Thời gian gần đây, mô hình nhượng quyền thương hiệu thời trang quần áo khá rầm rộ ở Việt Nam. Nhiều tên tuổi thời trang lớn như Aristino, Eden, Gumac, Couple TX, FIONA… Trước sự khốc liệt đó, nhượng quyền thương hiệu thời trang quần áo liệu có phải là miếng bánh béo bở, phát triển thương hiệu và thu hồi vốn nhanh không? Tìm hiểu lợi ích và thủ tục nhượng quyền thương hiệu thời trang quần áo qua bài viết sau.
Đọc thêm:
>> Quản lý chuỗi nhượng quyền thời trang thường gặp khó khăn gì?
>> Kinh nghiệm quản trị kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ
1. Nhượng quyền thương hiệu thời trang quần áo là gì? (franchise)
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được phép kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ mang thương hiệu của bên nhượng quyền tại một địa điểm và khoảng thời gian nhất định, theo một bản hợp đồng ký kết giữa 2 bên với nhau.
Trong nhượng quyền thương hiệu thời trang, bên nhận quyền có thể mua bán các sản phẩm thời trang gắn liền với thương hiệu nhượng quyền. Được hỗ trợ về hình ảnh thương hiệu, các chiến lược marketing quảng bá. Bên nhận quyền có quyền kiểm soát, thực hiện hỗ trợ bên nhận quyền trong các hoạt động kinh doanh và được nhận % lợi nhuận.
Hiện nay, 90% cửa hàng thời trang hiện nay đều ưu tiên phát triển chuỗi đại lý nhượng quyền để tăng độ phủ thương hiệu. Tuy nhiên, chi phí nhượng quyền thương hiệu thời trang không rẻ. Hai loại chi phí chính: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể thêm các khoản chi phí khác: phí thiết kế trưng bày cửa hàng, sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo, tư vấn…
Do vậy, hình thức nhượng quyền thu hút những cá nhân có nguồn vốn ổn định và có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh.
2. Lợi ích khi kinh doanh nhượng quyền thời trang quần áo
2.1. Đối với bên nhượng quyền
Đây là hình thức huy động vốn nhân lực thông minh từ các thương hiệu lớn:
- Tiết kiệm: Để mở một chi nhánh thời trang mới cần vốn đầu tư khá lớn. Chưa kể chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, quản lý đồng bộ… Nhượng quyền kinh doanh cho đại lý sẽ tiết kiệm chi phí mở cơ sở, tận dụng được nguồn lực vốn, nhân sự bên nhận quyền để mở rộng thị trường kinh doanh
- Tăng độ phủ của thương hiệu: Các đại lý nhận quyền được phép sử dụng hình ảnh thương hiệu để bán hàng, marketing… Càng có nhiều đại lý nhượng quyền ở nhiều địa điểm, thành phố khác nhau càng làm tăng hình ảnh thương hiệu.
- Gia tăng lợi nhuận từ chi phí nhượng quyền và các hoạt động kinh doanh từ đại lý nhượng quyền
2.2. Đối với bên nhận quyền
Là con đường ngắn nhất để những người khởi nghiệp làm giàu bởi những lợi ích sau:
- Không cần phải trải qua các bước xây dựng thương hiệu khó khăn: Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã xây dựng được hình ảnh và có chỗ đứng trên thị trường. Do vậy, nếu nhận nhượng quyền thì chỉ cần tập trung vào kinh doanh, gia tăng doanh số.
- Không phải lo về sự đa dạng mẫu mã sản phẩm, bên nhượng quyền sẽ cung cấp sản phẩm kèm thông tin, giá bán, các chính sách ưu đãi…
- Do thương hiệu đã có tiếng trên thị trường nên việc phân phối, tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn.
- Được đào tạo các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp. Vững vàng hơn trong con đường kinh doanh của mình.
3. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu thời trang quần áo
Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).
Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN có quy định về thành phần hồ sơ, thủ tục nhượng quyền thương hiệu như sau:
“a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.
4. Bí quyết quản lý chuỗi cửa hàng thời trang quần áo nhượng quyền
Đứng vị trí bên nhượng quyền hay bên nhận quyền đều có những lưu ý để kinh doanh thành công. Rất nhiều bạn trẻ đã phải trả giá đắt khi lựa chọn những thương hiệu chưa thật sự nổi bật về chất lượng, chưa có gì khác biệt so với những thương hiệu ngoài thị trường hay chưa xây dựng được niềm tin cho khách hàng dẫn đến việc hủy hợp đồng nhượng quyền chỉ sau vài tháng kinh doanh. Hoặc nhiều bên nhượng cũng khốn đốn vì bị bên nhận “học lỏm” bí quyết kinh doanh, tiết lộ nguồn hàng hay điểm khác biệt của sản phẩm, quy trình vận hành cho đối thủ.
Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang MISA eShop – sản phẩm của Công ty cổ phẩn MISA đáp ứng đầu đủ những nghiệp vụ Quản lý chuỗi nhượng quyền đại lý.
4.1. Quản lý danh sách đại lý
Quản lý 1, 2 đại lý ở gần có thể ghi chép sổ sách được nhưng nếu thương hiệu của bạn có hàng trăm đại lý nhượng quyền thì phần mềm MISA eShop sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn quản lý trên máy tính/smartphone.
Với MISA eShop, công ty có thể tự tạo danh sách đại lý hoặc đại lý gửi yêu cầu đăng ký. Các thông tin như tên đại lý, địa chỉ, số điện thoại, gói thuê bao, ngày hết hạn hợp đồng, trạng thái (còn/ngừng hợp đồng) sẽ được cập nhật tức thời trên phần mềm. Qua đó, công ty có thể chủ động nắm được số lượng và tình hình hoạt động mua – bán hàng… riêng cho từng đại lý.
4.2. Theo dõi báo cáo doanh thu của đại lý
Sử dụng Phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop, công ty nhượng quyền sẽ xem được báo cáo thống kế tình hình hoạt động kinh doanh theo từng đại lý hoặc báo cáo tổng hợp của tất cả các cửa hàng trong chuỗi.
Doanh thu sẽ được báo cáo theo các tiêu chí như:
- Hàng hóa (Nhóm hàng hóa, Hàng hóa, Đơn vị tính, In tem mã)
- Khách hàng (Nhóm khách hàng, Khách hàng, Hạng thẻ)
- Nhà cung cấp (Nhóm nhà cung cấp, Nhà cung cấp, Đối tác giao hàng)
- Mục thu, Mục chi
- Thẻ khách hàng
4.3. Quản lý kho tổng
Đối với cửa hàng hoạt động theo mô hình dạng chuỗi có công ty tổng. Các hoạt động mua/nhập hàng sẽ được thực hiện tại công ty tổng, sau đố phân phối đến các cửa hàng đại lý. Với quy trình hoạt động như vậy, MISA eShop cung cấp tính năng Kho tổng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ:
- Mua hàng
- Kho
- Quỹ tiền
- Danh mục (Không thiết lập các danh mục liên quan đến Bán hàng như: Khách hàng, Két đựng tiền, Ca làm việc,…)
- Báo cáo (Không bao gồm các báo cáo bán hàng)
Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng thời trang MISA eShop để quản lý chuỗi cửa hàng, đại lý nhượng quyền hiệu quả hơn. MISA eShop tặng quý khách hàng 15 ngày dùng thử MIỄN PHÍ tại đây: