Khi dịch COVID-19 ập đến, toàn bộ thị trường gặp biến động, không riêng gì ngành nghề nào. Cuộc sống sinh hoạt có nhiều thay đổi lớn khiến cho lối sống, nhu cầu mua sắm và quản lý tài chính cũng theo hướng có kế hoạch, mục đích rõ ràng. Hạn chế tiêu phung phí, gia tăng tích trữ thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt. Thói quen của người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online tại nhà để hạn chế việc tiếp xúc đông người.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), dịch Covid-19 đang dần làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Đại dịch đã thúc đẩy việc mua sắm phải được cân nhắc kỹ càng và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý. Một số thay đổi lớn phải kể đến:
- Tiết kiệm chi tiêu
- Giảm tần suất ra ngoài mua sắm
- Tận dụng kênh mua hàng trực tuyến
1. Tiết kiệm chi tiêu
Tâm lý tiết kiệm chi tiêu chính là hệ quả của tình hình dịch bệnh gia tăng kéo dài. Người tiêu dùng hạn chế những chi tiêu không thực sự cần thiết để giữ lại một khoản tài chính nhằm sẵn sàng cho các tình huống đột xuất.
Ngoài ra, chính những hạn chế về đi lại, các hoạt động đi lại, du lịch, tụ tập giao lưu đông người… cộng với việc nhiều cửa hàng, dịch vụ không cần thiết buộc phải đóng cửa. Đã tạo cơ hội để thay đổi thói quen của người tiêu dùng, khiến học chi tiêu có chừng mực và mang tâm lý tiết kiệm.
Đây đương nhiên không phải là một thay đổi xấu. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng không ít đến thị trường kinh doanh ngành bán lẻ. Khi người tiêu dùng bắt đầu thắt chặt chi tiêu hơn thì cũng là lúc khả năng ra quyết định mua hàng sẽ thấp hơn. Các mặt hàng có thể phát triển kinh doanh cũng bị hạn chế hơn.
>> Đọc thêm: [Infographic] Hành trình mua hàng trực tuyến tại nhà của người tiêu dùng
2. Giảm tần suất ra ngoài mua sắm
2.1. Trung tâm, siêu thị vắng khách
Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người tiêu dùng thường mua hàng hoá dùng cho nhiều ngày để hạn chế việc đi lại và tiếp xúc với đám đông. Bởi trong các trung tâm mua sắm, siêu thị không thể kiểm soát được hết người ra vào.
Khi đến siêu thị, người tiêu dùng chủ yếu tập trung mua nhiều các mặt hàng lương thực thực phẩm để tích trữ. Ngoài ra còn có các đồ dùng sinh hoạt thường ngày như giấy ăn, sữa tắm, dầu gội, bột giặt,…
Trái lại, các gian hàng đồ tiêu dùng xa xỉ ở các trung tâm thương mại lại rất vắng khách. Bởi dịch bệnh khiến cho công việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng nên quỹ chi tiêu, mua sắm trở nên hạn chế và phải cân nhắc kỹ lưỡng.
2.2. Cửa hàng không kinh doanh mặt hàng thiết yếu phải đóng cửa
Sự lây lan của dịch COVID-19 với tốc độ nhanh chóng đã khiến chính phủ phải đưa ra các chỉ thị hạn chế việc đi lại, cũng như đóng cửa các cửa hàng kinh doanh mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu.
Trước thời điểm dịch, người kinh doanh thường tìm đến nhiều ngành hàng mới mẻ để đầu tư phát triển và giảm bớt yếu tố cạnh tranh. Như cung cấp các mặt hàng phụ kiện, đồ chơi giải trí, trang trí nội thất,…
Tuy nhiên những ngành hàng này chỉ mang sức hút tạm thời, ít mang lại giá trị sử dụng lâu dài. Chính vì vậy khi người tiêu dùng thay đổi, tiết kiệm hơn, cũng như điều kiện kinh doanh bị hạn chế thì những ngành hàng này sẽ gặp khó khăn đầu tiên.
3. Tận dụng kênh mua hàng trực tuyến
Mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn và tăng nhanh về số lượng trong nửa đầu năm 2021. Và với tình hình dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp thì đây được coi là cách thức lưu thông hàng hóa hiệu quả nhất.
3.1. Mua sắm trên các mạng xã hôi
Thói quen mua sắm thay đổi, người tiêu dùng giảm thiểu tối đa việc phải ra ngoài đi siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống; thay vào đó là tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà.
Đây là lúc mà các kênh mạng xã hội đã trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết. Không chỉ để cập nhật tin tức mà còn là thị trường béo bở để kinh doanh. Các trang phổ biến hiện nay như Facebook, Zalo, Instargram, Tiktok,… đều đã có những cập nhật để người dùng dễ dàng thiết lập gian hàng bán online.
Người tiêu dùng tăng thời gian sử dụng mạng xã hội nên khả năng tiếp cận tới hàng hóa được đăng bán cũng cao hơn. Nhiều thời gian rảnh họ cũng sẽ chú tâm đến các buổi livestream bán hàng. Sự thân quen với các mạng xã hội chính là cơ sở để việc mua hàng trực tuyến phát triển mạnh.
