Dịch Covid như chất xúc tác thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, khiến xu hướng mua sắm online nở rộ, tăng trưởng mạnh. Với chủ shop thời trang khi mô hình bán hàng truyền thống dần trở nên kém hiệu quả, đặc biệt là khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm thế nào để chủ động trong cuộc đua kinh doanh thời Covid? Câu trả lời nằm ở việc chuyển đôi mô hình kinh doanh, thích ứng với hoạt động mua sắm online của người dân.
- Phần mềm quản lý bán hàng online hay offline thì tốt?
- 10 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng online
1. Sự bùng nổ của xu hướng mua sắm online
Theo nhiều nghiên cứu khảo sát trong ngành, dịch Covid đã làm làn sóng mua sắm online có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Các sàn thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng tích cực của người dùng như: Tiki có những thời điểm 3000-5000 đơn hàng/phút hay Shopee ghi nhận tổng thời gian mua sắm trên nền tảng này trong 1 tuần của người dùng Việt tăng hơn 25%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nielsen và Infocus Mekong Mobile Panel phối hợp có 25% số người tiêu dùng Việt được hỏi đã tăng cường mua sắm online và giảm tần suất mua sắm trực tiếp.
Theo Hiệp hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho biết: 98% tổng số người mua sắm trực tuyến vào thời gian dịch Covid được khảo sát, trả lời sẽ tiếp tục duy trì mua online trong tương lai vì đã quen và cảm thấy tiện hơn với loại hình này.
Trước sự thay đổi lớn thói quen mua sắm của người dân đặt ra vấn đề đa dạng kênh bán cho các ngành hàng, đặc biệt là với ngành hàng không thiết yếu như thời trang, luôn phải chịu tác động lớn hơn từ các yếu tố ngoại cảnh như dịch Covid.
2. Thách thức trước thay đổi: kênh bán truyền thống dần mất đi hiệu quả?
Dịch Covid chứng kiến sự sụt giảm doanh thu đáng kể của các hệ thống thời trang từ kênh truyền thống: trực tiếp tại cửa hàng. Không chỉ xuất phát từ việc phải đóng cửa do giãn cách mà khách hàng đã hình thành thói quen mới, hạn chế đi mua sắm vì tâm lý e ngại, phòng dịch.
Vì vậy, xu hướng chung của các cửa hàng là nhanh chóng phát triển bán hàng đa kênh dù ở bất kỳ quy mô nào, nhằm bắt kịp thay đổi này của người mua và giảm tác động từ bên ngoài.
Hầu hết chủ cửa hàng đều khó khăn bước đầu khi tiếp cận với việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và tối ưu kênh bán qua mạng xã hội. Khó khăn lớn nhất nằm ở khâu quản lý, không thể tổng hợp được số lượng hàng hóa thực còn trong kho dẫn đến tư vấn chậm hoặc không chính xác. Hệ thống vẫn báo còn hàng gây nhầm lẫn, dẫn đến những trải nghiệm không tốt cho người mua.
Trong khi đó, chủ cửa hàng không thể quản lý thủ công bằng sổ sách hay excel nhưng không đủ nguồn lực viết phần mềm riêng và loay hoay không biết phần mềm nào phù hợp với cửa hàng.
3. Làm sao quản lý bán hàng đa kênh vừa tiết kiệm chi phí vừa tối ưu doanh số từng kênh?
a. Chuyển đổi số từ những bước đầu tiên
AKUBA – Một thương hiệu thời trang nam lớn được thành lập từ năm 2014, đã tập trung phát triển mạng lưới phân phối lớn tới hơn 200 chi nhánh trên toàn quốc. Trước sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, AKUBA xác định chiến lược mới, bên cạnh việc mở rộng nền tảng phân phối B2B và chain stores như trước đây, thương hiệu này ưu tiên đa dạng kênh digital sales qua fanpage, website và sàn thương mại điện tử.
Chị Võ Diệu Như – Co-founder AKUBA chia sẻ: “Khi phát triển kênh bán đa dạng, với số lượng đơn hàng ngày càng lớn, chúng tôi phải dùng phần mềm vì nhiều bất cập do quản lý đơn lẻ và thủ công trước đây. Nền tảng MISA eShop mà AKUBA đang dùng giúp chúng tôi dễ dàng kiểm soát số liệu tại cả cửa hàng và kênh online, chi tiết đến từng mã hàng hóa, trạng thái mỗi đơn hàng đều chính xác và nhanh chóng hơn”.
b. Sự hỗ trợ của nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop
Trên nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop, người quản lý như chị Diệu Như có thể xem báo cáo đầy đủ doanh thu, lợi nhuận, để đánh giá cụ thể hiệu quả, xu hướng kinh doanh ở từng kênh nhằm phân phối lại chi phí, tối ưu kênh đó. Số liệu kho hàng được đưa về chung một hệ thống, để nhân viên cập nhật được tình trạng hàng hóa nhanh hơn và tư vấn chính xác, giúp tránh nhầm lẫn gây khó chịu cho khách mua.
Đại diện nhà cung cấp MISA cho biết bán hàng đa kênh không mới nhưng dịch bệnh diễn ra, các chủ shop mới nhận thấy tầm quan trọng của đa dạng kênh bán online. MISA cũng ghi nhận sự tăng trưởng tới 30% trong việc mua phần mềm phục vụ quản lý bán hàng đa kênh của các chủ cửa hàng. Với phần mềm này, người dùng có thể quản lý được việc bán hàng tại cửa hàng từ thời trang, tạp hóa, hoa, nội thất…
Trong đó, hoạt động livestream bán hàng cũng được nhà cung cấp tối ưu bằng hệ thống tự động chốt đơn giảm sai sót so với nhân viên tổng hợp thủ công.