Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Bị truy thuế thuế khi bán hàng trên Shopee phải làm sao?

Bị truy thuế thuế khi bán hàng trên Shopee phải làm sao?

566
Bị truy thuế Shopee

Theo số liệu mới nhất, Shopee Việt Nam có khoảng 74,5 triệu lượt truy cập hàng tháng tại Việt Nam và quý đầu tiên của năm 2022. Đây là con số thể hiện sự phổ biến của sàn cam tại thị trường Việt Nam, trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu dựa trên số lượt truy cập. Nếu bạn là nhà bán hàng, bên cạnh lợi ích về hoạt động kinh doanh thì phải tuân thủ các vấn đề về thuế. Trong thời gian gần đây, truy thu thuế Shopee đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà bán hàng. Bị truy thu thuế khi bán hàng trên Shopee phải làm sao? Cùng MISA eShop tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Tình hình thực tế về truy thu thuế Shopee

Tình hình thực tế về truy thu thuế của các nhà bán hàng trên Shopee ở Việt Nam hiện nay đang được chú trọng. Ngày 6/2/2023, Cục Thuế Việt Nam đã thông báo rằng cơ quan này đã thu thập thông tin về hơn 53.000 cá nhân và hơn 14.800 tổ chức bán hàng trên Shopeee, Lazada, Sendo… để có cơ sở cho việc thu thuế. Đến cuối năm 2022, đã có hơn 14,5 triệu giao dịch với tổng giá trị 4,500 tỷ VNĐ diễn ra qua các nền tảng này.

Theo quy định hiện hành, nếu cá nhân và tổ chức có doanh thu từ 100 triệu VNĐ trở lên, sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc kinh doanh bán lẻ hàng hóa trên mọi hình thức phải nộp thuế giá trị gia tăng 1%, thu nhập cá nhân 0,5% trên tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng nghĩ rằng nếu chỉ bán online trên Shopee, không có cửa hàng thì không cần nộp thuế. Điều này dẫn đến thực trạng không thuân thủ nghĩa vụ thuế và chỉ khi nhận được thông báo truy thu thuế Shopee từ cơ quan thuế thì mới bắt đầu lo lắng và hoang mang.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, yêu cầu người bán trên sàn TMĐT tuân thủ nghĩa vụ thuế và chủ sàn phải hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc điều tra hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật.

Nhưng phần lớn người bán không nộp thuế là do người mua hàng online thường không yêu cầu xuất hóa đơn. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cho rằng cơ quan thuế không có thông tin về doanh thu của họ. Do đó không thực hiện kê khai và nộp thuế.

Có thể bạn quan tâm: Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không? Mức thuế là bao nhiêu? 

2. Các quy định về truy thu thuế Shopee

Nhà bán hàng trên sàn TMĐT có thể hoạt động hợp pháp dưới các loại hình kinh doanh như Công ty, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Theo từng loại hình kinh doanh này, người bán sẽ chịu trách nhiệm và hưởng quyền lợi tương ứng, dựa trên thông tin sau đây:

2.1. Đối với Công ty

  • Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Đăng ký thuế: MST công ty
  • Đối tượng chịu & nộp thuế: Công ty
  • Lệ phí môn bài: Theo mức vốn đăng ký kinh doanh từ 1.000.000 – 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ/năm
  • Thuế GTGT áp dụng từ 5% – 10% tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh. Thuế TNDN là 20% của doanh thu trừ đi các chi phí hợp lệ. Khi phát sinh thuế GTGT và TNDN, công ty sẽ phải nộp thuế mà không có ngưỡng tối thiểu
  • Công ty sẽ thực hiện hình thức và định kỳ kê khai theo tháng/quý. Đồng thời việc xuất hóa đơn là bắt buộc
  • Theo Nghị định NDD125/2020/NĐ-CP, công ty vi phạm thuế sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể chậm đăng ký thuế từ 1 – 10 triệu đồng, chậm khai thuế từ 2 – 25 triệu đồng, khai sai không dễn đến thiếu thuế từ 500.000NVĐ – 8 triệu đồn, khai sai dẫn đến thiếu thuế phạt 20% số tiền thiếu thế, trốn thuế sẽ bị phạt 1 đến 3 lần số thuế trốn

