Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thay đổi. 10/10 khách hàng được hỏi đều trả lời họ đồng ý tới cửa hàng xem sản phẩm họ cần, 8/10 số đó sẵn sàng mua hàng online nếu shop có facebook/website hay gian hàng trên các sàn TMĐT.
Do vậy nếu sản phẩm của bạn chưa phủ rộng ở các kênh bán hàng phổ biến hiện nay thì hãy nghiên cứu bài viết dưới đây để phát triển hệ thống bán hàng đa kênh cho shop thời trang, tăng doanh thu hiệu quả.
Đọc thêm:
>> Bán hàng đa kênh – cơ hội kiếm bội doanh thu nếu đầu tư hiệu quả
>> Tải MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất
1. Hệ thống bán hàng đa kênh là gì?
Hệ thống bán hàng đa kênh là một phương pháp hoặc cấu trúc kinh doanh trong đó shop bạn thiết lập hai hoặc nhiều kênh tiếp thị sản phẩm, mục tiêu tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn. Các kênh bán hàng chủ yếu: cửa hàng, gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT, website, gian hàng trên mạng xã hội…
Chẳng hạn, khách hàng tìm kiếm trên Google với từ khóa “áo dài thiết kế” và ưu tiên những shop gần khu vực mình ở nhất. Khách hàng truy cập fanpage quan tâm chất lượng và giá sản phẩm, sau đó tìm hiểu nếu đặt trên Shopee có kèm ưu đãi (sale, freeship…). Sau đó lại đến cửa hàng mua hàng. Thói quen mua sắm truyền thống: chỉ tại cửa hàng hay chỉ online đã là chuyện của quá khứ.
>> Thị trường, giá cả, thói quen mua sắm của khách hàng, đâu mới là chìa khóa thành công?
2. Lợi ích của hệ thống bán hàng đa kênh
Khách hàng luôn mong đợi sản phẩm họ cần sẽ có mặt ở nhiều nơi, tiết kiệm thời gian mua sắm và linh hoạt hơn. Do đó, đầu tư phát triển hệ thống bán hàng đa kênh là chiến lược đáng giá. Shop thời trang của bạn cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích, bao gồm:
– Cải thiện nhận thức của khách hàng: Việc tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch: từ cửa hàng đến gian hàng online, từ website đến facebook cùng với việc thanh toán linh hoạt: COD, thanh toán qua thẻ… sẽ giúp shop bạn chiếm được thiện cảm của khách. Biến khách lạ thành khách quen, biến khách quen thành khách trung thành. Với việc phát triển hệ thống bán hàng đa kênh, shop của bạn tạo nên sự khác biệt với đối thủ không phải bằng giá mà là sự tiện lợi.
– Gia tăng khách hàng: Khi shop bạn tiếp thị sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng tại kênh offline hay online thì doanh số, lượng tiếp cận khách hàng sẽ tăng lên.
– Hạn chế các rủi ro: Với chiến lược phát triển hệ thống bán hàng đa kênh bạn không phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất. Trong trường hợp sự cố ảnh hưởng đến cửa hàng hoặc fanpage bị khóa thì bạn vẫn có kênh bán hàng online khác như sàn TMĐT.
– Phát triển vào các thị trường chưa được khai thác: Bán hàng đa kênh cũng cho phép bạn quảng bá sản phẩm tới nhiều khách hàng mới ở những khu vực khác nhau, có thể trong và ngoài nước, tăng doanh số bán hàng.
– Phát triển thương hiệu: Khi hình ảnh sản phẩm, tên thương hiệu của bạn được quảng bá thường xuyên trên những kênh bán hàng phổ biến sẽ giúp khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn hơn.
2. Nhược điểm của hệ thống bán hàng đa kênh
Chiến lược bán hàng đa kênh có thể giúp tăng doanh số và tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn nhưng cũng có những mặt hạn chế cần chú ý, cụ thể:
– Chi phí thuê nhân viên và tiền hàng cao hơn: Nhiều sản phẩm ở nhiều kênh bán hàng đồng nghĩa với việc cần nhân viên để quản lý từng kênh, chốt đơn, gói hàng. Chưa kể cần nhập số lượng hàng lớn đảm bảo khi khách đặt hàng có sẵn, kho đủ rộng để chứa hàng hóa. Do vậy số vốn đầu tư hệ thống bán hàng đa kênh lớn hơn so với phát triển một kênh bán hàng. Đồng thời, bạn phải hiểu không phải cứ mở gian hàng trực tuyến là sẽ có khách, cần có một ngân sách dành cho các hoạt động tiếp thị và quảng cáo.
– Ảnh hưởng đến doanh số bán hàng tại cửa hàng: Thực tế, rất nhiều shop thời trang cho biết, lượt truy cập và mua hàng trên website, gian hàng trên Shopee cao hơn so với tại cửa hàng.
– Khó khăn về mặt quản lý: Bạn phải quản lý hàng hàng sản phẩm, mẫu SKU, kiểm kho thường xuyên, chốt đơn, làm việc liên tục với các đơn vị vận chuyển để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Nếu quản lý theo các truyền thống giao cho mỗi nhân viên quản lý một kênh hay một mình bản quản lý thủ công sẽ mất thời gian, chi phí và thất thoát.
Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề: không thường xuyên kiểm kê kho hàng, không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, thực hiện đơn hàng chậm… Những vấn đề này dẫn đến khách hàng ấn tượng không tốt về shop của bạn.
>> Bán hàng đa kênh cần chú ý điều gì để tiết kiệm chi phí và nguồn lực?
>> 8 ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM
3. Gợi ý cách quản lý hệ thống bán hàng đa kênh chuyên nghiệp
Đừng để những “nỗi sợ” quản lý hệ thống bán hàng đa kênh phức tạp ngăn cản bạn mở rộng kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả, trước khi cân nhắc kênh nào hiệu quả, đầu tư kênh nào hơn thì nên hỏi, làm sao có thể quản lý thống nhất tất cả các kênh bán hàng trên cùng một hệ thống.
Trong thời đại kỹ thuật số, ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý đồng nhất các kênh bán hàng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh và duy trì lợi thế cạnh tranh. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop OCM cho phép bạn làm được những điều đó.
– Quản lý tại cửa hàng và các kênh online phổ biến nhất hiện nay: Facebook, Zalo Shop, Shopee, Lazada trên cùng một hệ thống
– Tự động cập nhật mọi thay đổi thông tin sản phẩm, tồn kho đồng bộ trên các kênh bán hàng
– Tổng hợp những báo cáo phân tích kinh doanh theo từng kênh bán hàng giúp bạn dễ dàng so sánh để có những chiến lược kinh doanh phù hợp
– Các đơn hàng từ các kênh sẽ được tạo trên phần mềm và tự động cập nhật trạng thái giao hàng từ nhà vận chuyển. MISA eShop OCM đã kết nối với các đơn vị vận chuyển uy tín như GHN, GHTK, AhaMove…
– Với nghiệp vụ bán hàng trên Facebook phần mềm có những tính năng ưu việt giúp tự động gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng, chatbot – gửi tin nhắn theo kịch bản có sẵn, kết nối nhiều Fanpage, tự động chốt đơn trên livestream
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop giúp shop bạn cải thiện doanh thu và giảm chi phí vận hành. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây