Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart – “ông trùm”...

Chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart – “ông trùm” bán lẻ thị trường Việt Nam

15666
Mục Lục Hiển thị

Với hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng tại 58 tỉnh/thành phố trên toàn quốc phục vụ hơn 6 triệu khách hàng thân thiết, chuỗi siêu thị Vinmart/Vinmart+ được mệnh danh là “ông trùm” trong ngành bán lẻ Việt Nam. Điều gì đã tạo nên doanh thu 80 tỷ đồng/ngày của chuỗi siêu thị bán lẻ này. Cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart qua bài viết sau.

1. Vinmart và mô hình kinh doanh của chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam

1.1. Giới thiệu về hệ thống chuỗi gần 3.000 siêu thị Vinmart, Vinmart+ 

Chuỗi siêu thị Vinmart, Vinmart+ thuộc Công ty VinCommerce và Công ty VinEco được sáng lập bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm 2014 với số vốn điều lệ là 6,436 tỷ đồng, nay thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Masan Group.

  • Vinmart là hệ thống chuỗi siêu thị có diện tích từ 3.000m2  đến 15.000m2, thường được mở ở trong các trung tâm thương mại.
  • Vinmart+ là chuỗi cửa hàng tiện ích có diện tích từ 150 đến 300m2, thường được mở ở các khu dân cư đông đúc.

Chiến lược phát triển của hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ VinMart và VinMart+ là xây dựng phát triển thương hiệu chuỗi bán lẻ Việt mang chất lượng quốc tế. Chất lượng hàng hóa đi cùng dịch vụ hoàn hảo sẽ mang đến những trải nghiệm mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng Việt.

Sau 6 năm hoạt động, Vinmart và Vinmart + đã trở thành hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất thị trường. Tính đến cuối tháng 9/2020, 122 siêu thị VinMart và 2.524 siêu thị mini VinMart+ tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam

Cùng điểm qua những mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam:

  • Ngày 20/11/2014: Đánh dấu sự kiện Vingroup tham gia thị trường bán lẻ với việc mở đồng loạt siêu thị mang thương hiệu Vinmart tại Hà Nội. Thời điểm ra mắt Vinmart, không ít những lo ngại cạnh tranh bởi thị trường có những ông lớn khác như BigC, Metro, Co.opmart…
  • Tháng 12/2015: Vingroup đã đẩy số cửa hàng Vinmart tăng lên gấp 3 lần (9 lên 27 siêu thị Vinmart), số cửa hàng tiện ích Vimart+ tăng lên hơn 200 điểm.
  • Tháng 6/2016: Vinmart đã có 50 siêu thị và đại siêu thị cùng 830 cửa hàng tiện ích Vinmart+. Với những phản ứng tích cực của thị trường cùng sự tin tưởng của khách hàng đã giúp Vingroup tăng liên tục số siêu thị và cửa hàng tiện ích.
  • Tháng 12/2017: Hệ thống Vinmart và Vinmart+ có quy mô 65 siêu thị và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi tại 26 tỉnh, thành phố trên cả nước và trở thành chuỗi bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam.
  • Tháng 10/2018: VinGroup quyết định mua lại toàn bộ siêu thị Fivimart và sáp nhập vào Vin đã nâng tổng số siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích lên con số 100 và 1.400.
  • Tháng 11/2019: sau 5 năm hoạt động, VinMart & VinMart+ đã có những bước phát triển vượt bậc. Tổng số lượng siêu thị và cửa hàng lên tới 2.600, trải dài khắp 50 tỉnh thành trên cả nước.
  • Tháng 12/2019: Tập đoàn VinGroup và Tập đoàn Masan tiến hành thỏa thuận về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. VinMart & VinMart+ hiện thuộc quyền quản lý và chi phối của Tập đoàn Masan.

Sau 7 năm hoạt động kinh doanh, VinMart & VinMart+ đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất thị trường Việt Nam.

