Gần 50 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón đầu áp dụng công nghệ mới vào chiến lược kinh doanh Vinamilk đã và đang vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam hội nhập WTO. Năm 2020, Vinamilk được Tạp chí Forbes nằm trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu và phân tích sâu hơn chiến lược kinh doanh của Vinamilk.
1. Vinamilk và chiến lược phát triển của Vinamilk
1.1. Giới thiệu chung về Vinamilk
Vinamilk là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập năm 1976. Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Công ty sữa Việt Nam Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước:
- 54,5% thị phần sữa trong nước
- 40,6% thị phần sữa bột
- 33,9% thị phần sữa chua uống
- 84,5% thị phần sữa chua ăn
- 79,7% thị phần sữa đặc
Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân phối đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng. Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,…
Sau 45 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk), 1 văn đại diện tại Thái Lan.
2.2. Chiến lược phát triển của Vinamilk
Theo Hội đồng Quản trị Vinamilk, mục tiêu chiến lược kinh doanh của Vinamilk là tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.
Để thực hiện được mục tiêu đó, Vinamilk xác định 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:
Đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao | Dẫn đầu ngành sữa Việt Nam | Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất KV Đông Nam Á |
|
|
|
Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau dẫn đầu thị trường Việt Nam và có mặt tại hơn 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, các ngành hàng chính cụ thể như sau:
- Sữa nước với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu
- Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
- Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold
- Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ
- Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ
- Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy
Cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết những chiến lược kinh doanh đã tạo nên thành công của Vinamilk.
2. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk
2.1. Chiến lược kinh doanh Chậm mà Chắc
Chiến lược kinh doanh Chậm mà Chắc là sự chuẩn bị kỹ càng về vốn, hiểu khách hàng và hoàn thiện sản phẩm để có thể đạt được những bước phát triển vượt bậc về sau.
Will Herman, đồng tác giả cuốn The Startup Playbook: Founder-to-Founder Advice from Two Startup Veterans đã từng chia sẻ:
“Chúng ta đã nghe rất nhiều về sự cần thiết của tốc độ trong kinh doanh. Tuy nhiên, dù chúng ta vẫn luôn tin rằng mang sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng sẽ đóng góp rất lớn vào thành công của công ty, nhưng nếu bạn muốn mọi bước diễn ra quá nhanh đến mức chóng mặt, khả năng cao là bạn sẽ mắc phải nhiều sai lầm kìm hãm toàn bộ quá trình kinh doanh”.
Dục tốc bất đạt, chậm mà chắc là 1 trong những chiến lược kinh doanh thành công của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường quốc tế. Vinamik đã đáp dụng thành công chiến lược kinh doanh này, giúp thương hiệu luôn dẫn đầu thị trường sữa và được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất tám năm liền.
Nhờ chiến lược kinh doanh của Vinamilk “Chậm mà Chắc”, Vinamilk liên tiếp có những bước tiến vượt bậc trên cả bảng xếp hạng thị trường trong nước và thế giới bất kể những thách thức do đại dịch Covid-19. Năm 2021, không chỉ là đại diện duy nhất của khu vực Đông – Nam Á trong Top 50 Công ty sữa hàng đầu thế giới, Vinamilk đã đạt thành tích ấn tượng khi thăng hạng sáu bậc liên tiếp trên bảng xếp hạng.
Cùng phân tích chiến lược kinh doanh chậm mà chắc của Vinamilk thông qua các yếu tốt sau:
Phân tích chiến lược kinh doanh Chậm mà Chắc của Vinamilk qua yếu tố sản phẩm
Chiến lược kinh doanh Chậm mà Chắc thể hiện ở việc chú trọng xây dựng, phát triển đa dạng hóa các loại sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng khi ra mắt sản phẩm.
Từ sản phẩm sữa bột truyền thống, Vinamilk đã cho ra mắt những dòng sản phẩm có tính đột phá như sữa tươi 100% Vinamilk Green Farm, sữa tươi có chứa tổ yến, nước trái cây cao cấp Fruit Love, sữa trái cây Hero…
Với định hướng phát triển thực tế, đúng đắn, Vinamilk cho xây dựng và khai trương nhà máy sữa ở Hà Nội, Cần Thơ, Bình Định, Hồ Chí Minh, Nghệ An theo từng giai đoạn để phục vụ việc chế biến, sản xuất sản phẩm của mình:
- 1995: Khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội
- 2001: Khánh thành nhà máy sữa ở Cần Thơ
- 2003: Khánh thành nhà máy sữa Bình Định và Hồ Chí Minh
- 2004: Khánh Thành nhà máy sữa ở Nghệ An
- 2006: Khánh thành Trang trại bò sữa Tuyên Quang
- 2007: Khánh thành Nhà máy sữa Tiên Sơn
- 2009: Xây dựng Trang trại bò sữa Nghệ An
- 2010: Xây dựng Trang trại bò sữa Thanh Hóa
- 2012: Khánh thành nhiều nhà máy hiện đại
- 2013: Khởi công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh và Hà Tĩnh
- 2017: Khánh thành trang trại bò sữa Organic
- 2018: Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất – Thanh Hóa
- 2020: Ra mắt hệ thống trang trại Vinamilk Green Farm. Giới thiệu sản phẩm cao cấp sữa tươi Green Farm với nguồn sữa từ hệ thống…
Nhờ vào chiến lược kinh doanh sản phẩm Chậm mà Chắc, nên các sản phẩm sữa và từ sữa của Vinamilk mỗi lần ra mắt bày bán khắp nơi và được thị trường đón nhận. Chậm mà Chắc để làm ra sản phẩm tốt, chất lượng cao, trải qua các giám định, kiểm nghiệm khoa học. Từ đó dễ dàng thuyết phục khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm.
Phân tích chiến dịch kinh doanh Chậm mà Chắc của Vinamilk trên yếu tố thị phần trong nước
Với mục tiêu mở rộng thị trường, tăng thị phần trong nước, Vinamilk đã tập trung 3 vấn đề cốt lõi (chất lượng, giá cả và phong cách phục vụ). Để phục vụ được thị trường trong nước, Vinamilk đã dành nhiều thời gian nghiên cứu chân dung khách hàng từng khu vực, từng nhánh của thị trường thông qua khảo sát, thu thập thông tin.
Nghiên cứu thị trường mất nhiều thời gian, nhưng Chậm mà Chắc giúp Vinamilk phát triển mạng lưới bán lẻ với từng mặt hàng tương ứng, cũng như quảng bá cho chúng ở mỗi khu vực, địa phương khác nhau.
Phân tích chiến dịch kinh doanh Chậm mà Chắc của Vinamilk trên yếu tố mở rộng thị trường quốc tế
Sở hữu tham vọng đưa sản phẩm của công ty tới các châu lục khác, Vinamilk hiện thực hóa mục tiêu của mình bằng chiến thuật kinh doanh Chậm mà Chắc. Doanh nghiệp bắt đầu từ việc góp vốn, mua cổ phần của các hãng sữa ngoại, từng bước tiến vào thị trường quốc tế, cụ thể:
- Năm 2010, Vinamilk được cấp phép để đầu tư ra nước ngoài và đã tiến hành mua 19,3% giá trị cổ phần của Công ty Miraka Limited tại NewZealand. Khi đầu tư tại thị trường quốc tế, thương hiệu Vinamilk đã được nâng một tầng mới, mở đường cho một doanh nghiệp đến với nguồn vốn đầu tư ngoại.
- Năm 2013, tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka tại New Zealand từ 19,3% lên 22,8%. Đồng thời mua 70% cổ phần tại Driftwood Dairy Holding Corporation (“Driftwood” – Mỹ)
- Năm 2014, Vinamilk thành lập công ty con (“Vinamilk Europe”) tại Ba Lan do Vinamilk nắm giữ 100% vốn
- Năm 2016, đầu tư và khánh thành nhà máy sữa Angkormilk (Campuchia)
- Năm 2016, Vinamilk nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty Driftwood lên 100%
- Năm 2018, Vinamilk đã hoàn tất giao dịch mua 51% cổ phần của Lao-Jagro DevelopmentXiengKhouang Co.,. Ltd. Hoạt động chính của công ty là chăn nuôi bò sữa và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
45 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đang từng bước tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư vào hệ thống trang trại bò sữa hiện đại, quy mô lớn và đạt chuẩn quốc tế.
Hiện nay, Vinamilk đang có 13 trang trại bò sữa tại Việt Nam và một tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào. Quy mô đàn bò sữa do Vinamilk quản lý và khai thác sữa là hơn 150.000 con và với các dự án đang triển khai, dự kiến đến 2022-2023, quy mô đàn bò sẽ tăng lên thêm 20.000 con. Qua đó để thấy được những thành công của chiến lược kinh doanh Chậm mà Chắc của Vinamilk.
