Không ít chủ shop kinh doanh thời trang còn mông lung về điểm hòa vốn, do vậy thường ra những quyết định sai lầm trong bán hàng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm hòa vốn trong kinh doanh thời trang và lý do tại sao các shop lại “chịu lỗ” để giám giá nhiều đến thế, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điểm chính yếu nhất giúp bạn áp dụng cho chính hoạt động kinh doanh của mình.
1. Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (Break Even Point – BEP) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Điểm hòa vốn giúp xác định mức sản lượng hoặc doanh thu cần đạt được để trang trải tất cả các chi phí, bao gồm cả chi phí cố định và chi phí không cố định. Hiểu đơn giản, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó, tổng doanh thu bằng với tổng chi phí, lợi nhuận của cửa hàng bằng 0.
Với các shop thời trang, tổng doanh thu thường bằng tổng doanh số bán hàng (ít có nguồn thu khác). Tổng chi phí lại khác, nó được cấu thành bởi rất nhiều loại chi phí khác nhau.
Để tính tổng chi phí của một shop thời trang, bạn có thể cộng tổng của tất cả các loại chi phí phát sinh sau:
- Thuê nhân viên
- Thưởng doanh số nhân viên/lễ tết
- Thuê mặt bằng
- Giấy, mực in hóa đơn, túi đựng đồ
- Điện, nước
- Quảng cáo, marketing
- Chi phí vận chuyển
- Mạng
- Mua đồ thắp hương thần tài
- Phí sử dụng thiết bị, phần mềm quản lý bán hàng
- Chi phí giá vốn hàng hóa
- Chi phí phát sinh khác
Lưu ý: Những chi phí kể trên là chi phí hoạt động mỗi tháng, không bao gồm chi phí đầu tư ban đầu khi mở cửa hàng.
Đa số các shop thời trang được chia thành 2 loại: thứ nhất là các shop thời trang chỉ đơn thuần nhập hàng về bán, loại thứ hai là vừa sản xuất vừa tiêu thụ. Sự khác biệt của 2 loại này là các yếu tố cấu thành chi phí khác nhau, do vậy, tại mỗi điểm hòa vốn, cách tính cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, bản chất của điểm hòa vốn là không đổi.
2. Cách tính điểm hòa vốn và ý nghĩa của điểm hòa vốn
2.1. Cách tính điểm hòa vốn
Như đã nói ở trên, Điểm hòa vốn = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 0.
Bài viết này MISA eShop sẽ chỉ bạn cách tính điểm hòa vốn cho các shop thời trang chỉ kinh doanh thương mại, không có hoạt động sản xuất. Trong đó, cửa hàng bán nhiều mặt hàng thì cách tính điểm hòa vốn bằng:
DTa + DTb + DTc+…+DTx = CP1+CP2+…+CPx
Trong đó, DTa, DTb… là doanh thu của từng loại mặt hàng. CP1, CP2… là mỗi khoản chi phí phải chi trong khoảng thời gian X.
DTa = tổng số lượng sản phẩm a x giá bán – chiết khấu (nếu có)
CP1, CP2,.. bao gồm cả những khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi
Cách tính này đúng cho cùng một khoảng thời gian. Có nghĩa là khi tính toán, bạn cần cân nhắc thời điểm sử dụng chi phí và bán hàng. Chẳng hạn, tháng 7 bạn nhập lô hàng A trị giá 300 triệu đồng. Đến cuối tháng 7, bạn tính điểm hòa vốn như sau:
Tổng doanh số hàng bán của lô hàng A = Tổng chi phí phát sinh trong tháng 7
Khi doanh số bán hàng của lô A đạt ngưỡng bằng chi phí, phần doanh số thu được còn lại sẽ là lãi của lô hàng.
2.2. Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn
Không ít chủ shop mới kinh doanh thắc mắc rằng, các shop thời trang khác tại sao lại giảm sâu đến như thế, họ có thể bị lỗ hay không?
Câu trả lời là không! Vì họ đã đạt điểm hòa vốn, thời điểm họ sales là cách thức họ kiếm lời lãi nhanh nhất. Hoặc giả sử, nếu chưa đạt điểm hòa vốn, các shop cũng sẽ tính toán điểm hòa vốn và tiến hành khuyến mãi khi đã gần đạt đến điểm này. Điểm hòa vốn là cơ sở để các doanh nghiệp/cửa hàng thời trang ra quyết định có nên hay không tổ chức hoạt động xúc tiến bán.
Điểm hòa vốn là căn cứ để bạn biết được mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu, giá vốn hàng hóa và giá bán sản phẩm với lợi nhuận. Dựa vào đó để người quản lý có cái nhìn sâu hơn và biết được khả năng sinh lợi của cửa hàng. Do vậy, căn cứ vào điểm này, bạn có thể điều chỉnh giá bán sao cho phù hợp, đảm bảo không bị lỗ và có thể cạnh tranh trên thị trường.
Điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp bieets được mức doanh thu cần thiết để bù đắp chi phí sản xuất và vận hành. Khi doanh thu vượt qua điểm này, doanh nghiệp/hộ kinh doanh/cửa hàng bắt đầu có lợi nhuận.
Đây cũng là công cụ quan trọng để lập kế hoạch tài chính và dự đoán doanh thu. Dựa trên điểm hòa vốn, bạn sẽ xác định được số lượng sản phẩm cần bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và đánh giá rủi ro kinh doanh.
Những chỉ số trên sẽ là cơ sở để doanh nghiệp/hộ kinh doanh xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa chi phí và tăng cường khả năng sinh lời.
3. Những sai lầm khi xác định điểm hòa vốn
Nhiều chủ shop đang hiểu sai điểm hòa vốn khi chỉ tính chi phí dựa trên giá vốn hàng hóa, chính vì thế, điểm hòa vốn có thể bị thấp hơn thực tế. Ngoài việc lãng quên một vài đầu mục chi phí, chủ shop còn hay mắc phải sai lầm:
- Chỉ tính đến những chi phí cố định, đầu mục chi phí lớn mà không tín đến chi phí biến đổi
- Không tính được doanh số từng loại mặt hàng, do vậy khi tính doanh thu chung tất cả sản phẩm có thể bị sai sót hoặc tính điểm hòa vốn với biên độ sai số cao
- Chỉ tính điểm hòa vốn cho một mặt hàng theo công thức Điểm hòa vốn = Chi phí cố định/ (Chi phí biến đổi – Giá bán), mà không tính toán được nhiều mặt hàng
- Dự báo quá cao hoặc quá thấp khối lượng bán hàng có thể dẫn đến việc tồn kho dư thừa hoặc thiếu hút, ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu
- Do không năm được tình hình kinh doanh từng mặt hàng nên chủ cửa hàng thường đưa ra quyết định sai lầm trong việc đưa ra mức giá bán sau đó. Chẳng hạn, có sản phẩm đã đạt đến điểm hòa vốn, có thể sales nhiều hơn để bán nhanh hơn, thu lãi từ số lượng hàng còn lại. Nhưng có những mặt hàng còn cách xa điểm hòa vốn rất nhiều, nhưng lại giảm mạnh khiến cho doanh thu của mặt hàng đó giảm sâu so với kế hoạch
4. Bài học kinh nghiệm từ điểm hòa vốn trong kinh doanh thời trang
Vận dụng ý nghĩa và cách tính điểm hòa vốn, MISA eShop xin lưu ý một vài điểm đáng chú ý để chủ shop nắm được giúp kinh doanh hiệu quả hơn.
Thứ nhất, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh thực tế tại cửa hàng. Đặc biệt là quản lý được doanh số của từng loại mặt hàng. Nếu gặp khó khăn trong việc thống kê doanh thu bán hàng của từng sản phẩm, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop.
Thứ hai, điểm hòa vốn cho biết số lượng hàng tối thiểu bán ra để đạt mức an toàn, cửa hàng không phải chịu lỗ. Trên cơ sở này, bạn cần có kế hoạch kinh doanh phù hợp để đạt đến mức an toàn, ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra.
Thứ ba, đảm bảo rằng đã tính toán đầy đủ và chính xác tất cả các chi phí biến đổi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Sử dụng dữ liệu lịch sử và nghiên cứu thị trường để dự báo khối lượng hàng bán một cách chính xác để có kế hoạch xuất – nhập hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi phù hợp.
Cuối cùng, MISA eShop xin chúc bạn quản lý cửa hàng thật hiệu quả và kinh doanh thành công hơn trong tương lai.
MISA eShop tặng bạn 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý bán hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu hiệu quả. Đăng ký ngay!