Dù là doanh nghiệp hay cửa hàng bán lẻ, nhân viên đều là nòng cốt tạo nên thành công. Tại các shop thời trang, nhân viên càng khẳng định vai trò đó khi họ là người kiếm tiền tiền trực tiếp cho chủ cửa hàng. Tìm những những vị trí và vai trò của nhân viên tại một cửa hàng thời trang.
1. Những vị trí, nhiệm vụ của nhân viên trong shop thời trang
Nhân viên hay là người lao động, là cá nhân được chủ cửa hàng/chủ doanh nghiệp tuyển dụng để thực hiện các công việc khác nhau để vì mục đích cuối cùng của cửa hàng/doanh nghiệp (gia tăng doanh thu, phát triển thương hiệu…).
Số lượng nhân viên, vị trí và vai trò có thể linh hoạt tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu quản lý của chủ cửa hàng, doanh nghiệp. Các vị trí và nhiệm của nhân viên thường có tại shop thời trang:
Ví trí nhân viên | Nhiệm vụ |
Nhân viên bán hàng | Tư vấn bán hàng |
Nhân viên bán hàng online | Tư vấn bán hàng và ghi nhận đơn hàng trên các kênh bán hàng online |
Nhân viên marketing | Giới thiệu hàng hóa và đăng các chương trình khuyến mãi trên các kênh bán hàng |
Thu ngân | Tư vấn bán hàng và thu tiền |
Thu ngân kiêm điều chuyển | Tư vấn bán hàng, nhập hàng, nhập – xuất hàng hóa, quản lý kho và ghi nhận các khoản thu, chi |
Mua hàng | Lập đơn đặt hàng, nhập hàng |
2. Vai trò của nhân viên trong sự thành công của cửa hàng
2.1. Nhân viên là bộ mặt của cửa hàng
Nếu bạn cho rằng bán hàng thời trang chỉ cần sản phẩm đẹp là đủ, thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Rất nhiều shop mở ra với những sản phẩm thiết kế vô cùng bắt mắt nhưng hàng không bán được, sau vài tháng mở ra lại đóng cửa.
Nguyên do khi không bán được hàng một phần rất lớn nằm ở nhân viên, cung cách phục vụ khách hàng khi họ đến mua sắm tại cửa hàng chưa tốt. Sản phẩm là yếu tố cốt lõi, nhưng dịch vụ khách hàng được tạo nên bởi nhân viên cũng là yếu tố quan trọng. Sản phẩm đẹp đến mấy nhưng khách hàng khó chịu bởi nhân viên thì khả năng họ mua hàng là rất thấp.
Khi khách hàng bước vào cửa hàng, yếu tố tiếp xúc đầu tiên với họ là nhân viên bán hàng chứ không phải quần áo, váy túi treo trên kệ. Nói nhân viên là bộ mặt của cửa hàng là không sai, khách hàng yêu thích cửa hàng bởi 2 yếu tố chính:
- Dịch vụ khách hàng tốt
- Dản phẩm chất lượng.
Dịch vụ khách hàng được tạo bởi đội ngũ nhân viên từ thu ngân, quản lý đến nhân viên bán hàng.
2.2. Nhân viên là những người quyết định lợi nhuận cho cửa hàng
Nhân viên tại cửa hàng nói chung, đặc biệt là nhân viên bán hàng – là người tạo ra lợi nhuận cho cửa hàng. Khi có sản phẩm, có mặt bằng, nhưng không có nhân viên, khách hàng sẽ khó có thể mua hàng.
Nếu bạn vừa là chủ, vừa là nhân viên, bạn có thể bán được hàng. Nhưng khi cửa hàng với quy mô lớn hơn, khi bạn không có mặt tại cửa hàng, nhân viên sẽ làm nhiệm vụ bán hàng thay bạn.
Nhân viên giỏi hay khách hàng thân thiết, cái nào quan trọng hơn. Với tư duy cần khách hàng, nhân viên không có người này thì có người khác, nhiều chủ shop đã phải trả giá bởi quan niệm sai lầm ấy.
Nhân viên giỏi có thể giữ chân khách hàng, thu hút nhiều khách hàng đến với cửa hàng. Ngược lại, nhân viên tồi có thể biến khách hàng thân thiết thành người dưng chỉ bằng một vài hành động thiếu tinh tế.
Nhân viên giỏi sẽ giúp cửa hành làm ăn phát đạt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nếu bạn có một đội ngũ nhân viên khéo léo, biết cách thuyết phục khách hàng thì chắc chắn cửa hàng bạn sẽ tạo nên thành công rất nhanh.
Đọc thêm:
>> Làm sao để nhân viên có động lực kiếm tiền thay bạn?
>> Bạn đang trả lương nhân viên theo cách nào?
2.3. Những người có thể làm thay đổi một cửa hàng thành doanh nghiệp
Khi cửa hàng bạn mở rộng quy mô, đạt đến số doanh thu và nhân viên nhất định, bạn phải thành lập doanh nghiệp. Đó là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, muốn mở rộng cửa hàng, muốn phát triển từ một thành chuỗi nhiều chi nhánh, cửa hàng thời trang của bạn cần đạt được 3 điểm: lợi nhuận ổn định, nguồn vốn đủ lớn và tập khách hàng phải tiềm năng.
Nhân viên có thể là người tạo nên sự thay đổi lớn của cửa hàng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cửa hàng. Họ là người tạo ra doanh thu, là người duy trì mức lợi nhuận, cũng là người kiếm tìm khách hàng cho cửa hàng.
Đặc biệt, nhân viên còn là người đóng góp những ý tưởng sáng tạo mang tính đột phá cho chủ cửa hàng, từ đó chủ shop ra những quyết định mang tính chiến lược và có những bước đi mới tốt hơn.
Một số điểm mà nhân viên thường đóng góp ý kiến giúp cửa hàng phát triển hơn, bao gồm:
- Góp ý về văn hóa, quy định tại cửa hàng
- Là người phản ánh thực trạng bán hàng và tâm lý khách hàng tới chủ/quản lý cửa hàng
- Đưa ra những ý tưởng nhập hàng, xu hướng mua hàng của khách hàng
- Đóng góp những ý tưởng để cải tiến dịch vụ khách hàng, chương trình xúc tiến bán hàng và nhiều hoạt động khác…
3. Tổng kết
Có thể nói, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của cửa hàng. Tóm gọn lại, nhân viên là người đại diện cho cửa hàng giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu tới khách hàng, là người trực tiếp tạo ra lợi nhuận và cống hiến trí tuệ để tạo nên thành công của cửa hàng thời trang.
Chính bởi vậy, hãy tìm kiếm và giữ chân những nhân viên giỏi, quản lý họ và có chế độ đãi ngộ phù hợp với những gì mà nhân viên cống hiến cho cửa hàng.
Chúc cho chủ shop sẽ có được những nhân viên trung thành và luôn thành công trong việc kinh doanh!
Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý nhân viên cửa hàng tránh thất thoát, gian lận: