Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng

Có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng

2313
Có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng
Có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng

Trong kinh doanh “giá” luôn là một vấn đề nhạy cảm đối với khách hàng. Tăng giá có thể khiến cửa hàng, shop thời trang mất đi một số lượng khách hàng nhất định. Vậy, có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng? Xem ngay cách để tăng doanh doanh thu bán hàng quần áo khi mọi chi phí đều trở nên đắt hơn nhé!

Có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng
Có nên tăng giá không khi mọi chi phí đều tăng

1, Khi mọi chi phí đều tăng, cửa hàng bán lẻ nên làm gì?

Bài toán về dòng tiền, tài chính trong kinh doanh luôn là điều khiến các chủ shop đau đầu. Khi mọi chi phí trong cửa hàng tăng lên, nếu không điều chỉnh tốt, shop bán lẻ có thể không có lợi nhuận, thậm chí là bị thua lỗ.

Khi gặp vấn đề về tài chính, doanh nghiệp hay các cửa hàng bán lẻ sẽ có 2 cách để giải quyết: Một là cắt giảm, kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp/cửa hàng. Hai là tăng giá bán.

Cắt giảm, kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp có thể là giảm bớt chi phí nhân công, tìm nhà cung ứng phù hợp, hạn chế những thiệt hại về trang thiết bị, máy móc, giảm chi tiêu của ban lãnh đạo,…những cách giảm chi phí này sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Ngoài ra doanh nghiệp hay shop bán lẻ có thể tăng giá bán khi mọi chi phí đều tăng để không bị giảm lợi nhuận.

Đọc thêm: 3 phương pháp đảm bảo tăng doanh thu hiệu quả nhất cho shop thời trang

2, Làm sao để tăng giá mà khách vẫn vui vẻ mua hàng?

Đương nhiên, khi mọi chi phí đều tăng lên, nếu giữ nguyên giá bán ban đầu, nhưng lại không thể cắt giảm được các chi phí khác, thì tăng giá là điều cần thiết. Và câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp hay các shop quần áo lúc này là: Làm thế nào để tăng giá mà không mất khách? Làm thế nào để chi phí tăng mà vẫn có cách để tăng doanh thu cho shop quần áo của bạn?

Để giải quyết được câu hỏi đó, bạn có thể tham khảo những chiến lược giá mà MISA eShop đề cập dưới đây:

Giữ nguyên mức giá nhưng giảm đi khối lượng sản phẩm

Đây là một trong những cách tăng giá ngầm rất khéo léo mà vẫn làm vừa lòng khách hàng. Thay vì bán một chiếc bánh Pizza có kích thước 23cm với mức giá 200k, bạn sẽ giảm kích thước chỉ còn 20cm và vẫn giữ nguyên giá 200k. Khi bạn làm như vậy, khách hàng sẽ vui vẻ hơn thay vì đột ngột tăng giá lên 250k mà vẫn giữ kích thước 23cm như ban đầu.

Tăng giá và tặng kèm ưu đãi cho khách hàng

Khi sản phẩm tăng giá, khách hàng sẽ vẫn cảm thấy hài lòng nếu như bạn tặng kèm thêm một sản phẩm hay một món quà, ưu đãi nhỏ nào đó. Bạn có thể áp dụng những chính sách như: miễn phí ship nội thành, tặng voucher chiết khấu cho lần mua hàng tiếp theo, hoặc tặng thêm quà khi khách mua sản phẩm với số lượng nhiều.

Tăng giá và đưa ra một chương trình chiết khấu cụ thể

Tăng giá và đưa ra một chương trình chiết khấu cụ thể
Tăng giá và đưa ra một chương trình chiết khấu cụ thể

Đây là cách tăng giá đánh lừa cảm nhận của khách hàng. Khi bạn tăng giá, bạn đưa ra chương trình giảm giá 10%, 20% cho sản phẩm đó. Khách hàng sẽ chú ý đến chương trình khuyến mại nhiều hơn, và khi hết khuyến mại, trở về với mức giá đã tăng, khách hàng sẽ ít cảm thấy lạ lẫm và dễ dàng chấp nhận mức giá mới.

Tăng giá theo nguyên tắc 80 – 20

Chiến lược giá 80 – 20 được rất nhiều cách doanh nghiệp áp dụng khi tăng giá. Cụ thể là, với 20% sản phẩm đang được bán chạy hoặc có lợi thế cạnh tranh cao, bạn sẽ giữ nguyên mức giá cũ hoặc giảm nhẹ. Đồng thời, tăng giá 80% những sản phẩm còn lại. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy giá vẫn được giữ nguyên trong cửa hàng của bạn.

3, Khi tăng giá, nên làm gì để lấy lòng khách hàng?

“Khách hàng là thượng đế”, chính vì vậy bạn luôn phải nỗ lực giữ quan hệ tốt với khách hàng. Khi tăng giá, bạn nên:

Truyền thông cho khách hàng nhiều hơn về giá trị của sản phẩm

Tăng cường truyền thông về giá trị của sản phẩm, đồng thời đề cập khéo léo đến vấn đề tăng giá. Khi truyền tin đến khách hàng, hãy nhấn mạnh đến tính năng của sản phẩm, giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng, cho khách hàng thấy rõ: công ty bạn luôn nỗ lực để tạo ra những gì tốt nhất, và tăng giá là để có sản phẩm chất lượng tối đa, giúp ích nhiều hơn cho khách hàng, chứ không phải do những nguyên nhân chủ quan mà tăng giá.

Hãy nói lời cảm ơn với khách hàng

Bày tỏ lời cảm ơn để lấy lòng khách hàng
Bày tỏ lời cảm ơn đến khách hàng

Khách hàng đóng vai trò quyết định đến sự thành hay bại của doanh nghiệp/shop bán lẻ, hãy làm hài lòng khách hàng ngay từ những điều nhỏ nhất. Nói lời cảm ơn với khách hàng vì đã lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chăm sóc và duy trì mối quan hệ lâu dài với những khách hàng thân thiết, đề cao vai trò của họ, tạo cho họ cảm giác gắn bó, quen thuộc.

Chúc cửa hàng kinh doanh của bạn ngày càng thành công! Và dù chi phí có tăng, shop quần áo của bạn vẫn có cách để tăng doanh thu hiệu quả nhé!

Bài viết liên quan
Xem tất cả