Đâu là vấn đề của việc tăng đơn nhưng không thấy tăng lãi?

624

Tăng đơn hàng nhưng không thấy tăng lãi là vấn đề của rất nhiều anh chị chủ shop mới bắt đầu kinh doanh. Giả sử, shop bạn trung bình bán 100 đơn/ngày, mỗi đơn 100k, doanh số 10 triệu/ngày. Lãi gộp 10% = 1triệu, chi phí mỗi ngày 300k (tức mỗi đơn chi hết 3k) thì sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 700k/ngày. Tuy nhiên, khi bán được 1000 đơn/ngày, gấp 10 lần với doanh thu cũ nhưng chi phí mỗi ngày cũng theo đó là tăng lên 10 lần. Tính ra lãi không mấy. Vậy đâu là vấn đề của tăng đơn nhưng không thấy tăng lãi?

Đọc thêm:
>> Bí quyết tăng đơn hàng online dành cho chủ shop thời trang
>> 4 cách tăng doanh số dịp cuối năm chủ shop nhất định phải biết

1. Tăng đơn đến từ đâu?

“Tại sao shop mình bán được rất nhiều đơn, nhưng không thấy lãi đâu cả?”, “Thấy lãi mà chẳng thấy tiền đâu!”… Đó là băn khoăn của rất nhiều anh chị chủ shop khi mới bắt đầu kinh doanh. Trước tiên, cần xem đơn tăng đến từ đâu, cụ thể:

  • Giảm giá sản phẩm – tăng đơn

Đây là tình trạng thường gặp khi bán hàng trên sàn TMĐT, đặc biệt một số shop tham gia vào flashsale 1k, 9k, 99k… Hoặc các shop thời trang cũng thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi, sale giá sốc. Với giá bán hấp dẫn như vậy thu hút người mua, shop bạn tăng tương tác, lượt theo dõi cùng với lợi thế được sàn TMĐT hỗ trợ nhiều để phát triển shop. Nhưng đổi lại chắc chắn sẽ không có lãi khi tham gia các chương trình như vậy. Giá bán bao gồm tiền vốn và tiền lãi, bán không có lãi chẳng khác gì “tự sát”. Chính sách hạ giá luôn dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Tất nhiên, nếu hàng tồn quá nhiều bạn chấp nhận phải kinh doanh theo hình thức này để thu hồi vốn.

tăng đơn không thấy tăng lãi

Khuyến mãi, giảm giá sản phẩm là một hình thức tăng đơn

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ – tăng đơn

Đối với những shop đã đi vào hoạt động, có một lượng khách ổn định bạn chỉ cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cam kết bán hàng chính hãng hoặc có những chính sách như free ship, đổi trả phù hợp chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều khách hàng và tăng đơn. Với nguồn hàng chất lượng cao, số vốn nhập ban đầu bạn bỏ ra cũng nhỉnh hơn so với nguồn hàng tầm trung.

  • Chạy quảng cáo – tăng đơn

Chiến dịch quảng cáo ngốn ngân sách thấp nhưng tỉ lệ ra đơn hàng cao là mục tiêu của tất cả các shop thời trang. Tùy thuộc vào chiến dịch quảng bá sản phẩm mới, sale off shop bạn có thể chạy các chiến dịch quảng cáo Facebook, Zalo, Instagram để tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng đơn.

2. Các yếu tố tác động đến việc tăng đơn nhưng không thấy tăng lãi

2.1. Chi phí nhân công

Thử tưởng tượng, mỗi ngày 100 đơn (ít đơn) cần 2 người gói hàng, 1 người xử lý đơn, 1 marketing, 1 kế toán. Nhưng nếu 1000 đơn/ngày (nhiều đơn) thì có thể cần gấp 2,3 số nhân sự đó. Kèm theo việc tăng nhân sự là tăng chi phí vận hành như không gian làm việc, điện nước, các khoản phụ cấp cho nhân viên… Do vậy, khi tính lợi nhuận bạn cũng cần trừ những chi phí này. Chưa kể, tình trạng nhân viên cố tình gian lận gây thất thoát hàng hóa cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận cửa hàng.

2.2. Chi phí kho bãi

Lượng hàng đáp ứng 1000 đơn/ngày sẽ khác với 100 đơn/ngày. Vì vậy có thể bạn sẽ phải mở rộng kho bãi rồi tiền điện, kệ đỡ, móc treo… dẫn tới tăng chi phí ảnh hưởng đến lãi

2.3. Nợ quá dài hạn

Tình trạng này thường thấy khi bạn bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử. Sản phẩm đã được giao thành công nhưng bạn phải đợi người mua xác nhận, sau đó sàn thương mại điện tử thành toán về ví cho bạn. Qua trình này cũng mất từ 6-7 ngày để bạn có thể thu lại được gốc và lãi.

2.4. Vốn

Nếu không có vốn đầu tư mà phải đi vay thì tiền trả lãi sẽ cắn vào lợi nhuận.

2.5. Nhầm lẫn trong quá trình ghi chép thủ công

Một số shop thời trang, cửa hàng bán lẻ hay cá nhân kinh doanh online thường có thói quen ghi chép sổ sách, thống kê đơn hàng đã bán, các chi phí trong ngày. Tuy nhiên, việc ghi chép thủ công không tránh khỏi nhầm lẫn hoặc đôi khi bạn quên không lưu. Những thất thoát này ảnh hưởng đến lợi nhuận của cửa hàng.

Một trong những cách tốt nhất để quản lý dòng tiền, kiểm soát doanh thu lợi nhuận chính là dùng phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop.

  • Dễ dàng quản lý các chứng từ thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi, kiểm kê quỹ và theo dõi được số lượng tiền mặt còn tồn trong quỹ tại một thời điểm bất kỳ.
  • Tổng hợp các khoản chi phí phát sinh theo từng tháng, phục vụ cho công tác quản lý và lập báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Theo dõi và nắm bắt được tình hình công nợ của khách hàng và nhà cung cấp tại mọi thời điểm.
  • Quản lý theo dõi và kiểm soát được tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng hóa về số lượng và giá trị để quyết định nhập hàng hay chạy những chương trình khuyến mại hợp lý.

Phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop giúp bạn tiết kiệm 80% thời gian, chi phí và nhân lực. Đầu tư thông minh để hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng lợi nhuận tại sao không?

đăng ký dùng thử

Bài viết liên quan
Xem tất cả