Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng những loại nông sản sạch nguồn gốc rõ ràng, rau sạch hữu cơ. Do đó, thị trường thực phẩm nông sản, kinh doanh thực phẩm sạch là mảnh đất màu mỡ cho những bạn muốn làm giàu. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào mở cửa cũng phát triển thành công. Bài viết sau đây, MISA eShop sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để mở cửa hàng thực phẩm nông sản và chia sẻ bí quyết quản lý thành công.
Để bắt đầu kinh doanh một cửa hàng thực phẩm sạch, bạn cần lên kế hoạch và dần hoàn thiện từng mục sau:
- Lựa chọn sản mặt hàng muốn kinh doanh
- Vốn đầu tư nhiều hay ít?
- Tên thương hiệu
- Địa điểm mở cửa hàng thực phẩm sạch
- Trang trí cửa hàng
- Nguồn hàng thực phẩm nông sản
- Nhân viên cửa hàng
- Xây dựng kế hoạch marketing
- Thiết bị và vật dụng cần thiết khi mở cửa hàng thực phẩm sạch
Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại và ứng dụng quản lý free
1. Lựa chọn sản mặt hàng muốn kinh doanh khi mở cửa hàng thực phẩm sạch
Thực phẩm sạch là những loại thực phẩm bảo đảm an toàn sức khỏe, sạch từ quá trình sản xuất, nuôi trồng cho đến khâu bảo quản, vận chuyển, phân phối, được chứng nhận ATVSTP. Do đó, được người tiêu dùng yêu thích và lượng tiêu thụ cao.
3 tiêu chuẩn để đánh giá thực phẩm sạch:
- Tiêu chuẩn VietGAP: phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam
- Tiêu chuẩn GlobalGAP: phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu
- Tiêu chuẩn hữu cơ: thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ
Hiện nay, tại Việt Nam nông sản – thực phẩm sạch được chia làm 3 loại
Loại thực phẩm sạch | Đặc điểm |
Thực phẩm không ô nhiễm | Là loại thực phẩm sạch được sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng. |
Thực phẩm sinh thái | Là thực phẩm xanh được sản xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. |
Thực phẩm hữu cơ | Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ. |
Bạn có thể bắt đầu kinh doanh với các măt hàng như trái cây sach, rau củ sạch, trứng – thịt sạch, thủy – hải sản sạch… dựa trên nguồn vốn, nguồn hàng để thực kiện mở cửa hàng thực phẩm sạch.
2. Mở cửa hàng thực phẩm – rau sạch cần bao nhiêu vốn?
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng nông sản thực phẩm? Đây là thắc mắc của nhiều người muốn khởi nghiệp từ ngành hàng này. Có thể là vài chục triệu, hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng. Một số chi phí cần có như:
– Tiền thuê mặt bằng: Việc lựa chọn địa điểm hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi người. Với những người mới khởi nghiệp, mức an toàn để thuê một địa điểm kinh doanh là 10-15 triệu đồng ở thành phố. Còn nếu cửa hàng đặt ở nông thôn thì có thể tận dụng địa điểm không gian gia đình hoặc tiền thuê dao động từ 3-5 triệu đống/tháng.
– Tiền vốn nhập hàng: 30-50 triệu tùy thuộc vào số lượng và nguồn hàng nhập (hàng Việt Nam xuất khẩu hay hàng ngoại nhập).
– Chi phí thuê nhân viên: 4-5 triệu đồng/tháng/1 nhân viên.
– Các loại tủ mát, giá kệ bảo quản thực phẩm sạch dao động 20-50 triệu.
Thực tế, nhiều cửa hàng thực phẩm nông sản được mở ra với số vốn không nhiều, khoảng 100 triệu đồng nhưng nhờ phương pháp quản lý tốt, hạn chế thất thoát mà doanh thu ngày một tăng.
Ngược lại, có những người đổ tiền tỷ vào nhưng cửa hàng hoạt động chỉ vài tháng phải đóng cửa. Qua đó để thấy, xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch cùng cách quản lý báo cáo, kiểm soát chi phí, đầu tư vô cùng quan trọng. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm sạch để quản lý hàng hóa chính xác, cung cấp báo cáo kinh doanh chi tiết, hạn chế thất thoát.