1.3. Những ngành hàng sản phẩm được bán trong chuỗi siêu thị Vinmart

Với mục tiêu trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam cho các nhu yếu phẩm, chuỗi siêu thị Vinmart xây dựng chiến lược kinh doanh cung cấp đa dạng sản phẩm. Tại đây có gần 50 ngàn mặt hàng thuộc thực phẩm (tươi sống, khô, đông lạnh…), hóa mỹ phẩm, điện máy gia dụng, đồ dùng gia đình, đồ chơi, thời trang… đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ A – Z của mọi gia đình Việt.

Các cửa hàng Vinmart thường tọa lạc tại các khu dân cư, khu trung tâm nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Các danh mục sản phẩm được bày bán tại chuỗi siêu thị Vinmart:

  • Trái cây
  • Thực phẩm tươi sống và thực phẩm khô
  • Hóa phẩm, chất tẩy
  • Giấy và các sản phẩm về giấy
  • Mỹ phẩm trang điểm
  • Sữa
  • Đồ uống
  • Bánh kẹo
  • Thời trang
  • Đồ chơi
  • Điện tử điện máy

1.4. Điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart với các đối thủ bán lẻ trên thị trường? 

Khi mới ra mắt trên thị trường, nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để Vinmart kinh doanh thành công trong bối cảnh trên thị trường có rất nhiều đối thủ – hệ thông siêu thị lâu đời trong nước”. Cùng tìm hiểu những điều khác biệt trong chiến lược marketing, kinh doanh của Vinmart:

sự khác biệt của chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart

  • Đề cao tính tiện lợi

Việc phát triển mạng lưới chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước vừa để phục vụ nhu của thị trường vừa để phủ rộng hình ảnh thương hiệu. Các cửa hàng Vinmart thường được mở ở những khu tập trung đông dân cư (gần chung cư, khu văn phòng, trường học…) tiện lợi, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đây là một trong những ưu điểm trong chiến lược kinh doanh và marketing giúp Vinmart khác biệt so với các đối thủ khác trên thị trường.

  • Xây dựng hệ thống tích điểm ưu đãi đề cao lợi ích khách hàng

Giá cả và khuyến mãi luôn là những yếu tố thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua sắm. Để kinh doanh thành công, Vinmart đã áp dụng rất nhiều chương trình khuyến mãi không chỉ trong các dịp lễ tết đặc biệt mà hàng ngày.

Khách hàng có thể mở tài khoản thẻ VinID để tích điểm. 1 điểm tương đương với 10 đồng. Chỉ cần mang theo thẻ cứng hoặc mở app VinID trên điện thoại thông minh, người tiêu dùng dễ dàng tích điểm với tất cả đơn hàng tại hơn 3000 siêu thị VinMart/VinMart+ trên toàn quốc.

Ngoài ra còn có thể tích điểm tại mạng lưới hệ thống đối tác đa dạng trong và ngoài hệ sinh thái Vingroup theo tỉ lệ từ 1% – 5% (Vinpearl 5%, Almaz 5%, Vinmec 3%, Vinmart, Vinmart+ 1%,…)

  • Có chuỗi cung ứng nông sản sạch thương hiệu Vineco

Vinmart có chuỗi cung ứng nông sản sạch thương hiệu Vineco được bán độc quyền trong hệ thống siêu thị. VinEco cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Rau củ quả sạch tự trồng tại các trang trại riêng, được đóng gói bao bì cẩn thận đạt chuẩn cam kết chất lượng. Hiện trên thị trường chưa có hệ thống siêu thị hay cửa hàng thực phẩm trái cây sạch nào làm được điều này. Đây cũng là kế hoạch kinh doanh – chiến lược marketing độc nhất vô nhị của Vinmart.

  • Đa dạng hóa dịch vụ – mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng

Vinmart còn có dịch vụ đi chợ hộ nhắm đến đối tượng khách hàng không thể đi chợ thường xuyên được ví dụ như người cao tuổi, phụ nữ công sở bận rộn. Sự tiện lợi này cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của Vinmart.

Dịch vụ khách hàng còn được thể hiện ở thái độ và sự chuyên nghiệp của nhân viên được khách hàng đánh giá cao. Chính những dịch vụ này cùng với chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh đã giúp cho Vinmart kinh doanh thành công.

2. Phân tích chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart

phân tích chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart

2.1. Chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart bao phủ thị trường (full market coverage) mở rộng số lượng siêu thị

Kinh doanh bán lẻ siêu thị là mô hình kinh doanh địa điểm (local). Chiến lược kinh doanh mở rộng số lượng cửa hàng cực kỳ hiệu quả trong mô hình kinh doanh bán lẻ. Trước khi “về tay” Masan, tập đoàn Vingroup cũng đẩy mạnh độ phủ số lượng cửa hàng và hình ảnh thương hiệu khắp mọi nơi.

Tính đến cuối tháng 9/2020, có 122 siêu thị VinMart và 2.524 siêu thị mini VinMart+ tại 58 tỉnh thành, đồng thời sở hữu hệ thống 14 nông trường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao VinEco cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tháng 12-2019, Masan mua lại VinCommerce, qua đó thiết lập nên nền tảng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Sau cuộc sáp nhập “đình đám” này, chuỗi siêu thị bán lẻ VinMart & VinMart+ vẫn tiếp tục được đầu tư và được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác lớn trên thị trường với các đối tác uy tín tại địa phương, nhằm đưa những thực phẩm tươi ngon thượng hạng, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu từ bình dân tới cao cấp.

Mục tiêu đến năm 2025, hệ thống sẽ sở hữu hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart+, phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Vậy cụ thể Vinmart đã triển khai chiến lược kinh doanh bao phủ thị trường (Full market coverage) mở rộng số lượng siêu thị như thế nào?

Bao phủ thị trường bằng cách tự mở cửa hàng siêu thị mini Vinmart + 

Để phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ không thể bỏ qua cách làm truyền thống là tự mở các cửa hàng, điểm bán lẻ. Đặc biệt đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm, nhu cầu thị trường cao không lo mở ra không có khách hàng. Trong khi thói quen của người tiêu dùng cũng dần chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Vinmart nhanh chóng mở hàng loạt cửa hàng bắt đầu tư những năm 2014. Bên cạnh đó truyền thông mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh của mình, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ lực kinh doanh dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp với các sản phẩm thương hiệu rau sạch Vineco. Vineco – thương hiệu thực phẩm sạch chỉ có trong hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tiện lợi Vinmart.

Bao phủ thị trường bằng việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp M&B

Cách thứ 2 để thực hiện chiến lược kinh doanh mở rộng chuỗi siêu thị Vinmart là mua bán, sáp nhập doanh nghiệp/đối thủ. Đây là chiến thuật giúp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đẩy nhanh số lượng cửa hàng, làm suy yếu sức mạnh của đối thủ.

Dưới thời của Vingroup, tập đoàn này đã lần lượt thâu tóm hàng loạt các chuỗi siêu thị quy mô lớn để mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ của mình. Cụ thể:

  • Tháng 10/2014: Vinmart mua lại 70% cổ phần của công ty Ocean Retail. Hệ thống này bao gồm mặt bằng bán lẻ với những trung tâm thương mại trên cả nước như Vincom Center, Vincom Mega Mall Royal City, Times City…
  • Tháng 4/ 2015:  Công ty Cổ phần siêu thị VinMart đã hoàn tất mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tại Công ty Thương mại và Thời trang Việt Nam (Vinatexmart). Sau thương vụ này, Vingroup trở thành chủ sở hữu mới chuỗi 39 siêu thị chuyên bán đồ thời trang, may mặc trên 19 tỉnh thành trong cả nước.
  • Tháng 10/2015: Tập đoàn Vingroup công bố mua lại 100% cổ phần của hệ thống Trung tâm thương mại (TTTM) – siêu thị Maximark thuộc Công ty Cổ phần đầu tư An Phong. Với việc nhận chuyển nhượng 100% cổ phần từ Công ty CP đầu tư An Phong, Tập đoàn Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới của hệ thống TTTM – siêu thị Maximark.
  • Tháng 10/2018: Với việc mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart từ CTCP Nhất Nam, VinCommerce đã chính thức sở hữu toàn bộ hệ thống gồm 23 siêu thị Fivimart. Đây là một trong những đơn vị bán lẻ đã có hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, sở hữu các điểm kinh doanh tại các khu phố trung tâm đông dân cư, thuận lợi giao thương. 

2.2. Chiến lược kinh doanh hội nhập ngang thâu tóm thị trường 

Chiến lược kinh doanh hội nhập ngang là thực hiện mua bán, sáp nhập, giành quyền kiểm soát đối với một số đối thủ có tiềm năng trong điều kiện nguồn lược của doanh nghiệp để tăng lợi thế kinh tế về quy mô và chuyển giao nguồn lực, năng lực cạnh tranh.

Chiến lược này cũng nằm trong mục đích mở rộng thị trường. Từ khi thành lập đến bây giờ, Vinmart đã thực hiện nhiều giao dịch mua bán, sáp nhật thương hiệu để khẳng định lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược thâu tóm thị trường bán lẻ của Vinmart như thế nào? 

Năm 2014, Vingroup mua lại 70% cổ phần của công ty Ocean Retail – Doanh nghiệp quản lý hệ thống siêu thị Ocean Mart và Ocean Mart Express. Sau đó, Vingroup đã đổi tên doanh nghiệp này thành CTCP Siêu thị Vinmart và ra mắt hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+

Để tiến sâu hơn nữa và thị trường bán lẻ các ngành hàng thời trang, may măc ngày 10/04/2014, Cty CP siêu thị VinMart đã chính thức ký kết hợp đồng mua lại 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam – Vinatex – trong Cty TNHH MTV Thương mại và Thời trang Việt Nam – Vinatexmart.

Đến cuối tháng 10/2015, mua lại 100% cổ phần từ Công ty CP đầu tư An Phong, qua đó đã trở thành chủ sở hữu mới của hệ thống Trung tâm thương mại – siêu thị Maximark. 

Năm 2018, mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart từ CTCP Nhất Nam. VinCommerce đã chính thức sở hữu toàn bộ hệ thống gồm 23 siêu thị Fivimart. Đây là một trong những đơn vị bán lẻ đã có hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, sở hữu các điểm kinh doanh tại các khu phố trung tâm đông dân cư, thuận lợi giao thương.

Năm 2019, Shop&Go đã chủ động đề nghị nhượng lại toàn bộ chuỗi gồm 87 cửa hàng tiện lợi. Qua thương vụ mua bán – sáp nhập này, Vinmart dẫn đầu thị trường về số lượng 108 siêu thị Vinmart và khoảng 1.900 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Cùng trong năm này, chuỗi siêu thị Queeland Mart chính thức sáp nhập với hệ thống Vinmart, nâng tổng số lượng siêu thị lên 120 trên toàn quốc.

Với chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi phủ rộng toàn quốc, Vinmart có được tệp khách hàng lớn và quý giá phục vụ cả hệ sinh thái của Vingroup với những ngành nghề kinh doanh khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản, oto, điện thoại, giáo dục, y tế…

Với chiến lược kinh doanh thâu tóm hàng loạt các siêu thị, nhiều người cho rằng, Vingroup đang từng bước tiến tới vị trí số 1 ở thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên vào 11/ 2019, hai tập đoàn tư nhân lớn Việt Nam là Masan Group và Vingroup chính thức công bố VinCommerce (sở hữu hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+), VinEco và Masan Consumer Holding sẽ sáp nhập. Vingroup rút khỏi thị trường bán lẻ để tập trung vào các ngành kinh tế khác.

2.3. Chiến lược kinh doanh mở chuỗi chọn lọc

Sau khi tiếp quản, Masan Consumer đã tập trung vào việc định vị lại giá trị và thương hiệu, làm mới danh mục sản phẩm và thiết kế phương thức đo lường hiệu quả các mặt bằng mới. Do đó chiến lược kinh doanh cũng thay đổi so với 4 năm đầu dưới sự quản lý của Tập đoàn Vingroup.

Thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan chọn mở rộng chuỗi cửa hàng theo cách chọn lọc và tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.

Cụ thể:

  • Giảm tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ khi chỉ khai trương 26 cửa hàng và đóng cửa 48 cửa hàng trong 3 tháng đầu năm 2020. Tuy vậy, doanh thu bán lẻ của chuỗi này vẫn tăng 90% so với cùng kỳ.
  • Các siêu thị VinMart tại hệ thống Vincom Retail bị giảm giờ hoạt động do các trung tâm thương mại phải đóng cửa trong dịch COVID-19.

Mặc dù giảm tốc độ mở rộng chuỗi nhưng doanh thu bán lẻ của chuỗi này vẫn tăng 90% so với cùng kỳ. Qua đó chứng minh, chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart phù hợp với thời điểm. Sau khi đã thành công về lượng thì sẽ tối ưu chất để mang tới trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho người tiêu dùng.

2.4. Chiến lược kinh doanh hội nhập về sau 

Chiến lược kinh doanh hội nhập về sau là tăng mức độ kiểm soát với các nhà cung cấp, mở rộng việc sản xuất của công ty để tạo ra lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm so với các đối thủ, tặng lượng khách hàng trung thành.

Với mục đích cùng hợp tác thúc đẩy phát triển ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam theo hướng bền vững, Vinmart chủ trương thực thi chiến lược kinh doanh hội nhập về sau, cùng hợp tác với các nhà cung cấp dựa trên mối quan hệ WIN – WIN.

Với số lượng siêu thị phủ rộng tại 58/63 tỉnh thành Việt Nam, Vinmart thực sự là đối tác để các nhà cung cấp/sản xuất sẵn sàng hợp tác để cùng phục vụ hàng triệu khách hàng Việt và tăng trưởng doanh thu vượt trội.

Phân tích chiến lược kinh doanh hội nhập về sau của Vinmart: 

  • VinCommerce đưa ra quy hoạch Top 100 đối tác chiến lược sẽ cùng đồng hành để dẫn dắt thị trường bán lẻ Việt Nam và hang loại những đặc quyền dành riêng cho nhóm đối tác chiến lược này.

Cụ thể, sẵn sàng quảng cáo cho hàng hóa của đối tác trong TVC của VinMart/VinMart+ đang được phát trên truyền hình, hoặc phát trên màn hình LED trong  những siêu thị Vinmart lớn. Các thương hiệu như mì tôm Hảo Hảo, sữa Vinamilk,… thường xuyên được VCM đẩy mạnh hỗ trợ marketing quảng cáo. Đây là một trong những hành động để thực hiện chiến lược kinh doanh hội nhập về sau thành công của Vinmart.

  • VinCommerce cùng các đối tác chung tay tăng cường mức đầu tư, đổi mới sản phẩm và phát triển thương hiệu, xây dựng mô hình hợp tác Win – Win, tạo sự bình đẳng giữa các nhà phân phối trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart

Về mặt lý luận, Richart P. Rumelt, một chiến lược kinh doanh hiệu quả đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Đơn giản và rõ ràng
  • Xác định được những thử thách cần vượt qua
  • Kế hoạch hành động thực hiện giải quyết vấn đề
  • Đồng nhất
  • Tập trung
  • Tận dụng lợi thế sẵn có

3.1. Vinmart đã hoàn thành mục tiêu – kết quả chiến dịch kinh doanh

Các chuyên gia đánh giá chiến lược phát triển chuỗi siêu thị Vinmart là thành công. Trong thời gian đầu Vingroup công bố “lấn sân” vào thị trường bán lẻ, đã có nhiều ánh mắt hoài nghi về khả năng, năng lực cũng như kinh nghiệp của Vingroup – Tập đoàn có thế mạnh về BĐS.

Tuy nhiên, giai đoạn 5 năm từ 2014 – 2019 hình thành và phát triển, Vingroup vẫn tập trung phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart của mình theo kế hoạch đề ra: thâu tóm và tăng độ phủ thị trường càng. Vinmart vẫn kiểm soát tốt kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh của mình một cách tốt.

Vươn lên vị trí số 1 thị phần bán lẻ tại Việt Nam khiến cho các đối thủ khác như: Bách hóa xanh, Sàn Gòn Coop (Coopmart), 7 Eleven, Circle … cũng cảm thấy “choáng váng”.

kết quả của chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart

3.2. Vinmart đã tận dụng tối đa lợi thế sẵn có để mang về lợi nhuận

Tìm câu trả lời cho bài toán lỗ – lãi trong kinh doanh mất rất nhiều thời gian, tiền bạc đặc biệt đối với các mô hình kinh doanh mới. Trung bình 1 cửa hàng bán lẻ cần khoảng 6 tháng – 1 năm mới có thể đạt điểm hòa vốn kinh doanh.

Với lợi thế tiềm lực tài chính của Tập đoàn Vingroup thì hoàn toàn có thể chịu lỗ cho chuỗi cửa hàng trong thời gian dài được. Năm 2018, tổng doanh thu thuần bán lẻ vượt 20.000 tỷ đồng, cao hơn 47% so với năm trước. Lũy kế 9 tháng 2019, con số này là 23.571 tỷ đồng, tăng 60%. Từ năm 2019, là giai đoạn tối ưu nhuận để tiếp tục thực hiện kế hoạch bành trướng hệ thống bán lẻ của mình tại Việt Nam.

Với lợi thế tài chính và các chiến lược kinh doanh tối ưu chi phí, khai thác tối đa lợi nhuận, Vinmart ngày càng khẳng định vị thế của mình trong thị phần thị trường bán lẻ.

3.3. Vinmart đã thành công trong việc “bao vây và chiếm lĩnh” đối thủ

Các hoạt động mua bán, sáp nhập M&A đã giúp Vinmart bành trướng chiếm % lớn tên thị trường so với các chuỗi bán lẻ thương hiệu lớn khác: Thế giới di động, Sài Gòn Coop, Circle, Family…

So sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Vinmart+ là cửa hàng tạp hóa truyền thống. Việc mở hàng loạt, số lượng cửa hàng về các khu dân cư phường, thị xã thị trấn tại các thành phố, tỉnh thành trên toàn quốc chắc chắn sẽ gây khó khăn, tăng mức độ cạnh tranh cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini truyền thống.

Chiến lược kinh doanh phủ thị trường đã bao vây những cửa hàng truyền thống. Theo các chuyên gia kinh tế, trong tương lại cửa hàng tạp hóa truyền thống sẽ không thể cạnh tranh và có thể phải thanh lý cửa hàng.

4. Tổng kết chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart là mốc 10.000 cửa hàng trên toàn quốc. Với những kết quả doanh thu, lợi nhuận hiện tại và kế hoạch phát triển của Masan Group chắc chắn mục tiêu này sẽ được thực hiện trong tương lại gần. Bức tranh kinh tế được nhiều chuyên gia dự đoán, khi đó các nhà cung cấp hàng hóa sẽ tập trung cung cấp hàng hóa cho chuỗi siêu thị Vinmart – đây chính là thời điểm vàng để Vinmart tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh chuỗi của mình, khẳng định vị thế và giá trị trương hiệu trong nền kinh tế Việt Nam, sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm: 
>> Chiến lược kinh doanh thành công của Vinamilk “Chậm mà Chắc”