2.2. Đối với Hộ kinh doanh

  • Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Đăng ký thuế: MST cá nhân kinh doanh
  • Đối tượng chịu thuế & nộp thuế: Cá nhân chủ độ/Đại diện hộ kinh doanh
  • Lệ phí môn bài: Nộp theo mức thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề, trong khoảng từ 300.000 – 1.000.000VNĐ/năm
  • Tùy vào hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ phải nộp các loại thuế như phân phối và bán hàng hóa thì áp dụng thuế GTGT với mức 1% và TNCN với mức 0,5% . Còn với sản xuất, gia công và chế biến sản phẩm thì thuế GTGT với mức 3% và thuế TNCN với 1.5%
  • Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dưới 100 triệu đồng sẽ được miễn nộp thuế GTGT và TNCN
  • Các khoản phạt hành chính phổ biến áp dụng cho hộ kinh doanh theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP gồm: Chậm đăng ký thuế phạt từ 500.000VNĐ – 5 triệu đồng, khai thuế chậm sẽ phạt từ 1 triệu – 12.5 triệu đồng, khai sai dẫn đến thiếu thuế phạt 20% số tiền thuế và trốn thuế thì từ 1 – 3 lần số thuế trốn.

2.3. Đối với cá nhân kinh doanh

  • Đăng ký kinh doanh: Không cần đăng ký kinh doanh
  • Đăng ký thuế: MST cá nhân
  • Đối tượng chịu & nộp thuế: Cá nhân
  • Theo quy định, cá nhân kinh doanh có thể không cần đăng ký kinh doanh. Đồng thời, để đăng ký thuế thì cá nhân cần đăng ký mã số thuế cá nhân kinh doanh
  • Cá nhân là đối tượng chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp này.
  • Các lệ phí môn bài, thuế áp dụng cũng áp dụng cho cá nhân kinh doanh tương tự như hộ kinh doanh. Việc nộp thuế và hình phạt khi không tuân thủ quy định về nộp thuế cũng tương tự cho loại đối tượng này.

3. Phải làm gì khi bị truy thu thuế bán hàng online?

Trường hợp không chấp hành việc truy thu thuế Shopee, người nộp thuế sẽ phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền: Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc hóa đơn, mức phạt tiền sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Bao gồm việc buộc phải nộp số tiền thuế đã trốn cùng với lãi suất chậm nộp và các khoản phạt nếu có
  • Tăng nặng hình phạt: Trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm có quy mô lớn, mức phạt có thể được tăng lên
  • Các hình thức xử phạt khác: Có thể bao gồm việc buộc phải cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, buộc phải hủy bỏ hóa đơn vi phạm về hóa đơn hoặc buộc phải trả lại số tiền thu lợi bất chính từ hành vị vi phạm hành chính.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm cụ thể như nộp tờ khai thuế quá hạn trên 90 ngày có thể bị phạt từ 15 triệu – 25 triệu, yêu cầu phải nộp lãi chậm nộp để không áp dụng mức phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế phải nộp.

Để tránh bị phạt, nhà bán hàng nên tuân thủ đúng các quy định về thuế và nộp đầy đủ các khoản thuế đúng hạn. Trong trường hợp cơ quan thuế triệu tập để tiến hành truy thu thuế Shopee nên:

  • Hoàn tất đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp
  • Thực hiện kê khai và nộp thuế đúng thời hạn quy định

4. Tạm kết 

Truy thu thuế trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee đã trở thành một chủ đề quan trọng trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. Đối với nhà bán hàng, việc tuân thủ các quy định thuế không chỉ giúp đảm bảo tính pháp lý của hoạt động kinh doanh mà còn là trách nhiệm góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế số. Do đó, cần chủ động kiến thức về thuế, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và sẵn sàng phối hợp với cơ quan thuế khi cần.

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop