Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng? Cách kinh doanh...

Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng? Cách kinh doanh quán tạp hóa

6

Kinh doanh tiệm tạp hóa từ lâu đã trở thành một ngành nghề phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Ở cả thành phố và các vùng nông thôn, số lượng tiệm tạp hóa lớn nhỏ mọc lên ngày càng nhiều. Vậy bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng? Bán tạp hóa có lời không? Bài viết dưới đây MISA eShop sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên và chia sẻ cách kinh doanh quán tạp hóa hiệu quả.

1. Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng?

Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng
Bán hàng tạp hóa

Bán tạp hóa là mô hình kinh doanh phổ biến và phù hợp với nhiều người, từ những gia đình nhỏ lẻ cho đến các nhà đầu tư có vốn lớn. Vậy bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô cửa hàng, vị trí kinh doanh, lượng khách hàng, cách thức quản lý.   

Thông thường, một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở khu dân cư có thể kiếm được doanh thu từ 15-30 triệu đồng/tháng. Đối với các cửa hàng lớn hơn, nằm ở khu đông dân cư hoặc gần trường học, khu công nghiệp, doanh thu có thể đạt 90-150 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn.

Vậy bán tạp hóa có lời không? Bán tạp hóa hoàn toàn có lời, nếu bạn biết cách kinh doanh hiệu quả. Thông thường, các mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa có mức chênh lệch giá lời trung bình từ 10-30%.

  • Hàng thiết yếu: Những mặt hàng như gạo, mì tôm, dầu ăn thường có lãi thấp hơn, chỉ khoảng 5-10%, nhưng bán ra số lượng lớn nên vẫn mang lại nguồn thu ổn định.
  • Hàng giá trị cao: Các sản phẩm như mỹ phẩm, đồ gia dụng hoặc bánh kẹo, nước giải khát thường có mức lãi cao hơn, khoảng 20-30%, giúp tăng thu nhập đáng kể.

Ví dụ, nếu doanh thu mỗi tháng của cửa hàng là 30 triệu đồng, thì sau khi trừ chi phí, bạn có thể thu lời từ 3-6 triệu đồng/tháng. Đối với các cửa hàng lớn hơn, con số lợi nhuận có thể đạt từ 10-20 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

MISA AMIS
Bạn muốn làm giàu từ cửa hàng tạp hóa?THỬ NGAY MISA ESHOP - X3 DOANH THU

2. Các yếu tố cần biết khi kinh doanh tạp hóa

Kinh doanh tạp hóa không chỉ đơn giản là nhập hàng và bán hàng. Để thành công, bạn cần hiểu rõ những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng. Dưới đây là các yếu tố chính bạn cần nắm khi mở cửa hàng tạp hóa:

2.1. Mặt bằng kinh doanh

Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng là yếu tố tiên quyết quyết định doanh thu của cửa hàng tạp hóa. Một mặt bằng tốt sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng và tạo nguồn thu ổn định.

  • Vị trí kinh doanh: Ưu tiên các khu vực đông dân cư, gần trường học, chợ, khu công nghiệp. Những nơi này có lượng người qua lại lớn, nhu cầu mua sắm cao.
  • Diện tích mặt bằng: Một cửa hàng tạp hóa nhỏ thường cần diện tích từ 15-30m² để trưng bày đủ các sản phẩm cơ bản. Nếu muốn mở cửa hàng lớn hơn, bạn cần diện tích khoảng 50-100m² để tăng sự đa dạng sản phẩm.

2.2. Chi phí vận hành

Kinh doanh tạp hóa cần quản lý nhiều loại chi phí khác nhau. Việc nắm rõ và tối ưu các khoản chi sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận. Dưới đây là những chi phí cơ bản:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây là khoản chi phí cố định đáng kể, thường dao động từ 3-20 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào vị trí và diện tích.
  • Chi phí nhập hàng: Đây là khoản chi lớn nhất, thường chiếm khoảng 60-70% vốn đầu tư. Bạn cần chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo giá cả hợp lý và chất lượng hàng hóa.
  • Chi phí vận hành: Bao gồm tiền điện, nước, nhân công và các chi phí phát sinh khác. Các cửa hàng nhỏ có thể tự quản lý để tiết kiệm nhân công, trong khi cửa hàng lớn hơn cần thuê thêm nhân viên với mức lương khoảng 5-7 triệu đồng/người/tháng
  • Chi phí đầu tư ban đầu: Nếu bạn mới bắt đầu, bạn cần chuẩn bị vốn để mua kệ trưng bày, máy tính tiền, phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị cần thiết. Khoản này có thể dao động từ 10-50 triệu đồng, tùy vào quy mô cửa hàng.

2.3. Lợi nhuận trực tiếp – gián tiếp

Kinh doanh tạp hóa mang lại hai loại lợi nhuận: lợi nhuận trực tiếp từ việc bán hàng và lợi nhuận gián tiếp từ các nguồn thu bổ sung.

Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng? Lợi nhuận trực tiếp, gián tiếp
Lợi nhuận trực tiếp, gián tiếp

Lợi nhuận trực tiếp: Đây là khoản chênh lệch giữa giá nhập và giá bán của từng sản phẩm.

  • Các mặt hàng thiết yếu: Như gạo, dầu ăn, mì gói, sữa có mức lời thấp hơn, từ 5-10% nhưng bán ra số lượng lớn.
  • Các mặt hàng phụ trợ: Như bánh kẹo, nước giải khát, mỹ phẩm, đồ gia dụng thường có mức lời cao hơn, khoảng 15-30%, giúp tăng lợi nhuận tổng thể.

Ví dụ, nếu bạn nhập một thùng nước ngọt giá 80.000 đồng và bán ra 100.000 đồng, lợi nhuận trực tiếp của bạn là 20.000 đồng.

Lợi nhuận gián tiếp: Là những khoản lợi nhuận không đến trực tiếp từ việc bán sản phẩm mà thông qua các hoạt động khác.

  • Dịch vụ tiện lợi bổ sung: Bán đồ ăn nhanh, nước uống pha sẵn hoặc thêm dịch vụ giao hàng tận nơi.
  • Hợp tác quảng cáo: Các thương hiệu lớn thường trả phí để bạn trưng bày sản phẩm của họ ở những vị trí nổi bật trong cửa hàng.
  • Ưu đãi từ nhà cung cấp: Các chương trình như giảm giá khi nhập số lượng lớn hoặc khuyến mãi kèm quà tặng là nguồn lợi nhuận gián tiếp bạn không nên bỏ qua.

3. Một số lầm tưởng về bán hàng tạp hóa

Kinh doanh tạp hóa nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế không phải ai cũng thành công. Dưới đây là ba lầm tưởng phổ biến mà nhiều người thường mắc phải khi bắt đầu:

Một số lầm tưởng về bán hàng tạp hóa
Một số lầm tưởng về bán hàng tạp hóa

Vốn ít dưới 10 triệu cũng có thể mở cửa hàng tạp hóa?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vài triệu đồng là có thể bắt đầu kinh doanh tạp hóa. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Với số vốn dưới 10 triệu, bạn chỉ có thể kinh doanh quy mô rất nhỏ, như mở một quầy hàng nhỏ lẻ tại nhà hoặc chỉ bán một vài loại sản phẩm cơ bản.

Một cửa hàng tạp hóa đạt chuẩn cần nhiều khoản đầu tư như:

  • Nhập đa dạng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng
  • Kệ trưng bày, bảng hiệu
  • Tiền thuê mặt bằng, nếu không có sẵn địa điểm kinh doanh

Thông thường, để mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bạn cần chuẩn bị ít nhất 30-50 triệu đồng. Số vốn này giúp bạn đủ hàng hóa và trang thiết bị cơ bản để vận hành. Vốn càng lớn, bạn càng dễ mở rộng đa dạng sản phẩm, từ đó tăng cơ hội sinh lời.

Bán tạp hóa không cần giấy phép kinh doanh?
Đây là lầm tưởng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Theo quy định pháp luật tại Việt Nam, dù kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà, bạn vẫn cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Điều này giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn hợp pháp và tránh các rủi ro như bị phạt hành chính.

Một số thủ tục cơ bản bạn cần hoàn thành khi mở cửa hàng tạp hóa:

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể tại UBND phường, xã
  • Đăng ký mã số thuế để nộp thuế môn bài
  • Nếu kinh doanh các mặt hàng đặc thù như rượu, thuốc lá, thực phẩm chức năng, bạn cần thêm giấy phép kinh doanh chuyên biệt cho từng loại hàng hóa

Mặc dù các cửa hàng nhỏ lẻ thường không bị kiểm tra gắt gao, nhưng việc tuân thủ pháp luật sẽ giúp bạn yên tâm kinh doanh lâu dài mà không lo lắng về các vấn đề pháp lý.

Bán hàng tạp hóa online cực dễ?

Bán hàng tạp hóa online
Bán hàng tạp hóa online

Bán hàng online đang là xu hướng phổ biến, nhiều người nghĩ rằng bán tạp hóa online rất dễ dàng. Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại nhiều thách thức:

  • Khách hàng ưu tiên mua trực tiếp: Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua sắm tạp hóa trực tiếp, đặc biệt với những mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, mì, dầu ăn. Điều này khiến việc chuyển đổi sang kinh doanh online gặp nhiều khó khăn.
  • Quản lý hàng tồn kho phức tạp: Để bán hàng online, bạn phải quản lý chặt chẽ hàng hóa, đảm bảo không bị thiếu hụt hoặc tồn đọng, đặc biệt với những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói.
  • Khó khăn khi xây dựng được khách hàng thân thiết: Với tạp hóa online, việc giữ chân khách hàng là một thử thách lớn. Trong khi khách hàng quen tại cửa hàng trực tiếp thường có mối quan hệ thân thiết với chủ tiệm, thì trên nền tảng online, họ sẽ dễ dàng chuyển sang cửa hàng khác nếu giá rẻ hơn hoặc giao hàng nhanh hơn.
  • Rủi ro hàng hóa: Khi bán online, bạn phải đối mặt với nguy cơ hàng bị trả lại nếu khách không hài lòng hoặc sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. 