>> Mẹo xây dựng fanpage bán hàng online trong mùa Covid dành cho những người mới bắt đầu
3.2. Mua sắm trên các sàn thương mại điện tử
Sàn TMĐT có một lợi thế cực lớn trong giai đoạn này, khi mà nó không khác gì những khu chợ online. Ở đó người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ họ cần, đã được niêm yết giá cả. Đồng thời, mua sắm trên các sàn còn được hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán và vận chuyển để người tiêu dùng lựa chọn.
Ngoài ra, các sàn TMĐT còn cung cấp cho người dùng các mã giảm giá, ưu đãi, freeship, tổ chức ngày hội săn sale,… hấp dẫn để thu hút và kích cầu tiêu dùng. Các chương trình được diễn ra hàng tháng và dần hình thành thói quen theo dõi và mua sắm cho người tiêu dùng.
>> Tải miễn phí tài liệu Kinh doanh thời trang tại shop, sàn TMĐT
4. Thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới
Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, không chỉ là cá nhân người tiêu dùng, mà còn buộc người làm kinh doanh cũng phải thay đổi, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và thói quen tiêu dùng mới của người dân.
4.1. Chuyển đổi kinh doanh online, phát triển thương mại điện tử
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ liên tục khuyến khích người dân mua hàng trực tuyến để giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các cửa hàng bán lẻ chuyển đổi kinh doanh online.
Xét trên nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người dùng trực tuyến hiện nay ngày càng gia tăng. Thế hệ trẻ những người được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, đang dần trở thành lực lượng tiêu dùng chính. Công nghệ được ứng dụng vào mua sắm, thanh toán là xu hướng tất yếu.
Chính các siêu thị, trung tâm mua sắm cũng triển khai nhiều hoạt động bán hàng online. Khách hàng đặt đồ trực tuyến và sẽ có nhân viên “đi chợ” rồi vận chuyển đến tận nhà cho họ.
Vậy nên, để không bị bỏ lại, người kinh doanh trong thị trường bán lẻ, cần nhanh chóng chuyển đổi sang kinh doanh online. Tình hình xã hội thúc đẩy đi kèm dung lượng người tiêu dùng lớn và nhiều kênh bán hàng phong phú là những điều kiện thích hợp để thay đổi phát triển thương mại điện tử.
>> Hướng dẫn chuyển đổi từ kinh doanh offline sang online
4.2. Kinh doanh có ý thức
Theo một khảo sát Công ty nghiên cứu thị trường Kantarqua trong năm qua, dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Mục tiêu hướng đến lối sống ổn định, có lợi cho sức khỏe nên họ sẵn sàng ưu tiên chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn.
Có đến 57% người tiêu dùng cho rằng sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội; 23% người tiêu dùng ưu tiên mua các loại thức ăn từ hạt; 20% người tiêu dùng còn lại sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm hữu ích cho sức khỏe và môi trường như sữa tăng sức đề kháng, bàn chải bảo vệ môi trường.
Thấu hiểu người tiêu dùng, nhà bán lẻ phải có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Kinh doanh trung thực và đảm bảo cung cấp các sản phẩm xanh – sạch -đẹp.
4.3. Ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng
Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhanh chóng thực hiện ứng dụng công nghệ vào các hoạt động bán hàng, quản lý, vận hành. Để nâng cao nâng suất công việc, tối ưu hóa nguồn nhân lực và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong giai đoạn nhiều biến động và khó khăn như hiện nay.
Giải pháp mà nhiều cửa hàng bán lẻ đã thực hiện chính là triển khai phần mềm quản lý cửa hàng.
Phần mềm quản lý cửa hàng là hệ thống các công cụ hỗ trợ tất cả các khâu bán hàng từ quản lý kho, hàng hóa, nhà cung cấp, nhân viên, đơn hàng, chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mãi,… giải quyết công việc kinh doanh một cách tự động, nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời các báo cáo bán hàng.
Phần mềm có thể đáp ứng nghiệp vụ của hầu hết các ngành bán lẻ từ thời trang, giầy dép, phụ kiện, đồ gia dụng, siêu thị, tạp hóa,… Bất kể là mô hình kinh doanh cửa hàng đơn lẻ hay chuỗi nhiều chi nhánh.
Ngoài ra vì sự chuyển dịch xu hướng mua sắm sang online của người tiêu dùng mà các phần mềm quản lý cửa hàng đã cải tiến để đáp ứng kinh doanh đa kênh.
Lời khuyên cho các đơn vị bán lẻ chính là nên tìm hiểu và đầu tư ứng dụng phần mềm quản lý cửa hàng càng sớm càng tốt. Đấy chính là đòn bẩy giúp việc kinh doanh trở nên hiệu quả, thuận lợi và chuyên nghiệp hơn.
Trải nghiệm 15 ngày dùng thử miễn phí MISA eShop – Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh ngay hôm nay!