3. Ý tưởng tên cửa hàng thực phẩm – rau sạch
Tên thương hiệu giúp truyền tải những giá trị mà cửa hàng mang đến cho khách hàng thông qua mô hình kinh doanh. Tạo ấn tượng để khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Do đó, tên cửa hàng, slogan, logo, nhận diện, thiết kế bao bì cần có sự khác biệt và độc đáo. Lưu ý không nên đặt tên quá dài, tiếng anh khó đọc, khó nhớ, không trùng lặp với những cửa hàng đã có.
Có thể kể đến một vài tên thương hiệu khá nổi tiếng trong ngành kinh doanh thực phẩm nông sản như Cửa hàng bác Tôm – chuyên thực phẩm sạch, Sói Biển – Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, Rau củ quả Đà Lạt GAP, Fresh from Farm,…
4. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thực phẩm sạch
Địa điểm quyết định 40% sự thành công của cửa hàng. Bạn nên mở cửa hàng ở những nơi tập trung dân cư có mức thu nhập tốt, gần trường học hoặc gần các tòa nhà văn phòng. Hiện nay, giá thuê mặt bằng dao động dao động 5-10 triệu đồng/tháng đối với khu vực ngoại thành và 10-30 triệu đồng/tháng với khu vực trung tâm. Dựa trên nguồn vốn, nhu cầu thị trường và nguồn hàng bạn có thể lựa chọn địa điểm phù hợp.
Tìm địa điểm mở cửa hàng bạn cần chú ý những điều cơ bản sau:
- Diện tích mở cửa hàng: khoảng 30-50m2 để đảm bảo không gian trưng bày sản phẩm và có thể tận dụng làm kho chứa.
- Diện tích mặt tiền rộng rãi để khách hàng thuận tiện để xe hoặc có chỗ gửi xe cho khách.
- Chọn địa điểm có cây xanh càng tốt để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào cửa hàng, dễ làm hỏng thực phẩm bày bán.
5. Lưu ý khi trang trí cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm sạch
Thiết kế cửa hàng thực phẩm nông sản cần chọn những gam màu sáng, thiên về tự nhiên nhằm tạo cảm giác thân thiện và sạch. Bên ngoài nên có hệ thống đèn led, biển hiệu thu hút sự chú ý của khách hàng. Bí quyết để tăng thêm lòng tin của khách hàng, bạn nên trang trí những tấm hình chụp các cơ sở nông trại sạch, thực phẩm sạch – nguồn hàng cửa hàng.
6. Nguồn hàng mở cửa hàng thực phẩm nông sản
Đây là yếu tố quan trọng để mở cửa hàng thực phẩm nông sản sạch thành công. Nguồn hàng cần đảm bảo các yếu tố sau: bảo đảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo số lượng và chất lượng.
- Ở Hà Nội, bạn có thể liên hệ với các trang trại cung cấp rau củ sạch, thịt, trứng tại Hòa Bình, Sóc Sơn, Mỹ Đức.. mặt hàng thủy sản có thể tìm đầu mối ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Ở Hồ Chí Minh, chủ cửa hàng có thể tìm nguồn cung tại Đà Lạt, Cà Mau, Vũng Tàu… Hoặc có thể nhập hàng từ các chợ buôn đầu mối với số lượng lớn.
Nên liên hệ các nguồn hàng ở gần để tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay khách hàng. Trước khi nhập hàng, bạn nên tìm hiểu cách bảo quản từng loại nông sản thực phẩm và trao đổi với nhà cung cấp để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm đôi bên.
Để đứng vững và phát triển trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt, bạn nên cung cáp sản phẩm được trông và chăn nuôi tự nhiên, theo phương pháp hữu cơ hoặc đặc sản vùng miền theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap.
7. Nhân viên cửa hàng thực phẩm sạch
Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, bạn có thể cân nhắc số lượng nhân viên nhưng nên tuyển nhân viên thu ngân, người vận chuyển kiêm lấy hàng. Thời gian đầu có thể lượng khách chưa nhiều nên bạn có thể trực tiếp quản lý bán hàng và đào tạo nhân viên. Sau một thời gian, bạn có thể quản lý nhân viên từ xa bằng phần mềm quản lý bán hàng.
8. Xây dựng kế hoạch marketing cho cửa hàng thực phẩm nông sản
Marketing online là phương thức quảng bá thương hiệu nhanh chóng, đặc biệt trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Do đó bạn cần có kế hoạch kinh doanh, quảng bá trên website, các trang mạng xã hội, sàn TMĐT…
Bên cạnh đó, nên kết hợp với marketing truyền thống như tờ rơi, banner… Chi phí marketing cũng phụ thuộc vào nguồn vốn của bạn. Chú ý nên tập trung trong thời gian đầu để định vị thương hiệu và thu hút khách hàng.
9. Thiết bị và vật dụng cần thiết khi mở cửa hàng thực phẩm sạch
Mở cửa hàng thực phẩm sạch bạn cần có tủ đông mặt kính để trưng bày hàng đông lạnh, tủ mát bảo quản thịt, cá, tủ mát bày trái cây đồ ăn sẵn. Ngoài ra quầy kệ để rau nên có túi gói, cân điện tử. Nên sắp xếp vị trí các kệ, tủ trưng bày để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng: hàng thực phẩm chế biến sẵn liền kề với kệ bày rau tươi, trái cây bày trí ở khu vực ngoài.
Những thiết bị phần cứng như máy tính, cân điện tử, bàn thu ngân, máy in hóa đơn.. hỗ trợ bán hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tạo sự chuyên nghiệp. Ngoài ra, không thể thiếu phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm nông sản chuyên nghiệp để giảm thất thoát, tối đa doanh thu.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp và phần mềm bán hàng MISA eShop do công ty cổ phần MISA phát hành là giải pháp quản lý cửa hàng thực phẩm nông sản chuyên nghiệp, được nhiều chủ cửa hàng tin dùng.
10. Lựa chọn phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm nông sản
Kinh doanh nông sản thực phẩm với nhiều đơn vị tính (bó, kg, thùng, bao, lít,..). Hạn sử dụng của thực phẩm, nông sản thường ngắn ngày, dễ hư hỏng. Vậy phải làm sao để tính tiền chính xác, tránh thất thoát?
Phần mềm MISA eShop đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh bán buôn/bán lẻ. Từ quản lý thu chi, tồn kho, mã hàng hóa, đơn hàng, doanh thu, khách hàng từ cửa hàng đến các kênh bán hàng online. Một số tính năng ưu việt hỗ trợ kinh doanh của hàng thực phẩm – nông sản sạch như:
- Quản lý số lượng lớn mặt hàng với nhiều đơn vị tính khác nhau như bó, kg, thùng, bao, lít,…
- Kết nối với cân điện tử in tem mã vạch, tính tiền chính xác khối lượng của sản phẩm
- Quản lý hạn sử dụng của hàng hóa thực phẩm, đồ khô…
- Dễ dàng thanh toán bằng máy quét mã vạch, tính tiền chính xác
- Phần mềm kết nối phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh nghiệp giúp cấp quản lý dễ dàng kiểm soát tất cả vấn đề phát sinh từ khi làm việc với nhà cung cấp đến khi bán hàng, quản lý thông tin khách hàng.
- Sử dụng được trên nhiều thiết bị, quản lý từ xa hiệu quả
Mở cửa hàng thực phẩm sạch muốn thành công, chủ cửa hàng cần quyết tâm, dám nghĩ dám làm và biết cách đầu tư thông minh. Khó khăn, hòa vốn trong thời gian đầu mở cửa hàng là điều không thể tránh khỏi. Hy vọng những thông tin trên từ MISA eShop sẽ giúp bạn có thêm một vài gợi ý thú vị, giảm thiểu thất thoát. Chúc các bạn kinh doanh thành công!