4. 5 kinh nghiệm bán hàng tạp hóa thành công

Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa thành công
Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa thành công

Nhập nguồn hàng giá tốt

Một trong những yếu tố quan trọng để bán tạp hóa có lời là tìm được nguồn hàng giá rẻ và chất lượng. Thay vì nhập từ những nơi không rõ ràng, bạn nên nhập trực tiếp từ các đại lý lớn hoặc nhà phân phối chính hãng. Nếu có cơ hội, hãy mua hàng số lượng lớn để được chiết khấu. Ngoài ra, so sánh giá giữa các nhà cung cấp để chọn được nơi nhập hàng rẻ và chất lượng. 

Dùng phần mềm bán hàng tạp hóa hiện đại

Ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn quản lý cửa hàng hiệu quả hơn. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm bán hàng dễ dùng giúp bạn tính tiền nhanh, kiểm soát hàng hóa tồn kho và hạn sử dụng. Điều này sẽ giúp tránh sai sót, tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, MISA eShop là một trong những phần mềm được nhiều cửa hàng tin dùng nhất. Cụ thể phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop giúp:

    • Quản lý tồn kho tự động: Hàng hóa trong kho được cập nhật liên tục, cảnh báo ngay khi sắp hết hàng, tự động trừ kho khi phát sinh giao dịch
    • Quét mã vạch siêu nhanh: Chỉ cần quét mã vạch là hoàn tất giao dịch, cực kỳ tiện lợi cho cửa hàng tạp hóa với hàng trăm sản phẩm nhỏ lẻ
    • Báo cáo doanh thu rõ ràng: Biết ngay hôm nay bán được bao nhiêu, lời lãi thế nào, tất cả hiển thị chi tiết trên hệ thống, dễ theo dõi dù bạn không có mặt tại cửa hàng
    • Nhiều cách thanh toán linh hoạt: Nhận tiền mặt, quét mã QR hay thanh toán ví điện tử, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Bán rẻ số lượng nhiều thì tốt hơn là bán đắt được ít

Trong ngành tạp hóa, giá cả là yếu tố quyết định khách hàng có quay lại với bạn hay không. Thay vì đặt giá cao để kiếm lời nhanh, bạn nên giữ giá ở mức hợp lý để bán được số lượng nhiều hơn. Với giá cả hợp lý, khách hàng sẽ quay lại thường xuyên hơn, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Đa dạng mặt hàng

Khách đến cửa hàng tạp hóa thường muốn mua được tất cả những gì họ cần ở một nơi. Vì vậy, bạn nên bán đủ các mặt hàng thiết yếu như gạo, mì, dầu ăn, nước mắm, và bổ sung thêm các sản phẩm như đồ ăn vặt, nước giải khát. Đặc biệt, đừng bỏ qua các mặt hàng theo mùa như bánh Trung Thu, đồ Tết để tăng doanh thu. Việc đa dạng hóa mặt hàng sẽ giúp bạn tăng doanh thu và giúp cửa hàng trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều khách hàng.

Trưng bày hàng hóa bắt mắt
Trưng bày hàng hóa bắt mắt

Trưng bày hàng hóa bắt mắt

Khách hàng thường chọn mua những thứ họ nhìn thấy đầu tiên. Vì vậy, bạn nên sắp xếp hàng hóa gọn gàng, dễ tìm theo các nhóm sản phẩm sẽ tạo ấn tượng tốt. Các mặt hàng bán chạy, hàng khuyến mãi, hoặc sản phẩm mới nên đặt ở nơi dễ thấy nhất như gần lối vào hoặc quầy tính tiền. Không nên để cửa hàng lộn xộn, chồng chất hàng hóa vì điều này có thể làm khách hàng mất thiện cảm và không muốn quay lại.

>> Xem thêm: Kinh doanh áo dài thiết kế “bội thu’ vào dịp lễ Tết

5. Tạm kết

Kinh doanh tạp hóa có thể mang lại thu nhập ổn định nếu bạn biết cách quản lý và vận hành. Nếu làm tốt, đây sẽ là một mô hình kinh doanh bền vững và tiềm năng. Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA eShop đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Bán tạp hóa được bao nhiêu tiền một tháng và hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này.

Bài viết liên quan
Xem tất cả