Khởi nghiệp mở tiệm in áo thun: Hướng dẫn chi tiết từ A – Z

341
Mở tiệm in áo thun
Mở tiệm in áo thun

Mở tiệm in áo thun là ý tưởng kinh doanh sáng tạo và hấp dẫn trong làn sóng thời trang thay đổi xu hướng nhanh như hiện nay. Bằng cách cung cấp dịch vụ in ấn chất lượng và sản phẩm độc đáo, bạn có thể thu hút đông đảo khách hàng yêu thích thời trang và muốn thể hiện bản thân thông qua trang phục cá nhân hóa. Cùng MISA eShop tìm hiểu các bước mở cửa hàng in áo thun, cần bao nhiêu vốn và những kinh nghiệm kinh doanh thành công qua bài viết sau.

1. Phân tích thị trường tiềm năng của ngành kinh doanh in áo thun

Theo thống kê, doanh thu thị trường áo thun tại Việt Nam dự kiến đạt 167 triệu USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 3.35% từ 2024 đến 2029. Chứng tỏ đây là thị trường kinh doanh đầy tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mới và hiện tại.

Áo thun sản phẩm phổ biến được mọi lứa tuổi và giới tính ưa chuộng, từ học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng cho đến người già và trẻ em. Nhu cầu mua áo thun không giới hạn và có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đặc biệt, nhu cầu này tăng cao trong các dịp lễ, sự kiện như Tết, sinh nhật, các sự kiện thể thao, hội thảo mở ra ra nhiều cơ hội bán hàng trong các mùa cao điểm.

Áo thun in họa tiết nổi bật

Mở một tiệm in áo thun không yêu cầu vốn lớn như nhiều ngành khác. Bạn chỉ cần đầu tư vào máy in, vải áo thun và phần mềm thiết kế. Hệ thống máy in hiện nay khá đa dạng và có giá cả phải chăng, dễ dàng thiết lập và vận hành.

Bạn có thể tạo ra những sản phẩm độc lạ, tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ. Khách hàng có thể tự thiết kế hình ảnh, logo theo sở thích tạo ra phong cách và cá tính riêng. Qua việc kinh doanh thời trang tự thiết kế, bạn có cơ hội phát triển thương hiệu thời trang mang tính độc đáo và cá nhân.

Áo thun có biên lợi nhuận khá cao, đặc biệt khi bạn cung cấp các thiết kế độc đáo hoặc sản phẩm theo yêu cầu. Bạn cũng có thể mở rộng sang các dòng sản phẩm khác như áo khoác, túi xách, mũ nón hoặc phát triển thành một thương hiệu thời trang thiết kế riêng.

Do đó, mở tiệm in áo thun kinh doanh in áo thun là một mô hình hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển. Với chi phí đầu tư không quá cao, tiềm năng lợi nhuận lớn đây là ý tưởng kinh doanh độc đáo cho những bạn đam mê thời trang và muốn khởi nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc.

MISA AMIS
Quản lý sản phẩm LINH HOẠT - Xử lý đơn NHANH GỌNCửa hàng in ấn áo thun DÙNG NGAY MISA ESHOP

2. Mở cửa hàng in áo thun tự thiết kế cần bao nhiêu tiền? 

Chi phí mở tiệm in áo thun tự thiết kế dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí cửa hàng, thiết bị, công cụ dụng cụ, chi phí nguyên vật liệu và chiến lược marketing của bạn.

Mở cửa hàng in áo thun tự thiết kế cần bao nhiêu tiền?
Mở cửa hàng in áo thun tự thiết kế cần bao nhiêu tiền?

Dưới đây là một só chi phí cơ bản cần xem xét:

Chi phí mặt bằng Nếu bạn mở cửa hàng ở địa điểm có mặt bằng thuê, chi phí thuê sẽ dao động tùy vào vị trí, diện tích và khu vực.

Trung bình, chi phí thuê mặt bằng ở các thành phố lớn như Hà Nội hoặc TP.HCM có thể từ 5 triệu – 15 triệu đồng/tháng cho mặt bằng nhỏ từ 15m² đến 30m².

Cơ sở vật chất
  • Bàn ghế, kệ trưng bày: 3 triệu – 10 triệu đồng.
  • Các thiết bị văn phòng như máy tính, điện thoại, bàn làm việc, máy in hóa đơn…: 5 triệu – 10 triệu đồng.
Chi phí thiết bị in ấn Để mở cửa hàng in áo thun, bạn sẽ cần các thiết bị in chuyên dụng. Các công nghệ phổ biến bao gồm:
  • Máy in chuyển nhiệt (Heat Press): Đây là loại máy phổ biến và chi phí thấp hơn so với các công nghệ in khác. Giá khoảng từ 5 triệu – 20 triệu đồng.
  • Máy in áo thun DTG (Direct-to-Garment): In trực tiếp lên áo và cho chất lượng hình ảnh sắc nét hơn. Giá cao, khoảng 30 triệu – 150 triệu đồng.
  • Máy in lụa (Screen Printing): Đây là công nghệ in truyền thống, phù hợp nếu bạn sản xuất số lượng lớn. Giá máy in lụa khoảng 15 triệu – 50 triệu đồng.
Chi phí nguyên liệu
  • Áo thun: Chi phí mua áo thun từ các nhà cung cấp có thể dao động từ 50.000 – 150.000 đồng/chiếc tùy thuộc vào chất liệu vải và thương hiệu.
  • Mực in: Mực in chuyển nhiệt hoặc mực in DTG có giá khoảng 300.000 – 1 triệu đồng/lít.
  • Phôi chuyển nhiệt: Nếu bạn sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt, bạn cần phôi chuyển nhiệt (giấy in) với chi phí từ 5.000 – 10.000 đồng/tờ.
Chi phí thiết kế
  • Phần mềm thiết kế: Nếu bạn sử dụng phần mềm thiết kế như Adobe Illustrator, Photoshop hoặc CorelDRAW, chi phí bản quyền sẽ rơi vào khoảng 500.000 – 2 triệu đồng/tháng (hoặc mua phần mềm trọn gói).
  • Chi phí thiết kế: Nếu bạn thuê một designer để thiết kế các mẫu áo thun, chi phí có thể dao động từ 100.000 – 1 triệu đồng/mẫu tùy vào độ phức tạp.
Chi phí marketing
  • Chạy quảng cáo (Facebook, Google): Nếu bạn kinh doanh online, chi phí quảng cáo có thể dao động từ 2 triệu – 10 triệu đồng/tháng.
  • Chi phí website: Xây dựng website bán hàng sẽ từ 3 triệu – 10 triệu đồng (tùy thuộc vào nền tảng và tính năng bạn yêu cầu).
Chi phí khác
  • Chi phí vận hành và nhân sự: Tùy quy mô kinh doanh bạn sẽ cần nhân viên bán hàng, thiết kế hoặc quản lý cửa hàng với chi phí khoảng 5 triệu – 8 triệu đồng/tháng/người.
  • Chi phí vận chuyển và đóng gói: Dao động khoảng 2.000 – 20.000 đồng/đơn hàng, tùy vào kích thước và địa điểm giao hàng.

Như vậy, tổng chi phí mở tiệm in áo thun dao động từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, tùy vào quy mô và trang thiết bị bạn lựa chọn.

Để tối ưu hóa chi phí, bạn nên tìm hiểu kỹ về các nguồn cung cấp máy móc và nguyên liệu đồng thời xây dựng chiến lược marketing phù hợp để tối đa hóa doanh thu.

3. Mở tiệm in áo thun có cần đăng ký kinh doanh không? 

Mở cửa hàng in áo thun bạn cần phải đăng ký kinh doanh. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của bạn tuân thủ theo quy định pháp luật. Việc đăng ký kinh doanh để có được giấy phép kinh doanh hợp pháp và là cơ sở để thực hiện các giao dịch kinh tế, pháp lý.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản và không mất nhiều thời gian hay chi phí so với việc thành lập công ty. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như:

  • Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng in áo thun. Nội dùng giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
  • Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
  • Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thủ tục liên quan, bạn mang nộp lên phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi cửa hàng/hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.

Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa hàng in áo thun đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hay không hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND trong vòng 5 ngày làm việc.

>> Xem thêm Hướng dẫn chi tiết đăng ký kinh doanh hộ cá thể 

4. Hướng dẫn chi tiết các bước mở tiệm in áo thun 

Quy trình mở tiệm in áo thun
Quy trình mở tiệm in áo thun

4.1. Nghiên cứu thị trường mở tiệm in áo thun 

Nhu cầu khách hàng và thị trường đầy tiềm năng, kinh doanh in áo thun thế nào cho hiệu quả?

Trước hết, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến, có thể là giới trẻ, các công ty, nhóm tổ chức sự kiện hay những người yêu thể thao và âm nhạc. Việc hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng thiết kế sản phẩm và xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

Bên cạnh đó thường xuyên theo dõi và cập nhật các xu hướng thiết kế áo thun, chất liệu vải, màu sắc và phong cách in ấn đang hot trên thị trường. Điều này không chỉ giúp bạn tránh bị lỗi thời mà còn tạo ra những mẫu áo thun phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút người mua.

Nghiên cứu thị trường và xu hướng của người tiêu dùng
Nghiên cứu thị trường mở tiệm in áo thun để có hướng đi rõ ràng

4.2. Chọn mô hình kinh doanh

Khi lựa chọn mô hình kinh doanh cho tiệm in áo thun, bạn có thể cân nhắc giữa bán lẻ trực tiếp hoặc bán online.

  • Mở cửa hàng trực tiếp giúp bạn tiếp cận khách hàng tại chỗ.
  • Bán online qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Facebook, Instagram và TikTok Shop, website… giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Trong kinh doanh áo thun in ấn tự thiết kế, sở hữu website bán hàng riêng sẽ giúp tiêm của bạn chuyên nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng doanh nghiệp.
  • Hoặc kết hợp bán tại cửa hàng và bán online.

Nếu bạn mở cửa hàng nên chọn vị trí thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng và dễ dàng giao nhận hàng hóa. Những địa điểm gần các trường học, trung tâm mua sắm hoặc khu vực có nhiều hoạt động văn hóa, giải trí thường thu hút khách hàng tốt hơn.

Với số vốn lớn, mặt bằng trong khu vực trung tâm, đông đúc dân cư sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng nếu với ngân sách ít ỏi, hãy tập trung vào một mặt bằng rộng rãi, thoáng mái để đặt dụng cụ máy móc cần thiết và có thể kinh doanh online trước.

Để hỗ trợ bán hàng trên TikTok Shop hiệu quả, MISA eShop tặng MIỄN PHÍ ebook Cẩm nang bán hàng trên TikTok Shop bùng nổ đơn hàng. ẤN VÀO ẢNH ĐỂ TẢI NGAY!

Bán hàng trên TikTok Shop

4.3. Đầu tư trang thiết bị in ấn

Khi lựa chọn máy móc và thiết bị in áo thun, bạn cần xem xét một số yếu tố sau:

  • Loại máy in: Có nhiều loại máy in áo thun khác nhau, từ máy in nhiệt đến máy in trực tiếp lên áo DTG (Direct to Garment). Một số loại máy in phổ biến bao gồm Epson T60, Epson T1800, MIMAKI CJV 300-130/160
  • Máy ép nhiệt: Đây là thiết bị cần thiết để ép hình in lên áo thun sau khi in. Máy ép nhiệt phẳng cao áp 38×38 là sự lựa chọn phổ biến
  • Chất lượng in: Đảm bảo rằng máy in có thể tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, độ bền màu tốt và độ chính xác cao
  • Chi phí: Nếu bạn đang dự định mở cửa hàng in áo thun, sẽ cần tính toán chi phí cho máy in, máy ép nhiệt, máy cắt, máy may (nếu cần) và các thiết bị liên quan khác
  • Dễ sử dụng: Chọn máy in dễ vận hành và bảo trì, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và không có nhiều kinh nghiệm về máy móc
  • Hỗ trợ sau mua: Tìm nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ tốt sau mua, bao gồm bảo hành và sửa chữa máy móc
Hệ thống máy móc và thiết bị in áo thun
Hệ thống máy móc và thiết bị in áo thun

Như MISA eShop thống kê ở mục chi phí, hiện nay trên thị trường có ba loại máy in phổ biến:

  • In lụa (silk screen)
  • In chuyển nhiệt (heat transfer)
  • In trực tiếp lên áo (DTG – Direct to Garment)

Mỗi loại máy có ưu/nhược điểm và giá thành riêng. Do đó cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Việc chọn vải và áo thun chất lượng rất quan trọng bởi chất liệu sẽ ảnh hưởng đến độ bền và cảm giác khi mặc. Trong đó, áo thun cotton 100% thường được ưa chuộng vì mềm mại và thoáng khí.

Để hình in có độ bền và đẹp, bạn nên chọn các loại mực in chất lượng. Có nhiều loại mực in như mực nước, mực dầu và mực UV.

4.4. Thiết kế hình in độc đáo

Những thiết kế hình in độc đáo và sáng tạo là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng khi mở cửa hàng in áo thun. Nắm bắt xu hướng của giới trẻ thông qua các mạng xã hội như Instagram hoặc Pinterest không bỏ lỡ những thiết kế mới mẻ.

Nếu biết thiết kế trên các công cụ chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator là ưu điểm lớn, còn không thì có thể sử dụng các công cụ thiết kế trực tuyến miễn phí như Canva.

Do nhu cầu của nhiều bạn muốn tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng Canva thành thạo, đội ngũ viên tập MISA eShop đã biên soạn cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng thành thạo công cụ thiết kế đồ họa online Canva chỉ với 6 bước” 

Thông qua eBook này, bạn sẽ biết:
  • Cách tạo tài khoản trên Canva
  • Thiết kế một hình ảnh hoàn chỉnh bằng Canva
  • Cách tạo bố cục hình ảnh rõ ràng, bắt mắt
  • 300 mẫu thiết kế Canva từ MISA eShop

Trong quá trình sáng tạo, nên lắng nghe ý kiến từ khách hàng và thử nghiệm các ý tưởng mới. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện sản phẩm mà còn xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

4.5. Xây dựng chiến lược marketing cho tiệm in áo thun

Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến bùng nổ như hiện tại, bạn nên tận dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok để đăng tải hình ảnh các mẫu áo thun đẹp, tạo các chương trình khuyến mãi hoặc livestream bán hàng.

Quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng là một cách hiệu quả để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt là trong các dịp lễ tết hoặc khi có chương trình giảm giá.

Để thu hút khách hàng chốt đơn, bạn nên có kế hoạch tổ chức các chiến dịch khuyến mãi như giảm giá, mua 1 tặng 1 hoặc làm mẫu áo thun theo yêu cầu.

4.6. Tối ưu quy trình sản xuất & giao hàng

Dù là kinh doanh online hay cửa hàng, việc quản lý tồn kho mở tiệm in áo thun đóng vai trò quan trọng tránh tình trạng hết hàng hoặc bị tồn kho quá nhiều. Áo thun có nhiều kích cỡ, màu sắc và kiểu sáng khác nhau. Trong quá trình nhập – xuất kho cần phân loại để dễ dàng tìm kiếm và quản lý.

Quản lý kho hàng hóa áp thu tự in ấn khoa học
Quản lý kho hàng hóa áp thu tự in ấn khoa học

Bên cạnh việc kiểm kê định kỳ để nắm rõ số lượng hàng tồn kho, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa thì sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn theo dõi vầ tự đông cập nhật số lượng tồn kho chính xác.

Các vật liệu in ấn như mực, khung in, máy móc… cần bảo quản nơi khô thoáng và theo khu vực riêng biệt để tiện lợi trong quá trình sản xuất.

4.7. Chăm sóc khách hàng

Đây là yếu tố then chốt để xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng – cửa hàng in áo thun của bạn. Sau mỗi đơn hàng in ấn áo thun, nên thu thập ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cải tiến. Khách hàng hài lòng sẽ quay lại mua và giới thiệu cho bạn bè.

Đối với khách hàng thân thiết hoặc khách hàng doanh nghiệp, đối tác lớn nên có những chương trình ưu đãi giảm giá, chiết khấu hoặc tổ chức tặng quà vào các dịp đặc biệt (lễ Tết…). Bằng cách áp dụng những chiến lược này, tiệm in áo thun của bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

4.8. Quản lý tài chính  

Kinh doanh cửa hàng in áo thun có thể gặp một số vấn đề từ việc lựa chọn thiết kế đến quản lý chất lượng sản phẩm như đảm bảo chất lượng in ấn, đặc biệt khi in hình cá nhân lên áo thun.

Các sản phẩm áo thun in ấn theo yêu cầu có thể đa dạng về số lượng và mẫu mã. Do đó việc quản lý tồn kho và nguyên vật liệu đòi hỏi sự cẩn trọng để tránh lãng phí, thiếu hụt.

Một trong những đặc thù khi kinh doanh mặt hàng này là thiết kế in ấn thường cá nhân hóa, tức là 1 mẫu in cho 1 khách hàng cụ thể khó có thể bày bán đại trà cho những khách hàng khác. Hàng tồn kho nhiều có thể nhanh chóng lỗi mốt và khó bán, đặc biệt những mẫu in ấn có số năm hoặc câu nói hottrend. Do đó việc quản lý đơn đặt hàng với số lượng, size số cụ thể rất quan trọng.

Mặt khác, nếu cửa hàng in áo thun quy mô lớn có xưởng riêng, có nhân viên bán hàng làm theo ca khi khối lượng công việc tăng lên, việc quản lý nhân viên theo ca có thể gặp khó khăn.

Phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop

Để giải quyết những khó khăn trên, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp hữu ích giúp tự động hóa và tối ưu quy trình quản lý. Trong đó phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop giúp quản lý doanh thu, chi phí, xuất nhập tồn kho và đơn hàng chặt chẽ. Các nghiệp vụ bán hàng tính tiền in bill được thực hiện đơn giản và chuyên nghiệp khi liên kết với các thiết bị như máy quét mã vạch, máy POS, máy in hóa đơn.

MISA eShop cài đặt được trên nhiều thiết bị như PC, laptop, tablet, mobile… với giao diện thân thiện, dễ dùng. Tạo tài khoản dùng thử MISA eShop ngay hôm nay:


5. Tạm kết

Với sự đa dạng trong thiết kế và không ngừng cập nhật xu hướng, mở tiệm in áo thun là ý tưởng kinh doanh vốn ít lãi cao. Hy vọng với những kinh nghiệm MISA eShop tổng hợp trên đây sẽ hữu ích trong con đường khởi nghiệp của bạn.

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

Bài viết liên quan
Xem tất cả