Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam cho các hoạt động xuất – nhập hàng, bán hàng tại shop bán lẻ. Xây dựng kế hoạch càng chi tiết càng dễ đến với thành công. Mỗi ngành hàng kinh doanh đều có đặc thù khác nhau: kinh doanh thời trang nên xây dựng kế hoạch thời vụ, kinh doanh đồ điện hay tạp hóa nên có kế hoạch dài hạn… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chủ shop bán lẻ lập kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết nhất.
Đọc thêm:
>> Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội?
>> Nguồn hàng nào giúp bạn khởi sự kinh doanh thuận lợi?
1. Bước 1 – Đặt ra các mục tiêu và kế hoạch ngân sách
Mỗi một cửa hàng bán lẻ trong những thời gian khác nhau lại có những chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường. Lập bản kế hoạch kinh doanh liệt kê mục tiêu càng chi tiết thì mức độ hoàn thành càng cao. Chẳng hạn, bạn muốn kế hoạch kinh doanh quý này là bán BST xuân – hè 2020 mới nhất và tăng doanh thu gấp 20% so với cùng kỳ năm trước. Sau đó, dự trù ngân sách để nhập hàng hóa, marketing, khoản dự phòng xử lý sự cố…
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
2. Bước 2 – Tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thương trường là chiến trường, muốn thành công bạn phải hiểu rõ về nhu cầu thị trường, hiểu đối thủ cạnh tranh, hiểu sản phẩm. Cửa hàng, sản phẩm mà bạn cung cấp có phải độc nhất hay còn những cửa hàng khác trong khu vực cũng có? Nếu cùng cung cấp một sản phẩm, một dịch vụ thì lý do gì khách hàng nên đến cửa hàng của bạn? Do đó, khi lập kế hoạch kinh doanh bạn cần tìm được những điểm mạnh, điểm yếu của cửa hàng.
Kinh doanh cửa hàng thời trang là xu hướng khởi nghiệp của giới trẻ
Ví dụ: Shop thời trang mẹ và bé của bạn đang trong thời gian đầu kinh doanh, mục tiêu cần thu hút khách hàng và giới thiệu những sản phẩm mới. Trong bán kính 500m cũng có một cửa hàng tương tự. Với lợi thế, nguồn hàng nhập từ xưởng, giá nhập tốt nên bạn có thể cạnh tranh về giá đối với đối thủ. Đồng thời, bạn cũng xây dựng fanpage, bán hàng trên Shopee để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới tới cửa hàng của bạn. Tất nhiên, giá cả phải đi với chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
3. Bước 3 – Xác định chân dung khách hàng
Tùy thuộc vào loại hình, sản phẩm kinh doanh bạn sẽ có một thị trường mục tiêu. Bán hàng cho ai? Nếu bạn kinh doanh giày, không phải tất cả mọi người đều là khách hàng của bạn. Hãy chọn một phân khúc thị trường, khách hàng cụ thể để hướng tới như phụ nữ công sở, dân tập thể thao, hay học sinh – sinh viên… Còn nếu bạn mở cửa hàng tạp hóa thì khách hàng đa dạng, là dân cư sinh sống gần đó. Xây dựng chân dung khách hàng giúp bạn thu hẹp phạm vi marketing và gia tăng khách hàng mục tiêu.
Xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh
4. Bước 4 – Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định
Nếu cửa hàng bán lẻ cửa bạn nhập hàng từ các nhà cung cấp khách, cần đảm bảo sự lưu thông hàng hóa ổn định, đặc biệt trong những dịp cận lễ Tết, mùa giảm giá… Nếu bạn nhập hàng từ nước ngoài, chú ý đến quá trình vận chuyển, chất lượng sản phẩm. Nếu cửa hàng bạn bán buôn/bán lẻ nên có những chính sách cho các đại lý. Mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Trong kế hoạch nhập hàng, bạn nên chú ý dự trù một khoản chi phí rõ ràng để sau đó tính toán doanh thu và lợi nhuận. Một số chủ cửa hàng bán lẻ thường xuyên nhập hàng, hàng bán ra liên tục nhưng đến khi tổng kết thu chi thì không thấy lợi, hòa vốn, thậm chí còn âm.
5. Bước 5 – Đa dạng hóa kênh bán hàng
Mỗi ngành hàng kinh doanh đều có những đặc thù riêng, trong khi thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng rất phổ biến. Do đó bạn có thể cân nhắc phát triển nhiều kênh bán hàng để tiếp cận tới nhiều khách hàng, tăng doanh số bán hàng hiệu quả hơn. Cụ thể:
– Kênh bán hàng offline – cửa hàng: cửa hàng tạp hóa, cửa hàng điện tử, nhà thuốc, cửa hàng sách, thời trang – mỹ phẩm…
– Mạng xã hội: Facebook, Instagram: mỹ phẩm, thời trang, điện tử – điện thoại…
– Sàn TMĐT: Hầu như tất cả ngành hàng đều phù hợp.
>> 8 ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM
6. Bước 6 – Lập kế hoạch marketing
Để nhiều khách hàng biết đến cửa hàng, sản phẩm của bạn đừng quên thực hiện những kế hoạch marketing. Các hoạt động cụ thể như xây dựng fanpage, tạo group cộng đồng, tạo instagram bán hàng, xây dựng các chương trình khuyến mãi, bán hàng tại hội chợ… Với mỗi chiến dịch marketing cần có mục tiêu và ngân sách phù hợp.
7. Bước 7 – Giả định sự cố và cách xử lý nếu có
Trong khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn nên giả định những sự cố có thể gặp phải và cách xử lý nếu có. Càng nhiều giải định được giảm thiểu, kế hoạch kinh doanh càng dễ được thành công.
Trên đây là những bước cơ bản lập kế hoạch kinh doanh dành cho các chủ shop bán lẻ. Trong quá trình thực hiện, hãy đảm bảo rằng mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Mời anh chị chủ shop liên hệ hotline: 090 488 58 33 để đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop hoặc đăng ký tại đây: