
Khách hàng mua hàng bằng cảm xúc. Sản phẩm được ưu tiên hiển thị nhưng giá quá cao, hình ảnh không được đầu tư thì cũng khó chốt đơn.
4.5. Yếu tố 5: Tư vấn cho khách hàng
Khách hàng sau khi click vào sản phẩm của bạn sẽ tìm đọc bình luận của những người mua trước, đọc phần mô tả sản phẩm. Sau đó họ mới chat với shop để được tư vấn kỹ hơn như về size, màu sắc, xin ảnh thật, chế độ bảo hành hoặc đổi trả nếu không vừa…. Shop hãy tư vấn thật chi tiết và nhanh nhất có thể để chốt được đơn nhé.
4.6. Yếu tố 6: Bảo hành sản phẩm
Mua sắm online nói chung và shopee nói riêng không tránh khỏi tình trạng nhà bán hàng gian dối sinh tâm lý nghi ngại cho người mua hàng. Ngược lại cũng không ít người mua hàng thiếu văn minh: “bom” hàng, tráo hàng giả để được hoàn tiền, lừa tiền qua stk…. Vậy nhà bán hàng và người mua cần làm gì?
- Để khách hàng tin tưởng mua hàng, không hủy đơn shop khi kinh doanh trên Shopee nên để thông tin địa chị rõ ràng, cam kết bảo hành hoặc đổi trả nếu sản phẩm bị lỗi (tùy từng mặt hàng, tùy từng sản phẩm có thể linh hoạt vấn đề này). Trước khi giao hàng, nên gọi điện hoặc nhắn tin với người mua để xác nhận lần nữa nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng hàng hoàn.
- Với người mua hàng, hãy là khách hàng văn minh.
Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý bán hàng online MISA OCM quản lý hàng tồn kho, doanh thu, đối soát ship COD hạn chết thất thoát: