Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh và tác động đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Đối với những cửa hàng bán lẻ đã thích nghi với ngoại cảnh tác động như đợt giãn cách xã hội vào tháng 4/2020 đang tìm kiếm những cơ hội để phát triển kênh bán hàng và tăng doanh thu trong thời gian này. Cùng tìm hiểu một số bí quyết có thể cải thiện chất lượng website bán hàng, gia tăng doanh số.
Đọc thêm:
>> Làm sao để quản lý website bán hàng đa kênh hiệu quả?
>> Shop thời trang có nên thiết kế website bán hàng hay không?
1. Tối ưu tốc độ tải website bán hàng
Tối ưu tốc độ tải website bán hàng là yếu tố bắt buộc khi triển khai kênh bán hàng online. Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và là một yếu tố để Google đánh giá kết quả tìm kiếm. Theo Aberdeen Group, một công ty hàng đầu về nghiên cứu thị trường theo hướng công nghệ tại Mỹ, chỉ cần tốc độ load web chậm đi 1 giây là:
- Số lần xem trang sẽ giảm đi 11%.
- Giảm 16% mức độ hài lòng của khách hàng.
- Mất đi 7% chuyển đổi.
Website tải chậm khiến tỷ lệ thoát trang cao
Một số cách để tăng tốc độ tải trang, tăng tỷ lệ chuyển đổi:
- Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh quá cỡ khiến việc load nó rất lâu. Chú ý crop hình ảnh đúng kích cỡ phù hợp trên mọi thiết bị (PC, điện thoại, tablet…). Giảm độ sâu màu sắc (color depth) đến mức thấp nhất (nhưng đảm bảo chấp nhận được). Xóa bỏ những comment ảnh.
- Ưu tiên nội dung hiển thị trên màn hình đầu tiên khi khách hàng truy cập vào website của bạn mà chưa thực hiện bất cứ hành động nào.
- Cài đặt quá nhiều plugin sẽ khiến website tải chậm, gặp phải nhiều vấn đề bảo mật và xảy ra các sự cố khó xử lý. Do đó, xóa hết những plugin không cần thiết.
- Đơn giản thiết kế website
- Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt
2. Xây dựng video nội dung trên website
Đặc biệt đối với các ngành hàng: quần áo thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm… khách hàng thích được nhìn ngắm sản phẩm thông qua video giới thiệu. Đây cũng là yếu tố cải thiện website bán hàng giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đưa khách hàng đến gần với sản phẩm hơn, họ sẽ có cái nhìn nhiều góc độ và quyết định mua sắm nhanh hơn.
3. Kiểm tra các nút kêu gọi hành động (CTA) trên website
Các nút kêu gọi hành động (CTA) là tính năng quan trọng nhất của website. Các nút CTA thường gặp như >>Tìm hiểu thêm<<, >>Nhận báo giá<<, >>Tư vấn trực tiếp<<…. Tùy thuộc vào mục đích mà anh chị muốn khách hàng thực thiện nên đặt CTA phù hợp để kích thích họ click vào.
Đừng quên màu sắc của CTA. Một số cửa hàng cho rằng, CTA nên trùng với màu của thương hiệu nhưng nên chọn các màu sắc nổi bật, dễ thu hút khách hàng. Không có một kích thước chuẩn cho CTA. Do đó anh chị chủ shop nên kiểm tra và đo lường đánh giá một vài phương án để tìm ra CTA nào hiệu qảu nhất cho website của mình.
4. Thông tin sản phẩm rõ ràng, ngắn gọn
Nội dung thông tin sản phẩm đóng vai trò trong việc gia tăng doanh số trên website. Tránh tình trạng không thường xuyên cập nhật nội dung đã có trên web trong một thời gian dài. Mô tả sản phẩm ngắn gọn, dễ đọc, đầy đủ thuộc tính của sản phẩm.
5. Cung cấp sản phẩm phù hợp với hoàn cảnh
Covid-19 đã tạo sự thay đổi lớn cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng. Các cửa hàng bán lẻ nên tìm hiểu khách hàng mục tiêu họ đang tìm kiếm gì, xem xét những sản phẩm trên website còn có phù hợp và hữu ích trong thời điểm này không.
Ví dụ, website quần áo thời trang có thể cung cấp thêm khẩu trang vải kháng khuẩn, mũ có lớp bảo vệ. Website bán mỹ phẩm có thể bán thêm gel hoặc nước rửa tay… Sự thay đổi này có thể giúp tối đa hóa doanh thu của hàng trong thời gian khó khăn này.
Mặc dù xu hướng mua sắm trên Facebook hay sàn TMĐT đang phát triển mạnh mẽ nhưng không thể phủ nhận website vẫn là một địa chỉ mua sắm uy tín và được nhiều khách hàng lựa chọn. Khách hàng có thể xem và đặt hàng bất cứ lúc nào, từ đó tăng doanh thu hiệu quả.