Bán hàng đa kênh là gì? Bạn cần lưu ý những gì khi bán hàng đa kênh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bán hàng đa kênh.
Bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh
Hiểu một cách đơn giản, bán hàng đa kênh là doanh nghiệp sử dụng đa kênh để bán hàng, để giới thiệu hàng hóa đến với khách hàng của mình. Trong đó có thể kể đến các kênh phổ biến mà doanh nghiệp hay sử dụng là:
- Mạng xã hội: Sử dụng các kênh cộng đồng như facebook, zalo, instagram.
- Qua website: Kênh online giới thiệu thương hiệu và sản phẩm tới khách hàng
- Qua các sàn thương mại điện tử như: Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn,…
- POS – Các điểm bán lẻ truyền thống
- Affiliate – Mạng lưới bán hàng theo hình thức cộng tác viên hoặc qua các website khác
…….
Một ví dụ cụ thể về bán hàng đa kênh:
Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn bán hàng chủ yếu trên kênh mạng xã hội là facebook và instagram. Đối tượng khách hàng của bạn là khách hàng trẻ, có thời gian online khá lớn trong ngày. Bạn chạy quảng cáo trên facebook để tiếp cận được với khách hàng của mình nhiều hơn.
Nhưng đồng thời, kênh facebook của bạn cũng đồng bộ với cả website trực tiếp của doanh nghiệp và đồng bộ với gian hàng mà bạn đặt trên sàn thương mại điện tử shopee. Đồng bộ về thiết kế, về cách đăng, cách bày trí gian hàng, về thông tin liên hệ.
Khi khách hàng đặt hàng ở trên facebook, trên website, hay trên shopee,… bạn đều nhận được thông báo báo về hệ thống quản lý chính nhờ sự giúp đỡ của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Như thế, chính là bạn đã đang sử dụng hình thức bán hàng đa kênh.
Những lưu ý khi bán hàng đa kênh
Ngày nay, bán hàng đa kênh đang diễn ra rất phổ biến và giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều. Doanh nghiệp của bạn muốn phát triển hơn nữa thì nên lựa chọn những kênh bán hàng phù hợp để tích hợp và bán được nhiều hàng hơn.
Khi lựa chọn hình thức bán hàng đa kênh, bạn nên lưu ý những điều sau:
Bán hàng đa kênh – không nên ôm đồm quá nhiều
Không phải cứ triển khai càng nhiều kênh bán hàng là càng tốt. “Ít nhưng chất lượng” còn tốt hơn là “nhiều mà không được thêm gì”. Có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp triển khai quá nhiều kênh bán hàng, đơn thì ra nhiều hơn, nhưng khi cộng lại chi phí và doanh thu thì lợi nhuận lại còn không được bằng khi bán hàng bằng 1, 2 kênh truyền thống.
Vì sao vậy? Vì khi mở thêm các kênh bán hàng, tất nhiên bạn sẽ phải đầu tư thêm về nhân lực và chi phí cho kênh đó. Ví dụ như: bạn mới chỉ bán hàng trên kênh facebook, bây giờ bạn mở rộng bán hàng trên amazon.
Bạn cần chi phí để tạo gian hàng trên amazon, tuyển thêm nhân sự viết bài, nhân sự đó phải có kiến thức về tiếng anh để đăng bài, đăng các sản phẩm lên trang đó. Đồng thời, bạn cũng cần phải bỏ ra chi phí cho việc mở gian hàng, chi phí làm thẻ visa và các loại thẻ thanh toán quốc tế.
Vì những lý do đó mà khi triển khai thêm các kênh bán hàng để tích hợp bán hàng đa kênh, bạn nên lựa chọn và cân nhắc xem kênh nào hiệu quả nhất, kênh nào tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng nhất thì triển khai.
Đối với những kênh không tiềm năng, kém hiệu quả thì đưa ra biện pháp loại bỏ ngay.
Bán hàng đa kênh – cập nhật nhanh các xu hướng của thị trường
Tìm hiểu hành vi mua sắm của khách hàng để cập nhật nhanh nhất xu hướng mua sắm của khách hàng kể cả ở trên các kênh mua sắm online và mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
Ví dụ cụ thể, bạn nhận thấy rằng khách hàng của bạn có xu hướng mua sắm trên shopee ngày càng nhiều, vì sự tiện lợi cũng như sẽ được hỗ trợ phí ship với những đơn hàng có giá trị lớn. Mà doanh nghiệp của bạn lại chưa triển khai bán hàng trên shopee, bạn có thể nghiệm kênh bán hàng này đối với doanh nghiệp của mình.
Trong kinh doanh, nếu làm người đi sau, thì rất khó có thể theo kịp các đối thủ. Vì vậy, nếu không phải là người đầu tiên, cũng đừng bị tụt xuống ở top dưới. Quan sát thị trường, nhanh chóng có những chiến lược thay đổi cho phù hợp.
Chấp nhận mạo hiểm khi bán hàng đa kênh
Nếu bạn không thử mạo hiểm, bạn sẽ không biết được kết quả sẽ thế nào. Người ta từng nói: “20 năm sau, bạn sẽ hối hận về những thứ bạn đã không làm, hơn là những thứ bạn đã làm”. Rõ ràng, không thử làm sao biết được nó có hiệu quả hay không.
Khi có dự định triển khai thêm một kênh bán hàng mới, bạn cần cẩn trọng tìm hiểu và dự đoán tình hình, nhưng cũng phải mạo hiểm để thử. Mọi thứ ban đầu bao giờ cũng rất khó khăn. Và bạn đừng nên cầu toàn đòi hỏi quá lúc mới đầu. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy kênh bán hàng đó có hiệu quả hay không nếu như bạn chấp nhận mạo hiểm thử.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
Khi bạn lựa chọn hình thức bán hàng đa kênh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ cần phải quản lý. Chính vì vậy, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, quản lý sẽ giúp quản lý hợp nhất bán hàng trên tất cả các kênh:
- Tự động cập nhật mọi thay đổi thông tin sản phẩm, tồn kho đồng bộ trên tất cả kênh bán hàng.
- Quản lý tất cả đơn hàng tại một nơi và tự động cập nhật trạng thái giao hàng từ nhà vận chuyển.
- Tự động tổng hợp báo cáo phân tích kinh doanh theo từng kênh bán hàng và toàn chuỗi.
Xem chi tiết về phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM: tại đây
Bán hàng đa kênh đang là hướng đi của hầu hết các chủ cửa hàng tại thời điểm hiện tại. Và để phát huy tối đa hiệu quả của hình thức bán hàng đa kênh này, hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để chúng hỗ trợ và giúp ích cho bạn.