2.2. Chiến lược kinh doanh marketing 4P cơ bản
Chiến lược kinh doanh marketing 4p của Vinamilk chính là bí quyết chiếm lĩnh thị trường sữa Việt Nam. 4P trong chiến lược kinh doanh marketing còn gọi là chiến lược kinh doanh Marketing hỗn hợp hoặc chiến lược kinh doanh Marketing Mix. Mô hình kinh doanh marketing được hình thành bởi 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Truyền thông, khuyến mãi).
Vinamilk đã áp dựng chiến lược kinh doanh marketing 4P để làm công cụ tiếp thị giúp doanh nghiệp này nằm trong Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược kinh doanh marketing 4P của Vinamilk được thể hiện cụ thể như sau:
Cách Vinamilk thiết lập chiến lược sản phẩm (Product)
Từ lúc hình thành đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở rộng danh mục sản phẩm với mục đích là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng cũng như là mang đến cho họ dòng sữa sạch và tự nhiên nhất.
Vinamilk hiện có hơn 250 loại sản phẩm được đa dạng hóa nhằm phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng theo độ tuổi, mục đích khác nhau:
- Sữa dinh dưỡng Organic dành cho nhóm giảm cân
- Sữa nước, sữa chua dinh dưỡng dành cho trẻ em
- Sữa dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn tuổi
- …
Sản phẩm sữa của Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng các giải pháp dinh dưỡng cũng như là đảm bảo chất lượng quốc tế. các sản phẩm sữa rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Vinamilk có nhiều sản phẩm quen thuộc với mọi gia đình như Ông Thọ, sữa tươi 100%, sữa bột Dielac, sữa chua Vinamilk, Probi… Theo Báo cáo Dấu chân thương hiệu (Brand Footprint) năm 2021, Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng Thương hiệu được chọn mua nhiều nhất của ngành Sữa và Sản phẩm từ Sữa, và đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Vinamilk được vinh danh tại vị trí đầu tiên.
Một trong những yếu tố thành công của chiến lược kinh doanh của Vinamilk là sự cải tiến và bổ sung danh mục sản phẩm mới. Vào năm 2009, Vinamilk đã tung ra thị trường gần 20 sản phẩm với nhiều phân khúc và ngành hàng khác nhau. Ví dụ như sản phẩm sữa bột của Yoko, sữa bột Organic… cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sinh tố sữa, sữa hạt, nước ép trái cây.
Vinamilk còn tự mình phát triển các nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, chủ động cung cấp nguồn sữa chất lượng ổn định nhất. Từ hệ thống 13 trang trại rộng lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế đến 13 nhà máy trên cả nước với công nghệ 4.0 toàn diện, mỗi sản phẩm Vinamilk đến tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng theo chuẩn thế giới và được tin tưởng đón nhận.
Chiến lược kinh doanh marketing đa dạng hỏa và nâng cao chất lượng sản phẩm đã tạo nên những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng Việt yêu thích, tin dùng. Hầu hết 100% gia đình Việt, đều sử dụng ít nhất 1 loại sản phẩm của Vinamilk. Sản phẩm chính là một yếu tố cơ bản của chiến lược kinh doanh của Vinamilk.
Cách Vinamilk thiết lập chiến lược giá (Price)
Chiến lược giá (Price) là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của Vinamilk quyết định tới sự thành công của hãng.
Theo kết quả của một số khảo sát, các sản phẩm sữa Vinamilk có chất lượng luôn đạt các tiêu chuẩn quốc tế nhưng mức giá bán thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Thậm chí những sản phẩm sữa bột Vinamilk có mức giá chỉ bằng 1/3 giá của sản phẩm thuộc thương hiệu khác.
Mục tiêu của Vinamilk là chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, đảm bảo về chất lượng. Từ đó sẽ giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài để điều chỉnh giá thành phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hoặc tăng dung tích sản phẩm sữa và các đợt giảm giá cũng diễn ra thường xuyên hơn.
Cách Vinamilk thiết lập chiến lược phân phối (Place)
Khi phân tích chiến lược kinh doanh của Vinamilk thì không thể nào bỏ qua kênh phân phối. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận, thúc đẩy sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hiện tại, Vinamilk có khoảng hơn 250.000 địa điểm bán lẻ và 200 nhà phân phối thị trường nội địa thông qua 2 kênh phân phối chính:
- Kênh phân phối theo truyền thống: sản phẩm được các nhà phân phối đưa trực tiếp tới cho đại lý và người tiêu dùng.
- Kênh phân phối theo hiện đại: phân phối tại các Siêu thị từ các siêu thị lớn như Big C, Coopmart đến các siêu thị nhỏ như Vinmart, Family mart, B’s Mart.
Với chiến lược phân phối (Place) mục tiêu của Vinamilk là mở rộng thêm thị phần thị trường nội địa và các nước khác nhau trong khu vực và trên thế giới.
Cách Vinamilk thiết lập chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Ngoài việc chú trọng tuyền thông và quảng cáo thương hiệu, sản phẩm rộng rãi trên các kênh truyền thông như Tivi, tạp chí, báo điện tử, mạng xã hội,… Vinamilk còn chú trọng triển khai các chương trình khuyến mãi như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá không đổi, quà tặng đi kèm, giảm giá về sản phẩm.
Vinamilk cũng là đơn vị tiên phong trong các hoạt động xã hội và từ thiện, lập ra các quỹ học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt”, quỹ sữa “Việt Nam không ngừng phát triển”, quỹ từ thiện “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”… Mục tiêu tốt đẹp “để mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày” của Vinamilk chạm được đến người tiêu dùng.
Hay trong thời điểm dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay, Vinamilk tiếp tục cho thấy sự đồng hành, san sẻ khó khăn cùng cộng đồng và người tiêu dùng cả nước. Cụ thể, dành ra 70 tỷ đồng ngân sách thực hiện chương trình hỗ trợ tặng sản phẩm dinh dưỡng để trợ giá cho người tiêu dùng trong suốt tháng sinh nhật. Những hành động, việc làm trên đã góp phần làm nên thành công trong kinh doanh của Vinamilk.
3. Top các chiến lược kinh doanh thành công nhất của Vinamilk tại Việt Nam
3.1. Chiến lược kinh doanh quảng cáo đa kênh của Vinamilk
Một trong những chiến lược kinh doanh thành công của Vinamilk là tận dụng đa kênh để thực hiện chiến dịch quảng cáo với mức độ phủ sóng sâu rộng, gây ấn tượng với người tiêu dùng.
Các kênh digtal mà Vinamilk sử dụng bao gồm:
- TVC
Đoạn phim quảng cáo sản phẩm với sự kết hợp của hình ảnh, chuyển động, âm thanh. Hình thức quảng cáo này sẽ được phát sóng trên truyền hình.
Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Trong quảng cáo này, hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn cũng giúp Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.
- Video youtube
Vinamilk có kênh youtube chính thức với hơn 1,96 triệu người đăng ký. Đây cũng là thương hiệu hàng tiêu dùng đóng gói đầu tiên ở Đông Nam Á đạt một triệu người đăng ký trên YouTube.
Nội dung video youtube của Vinamilk rất đa dạng:
– Tin tức sự kiện
– Thực đơn ăn dặm cho bé
– Nấu món ngon mỗi ngày từ sữa tươi
– Phim hoạt hình giới thiệu sản phẩm
– Quảng cáo cho từng dòng sản phẩm
- Tiếp thị trực tuyến
Bán hàng trực tuyến trở thành một hình thức hiệu quả. Vinamilk mở kênh bán hàng trực tuyến thông qua website giacmosuaviet.com.vn để người tiêu dùng đặt hàng và được giao hàng tại nhà. Ngoài ra, Vinamilk còn quảng cáo trên các trang web tại Việt Nam như www.vnexpress.com với các hình thức như banner, clip, đặc biệt là sử dụng các công cụ tối ưu hóa website (SEO).
3.2. Chiến lược tài trợ cho các hoạt động xã hội, cuộc thi
Vinamilk là thương hiệu đi đầu trong các hoạt động xã hội như chiến lược “6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”. Với lý tưởng cao đẹp cải thiện giống nòi, chương trình này có sức ảnh hưởng lớn và nhận được sự ủng hộ của truyền thông cũng như người dân cả nước.
Trong chiến dịch “1 triệu cây xanh cho Việt Nam” được phát động vào năm 2012, đến nay Vinamilk đã trồng được gần 1 triệu cây xanh tại Việt Nam. Điều này không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về môi trường mà còn giúp chống lại sự ô nhiễm và nóng lên toàn cầu.
Trong chiến dịch “Vinamilk – Triệu bước đi, đẩy lùi Cô-vi” năm 2020, Vinamilk đã trao tặng 60.000 khẩu trang y tế, 6.000 hộp nước rửa tay và hơn 86.000 hộp sữa cho hơn 6000 trẻ em kém may mắn trên khắp Việt Nam trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Đại dịch – 19.
3.3. Chiến lược content marketing kinh doanh Hero – Hub – Help của Vinamilk
Chiến lược Hero – Hub – Help (3H) lần đầu tiên được Google giưới thiệu trong ebook “YouTube Creator Playbook for Brands”. 3 chữ H lần lượt đại diện cho ba loại chiến lược nội dung quan trọng Hero, Hub và Hygiene.
Trong đó:
- Hero: Nhiệm vụ chính nhằm tăng lượt reach tới khách hàng và nhận thức về thương hiệu. Quy mô tiếp cận lớn và thường được sáng tạo dưới dạng Viral Video.
- Hub: Kéo doanh thu về cho nhãn hàng. Nhắm tới khách hàng cụ thể và được đăng tải một cách đều đặn có tần suất.
- Hygiene (còn gọi là Help): đúng như tên gọi, loại content này sẽ xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet. Các dạng bài cung cấp mẹo vặt, hướng dẫn sử dụng…
Vậy Vinamilk đã thực hiện chiến lược content 3H thành công như thế nào? Vinamilk đã thành công trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo rầm rộ chủ yếu tập trung đối tượng khách hàng cụ thể là vào các gia đình Việt Nam.
Ví dụ, trong chiến dịch mang tên ”Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam” năm 2016, Vinamilk hướng đến cuộc sống hạnh phúc của trẻ em Việt Nam và nuôi dưỡng tài năng trẻ bằng nguồn sữa tươi nguyên chất. Vinamilk đã truyền tải thành công thông điệp rằng trẻ em Việt Nam sẽ lớn lên hạnh phúc và khỏe mạnh nhờ các sản phẩm chất lượng cao (Vinamilk 2016).
Trong quảng cáo mang tên ”Sữa tươi Vinamilk Organic – Tốt lành thuần khiết từ trang trại chuẩn Châu Âu trên cao nguyên Đà Lạt” vào năm 2020, Vinamilk đã giới thiệu hình ảnh một sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Châu Âu, hứa hẹn mang lại nguồn dinh dưỡng cho người Việt gia đình (Vinamilk 2020).
Nội dung quảng cáo, truyền thông của Vinamilk đáp ứng đúng – trúng nhu cầu của người xem, đồng thời cũng là khách hàng của mình. Do đó góp phần tăng khả năng nhận diện thương hiệu và sự gắn bó giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
3.4. Chiến lược khuyến mãi trong kinh doanh của Vinamilk
Tâm lý người tiêu dùng luôn thích các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà. Ngoài việc giảm giá các sản phẩm, Vinamilk cũng thường xuyên tổ chức các chương trình bốc thăm với nhiều phần quà hấp dẫn.
Ví dụ, khách hàng mua một thùng sữa tươi Vinamilk 100% nguyên chất sẽ được bốc thăm trúng thưởng với các giải thưởng hấp dẫn như:
- Miễn phí sử dụng sữa tươi trong 1 năm
- Tặng hộp sữa
- Các khóa học tiếng Anh miễn phí
- Khách hàng tích lũy điểm bằng cách thu thập tem boxshot, để đổi lấy món quà
- Giảm giá theo chương trình vào các dịp lễ, giáng sinh, tết
4. Tổng kết
Đại dịch Covid – 19 đã tạo ra những thách thức rất lớn cho nền kinh tế và ngành sữa cũng hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đã linh hoạt thực hiện chiến lược kinh doanh để giữ ổn định sản xuất và tăng xuất khẩu.
Nhờ những chiến lược kinh doanh hiệu quả trên, Vinamilk đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu. Hy vọng những phân tích về chiến lược kinh doanh của Vinamilk sẽ giúp cho các anh chị chủ shop, chủ doanh nghiệp có thể áp dụng phù hợp với cửa hàng, doanh nghiệp của mình gia tăng doanh số hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
>> Chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart – “ông trùm” bán lẻ thị trường Việt Nam