Đại dịch Covid – 19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, các ngành bán lẻ như thời trang, mỹ phẩm và phụ kiện. Người tiêu dùng hạn chế ra ngoài, shop vắng khách nên doanh thu tại cửa hàng giảm đáng kể. Rất nhiều cửa hàng thời trang đã phải đóng cửa tạm thời, thậm chí trả mặt bằng vì không “gánh” nổi chi phí cố định. Trong thử thách luôn có cơ hội, cùng tìm hiểu những bí kíp kinh doanh mùa Covid-19 dành cho shop thời trang qua bài viết dưới đây.
Đọc thêm:
>> 8 ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM
>> Tải MIỄN PHÍ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất
1. Tác động của virus Corona tới tình hình kinh doanh thời trang?
Những con đường mua sắm tại hai thành phố lớn thời gian này đóng cửa im lìm, không có khách hàng tới thăm. Trước dịch, sinh viên, dân công sở mọi người mua sắm đông vui tấp nập. Nhưng sau Tết, sinh viên nghỉ học, nhu cầu mua sắm tại cửa hàng cũng giảm hẳn, kinh doanh mùa Covid-19 thực sự khó khăn. Doanh thu tại cửa hàng của 80% shop thời trang vừa và nhỏ bằng 0. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tình trạng hàng hóa, cấm biên nên nhiều shop không nhập được hàng hóa.
Chị Ngọc, một chủ shop thời trang mẹ&bé trên đường Cầu Giấy chia sẻ: “Dịch bệnh bùng phát, mọi người hạn chế ra ngoài tới chỗ đông người nên shop cũng vắng khách dần. Doanh thu kinh doanh mùa Covid-19 trong 2 tháng đầu năm giảm mạnh so với năm ngoái. Trong khi tiền thuê mặt bằng, các dịch vụ liên quan, tiền lương nhân viên vẫn phải trả. Đây là khoảng thời gian thực sự khó khăn!”
Những chi phí cố định như thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên cũng là bài toán đau đầu của chủ cửa hàng vì tiêu tốn ngân sách trong khi không có doanh thu. Mặc dù không muốn, nhưng rất nhiều chủ cửa hàng đã cho nhân viên nghỉ việc không lương.
Khách hàng chuyển từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm online
2. Một số chiến thuật tăng doanh thu bán hàng shop thời trang mùa Covid – 19
2.1. Cắt giảm chi phí tại shop thời trang
Đa số cửa hàng quy mô vừa và nhỏ, không có dòng vốn tự do lớn và phải chịu chi phí cố định lớn như tiền thuê mặt bằng, các dịch vụ đi kèm, tiền lương nhân viên đang lựa chọn phương án đóng cửa hàng cầm cự để vượt qua mùa dịch. Doanh thu tại cửa hàng gần như bằng 0. Thắt chặt chi tiêu, ngân sách marketing, quảng cáo là những phương án để giảm tối đa chi phí vận hành.
Cắt giảm các chi phí cố định tại cửa hàng
Như mọi năm vào khoảng thời gian này, shop thời trang nữ của chị Thu Hà (quận 8, Hồ Chí Minh) dành ngân sách lớn để thực hiện các kênh marketing offline như in ấn banner, quảng cáo tại cửa hàng, mua đồ trang trí shop. Tuy nhiên, năm nay phải cắt giảm hết, tập trung vào các kênh online và quảng cáo trực tuyến với hy vọng tiếp cận được nhiều khách hàng và có đơn hàng.
Những chuỗi cửa hàng lớn có nguồn vốn nhưng cũng lao đao khi chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên chiếm phần lớn chi phí hoạt động. Có thể cắt giảm chi phí bằng những phương án sau:
- Tạm thời đóng cửa các cơ sở và duy trì kho tổng để thực kiện kinh doanh online.
- Với những nhân viên part-time hoặc một số vị trí không quan trọng thì cho nghỉ việc không lương hoặc quyết định nghỉ hẳn. Đây là quyết định không ai mong muốn nhưng để tiếp tục tồn tại thì doanh nghiệp buộc phải làm.
- Với những bộ phận chính như Kế toán, Marketing… thì có thể làm việc tại nhà và trao đổi online để giảm thiểu chi phí vận hành, di chuyển, tiền thuê mặt bằng.
2.2. Thực hiện vệ sinh kiểm soát tại shop thời trang
Bộ Y tế đã khuyến cáo các cửa hàng bán lẻ thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Mặt khác, nhiều cửa hàng tạm thời đóng cửa nhưng vẫn duy trì kho hàng để kinh doanh online. Do đó cửa bạn bạn cần phun khử trùng toàn bộ cửa hàng, yêu cầu nhân viên nếu có làm việc tại kho thì cần đeo khẩu trang, xịt rửa tay và do thân nhiệt.
2.3. Phát triển shop online trên nhiều kênh bán hàng
Nhằm hạn chế sự lây nhiễm của virus Corona, Chính phủ đã yêu cầu các shop thời trang đóng cửa. Không “ngồi im chờ chết”, đa số các shop đều chuyển mình từ hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online trên mạng xã hội (Facebook, Zalo Shop, Instagram…), sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki…) hoặc website.
Để khuyến khích tín đồ shopping online, nhiều shop đã thông báo hoặc nhắn tin trực tiếp giới thiệu chương trình freeship, giảm giá ship, giảm giá sản phẩm, tặng kèm khẩu trang, nước rửa tay khô sát khuẩn… cho khách hàng đặt online vào thời điểm này.
2.4. Livestream bán hàng
Thay vì đổ tiền vào quảng cáo Facebook, chạy tăng like, tăng tương tác hay post bài bán hàng liên tục, các shop thời trang đều thực hiện livestream bán hàng vào khung giờ vàng. Đây là hình thức kinh doanh không xa lạ đối với ngành thời trang, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chương trình ưu đãi trong livestream. Khách hàng đặt mua trực tiếp trên livestream để có ưu đãi.
Để tiết kiệm thời gian, tránh tình trạng dò comment thủ công, bỏ sót đơn hoặc bị đối thủ vào cướp khách, các shop nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM. Với tính năng tự động chốt đơn, phần mềm sẽ tự động lên đơn khi khách hàng comment đúng cú pháp có chứa số điện thoại. Bạn chỉ cần vào trường Đơn hàng để xác nhận lại với khách hàng và gửi hàng cho đơn vị vận chuyển. Các thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ngoài hình thức livestream trên fanpage facebook, bạn có thể thực hiện trên Shopee hoặc quay video đăng tải lên TikTok – mạng xã hội video khá phổ biển hiện nay. Khách hàng chủ động lựa chọn sản phẩm và chờ shipper giao hàng tới. Hình thức mua hàng trực tuyến hạn chế tiếp xúc nơi đông người mà vẫn mua được hàng.
>> Muốn livestream trên Shopee, làm như thế nào?
2.5. Một số chiến thuật kinh doanh mùa Covid-19
Nhiều shop thời trang chuyển sang sản xuất khẩu trang vải hoặc BST mang phong cách thời trang mùa dịch để thu hút khách hàng. Với ngân sách hạn hẹp, một số shop thực hiện các chương trình tặng khẩu trang miễn phí cho mọi người. Một số thương hiệu lớn đã đóng góp ngân sách để phòng chống dịch Covid – 19. Những hành động đẹp này cùng với Chính phủ vượt qua khó khăn cũng mang lại hiệu ứng tốt, quảng bá và truyền thông hình ảnh đẹp đến người tiêu dùng.
3. Nền tảng bán hàng đa kênh quản lý hiệu quả
Phần mềm bán hàng đa kênh MISA eShop OCM quản lý bán hàng hiệu quả từ offline đến online giúp các shop quản lý sản phẩm, tồn kho, doanh thu, đơn hàng tại cửa hàng và các kênh online (Facebook, Zalo Shop, Website, sàn TMĐT…) trên một hệ thống. Mọi thay đổi sẽ được cập nhật và báo cáo trên hệ thống giúp shop kịp thời điều chỉnh hàng hóa hoặc có những kế hoạch xả kho hay nhập hàng mới về.
Chatbot tự động tích hợp miễn phí trên nền tảng bán hàng đa kênh MISA eShop OCM
Chatbot – công cụ marketing hiệu quả dành cho các shop thời trang online được tích hợp miễn phí trên phần mềm. Các shop có thể xây dựng kịch bản tin nhắn trả lời tự động bình luận hay tin nhắn thay cho nhân viên trực page để tư vấn, đưa ra sự lựa chọn cho khách hàng. Chatbot cũng hộ trợ ẩn comment chứa thông tin của khách hàng, tránh tình trạng bị đối thủ vào cướp khách.
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop OCM tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển uy tín. Các shop có thể so sánh và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp, giá ship rẻ để làm đối tác vận chuyển lâu dài.
Trải nghiệm miễn phí nền tảng quản lý bán hàng đa kênh