Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé từ A-Z

Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé từ A-Z

4662
kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé

Khởi nghiệp bằng kinh doanh sản phẩm mẹ và bé là hướng đi mà không ít người lựa chọn. Việt Nam có dân số trẻ, thị trường mẹ và bé vốn rất tiềm năng. Vậy làm sao để khởi nghiệp thành công? Sau đây là kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé từ A-Z từ thực tế, giúp bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn.

1, Mở cửa hàng mẹ và bé bắt đầu từ đâu?

Đừng chỉ thấy người ta bán mà mình bán theo, việc đầu tiên trước khi dự định kinh doanh bạn cần làm đó là nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường giúp bạn bán đúng cái thị trường cần, hiểu đúng đối tượng khách hàng mình hướng tới là ai, đối thủ nhiều hay ít, nên đầu tư hay không. Một số câu hỏi để giúp bạn khai thác thông tin thị trường tốt hơn bao gồm:

    1. Khu vực bạn dự định mở shop đã có cửa hàng mẹ và bé nào tương tự hay chưa?
    2. Mức sống của người dân nơi đó ra sao? Thói quen chi tiêu như thế nào? Chuộng đồ cao cấp hay bình dân? (Có thể lấy thông tin bằng cách khảo sát)
    3. Ngoài cửa hàng, khách hàng còn có thể mua sản phẩm qua những kênh nào? Chợ, mua sắm trực tuyến trên Facebook, Shopee? Đâu là kênh tiềm năng nhất?
    4. Quy mô thị trường ước tính?

Dựa vào những thông tin thu thập được, lúc này bạn mới đánh giá lại thị trường một lần nữa xem nó có thực sự tiềm năng không, bán những sản phẩm ở phân khúc nào thì phù hợp.

Đọc thêm:
>> Hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
>> Kế hoạch mở cửa hàng vật liệu xây dựng dành cho người mới kinh doanh

2, Cần bao nhiêu vốn để mở shop mẹ và bé?

Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé, vốn là điều cần đầu tiên. Vấn đề là, bao nhiêu vốn thì đủ? Câu trả lời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ quy mô, phân khúc sản phẩm cho đến việc thuê mặt bằng ở đâu.

Thông thường, chi phí đầu tư cho một cửa hàng mẹ và bé ở các tỉnh rơi vào khoảng 300 – 600 triệu và ở thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh rời vào khoảng 500 – 800 triệu, quy mô vừa với diện tích từ 30- 50m2, phân khúc bình dân. Căn cứ vào đó, bạn có thể cộng trừ chi phí vốn với quy mô lớn hơn hoặc phân khúc cao hơn.

Chi phí vốn để mở cửa hàng thường chia thành các khoản mục sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng (thường phải trả từ 3 – 6 tháng một lần): tại tỉnh lẻ rơi vào khoảng 3 đến 10 triệu đồng/tháng, tại thành phố lớn từ 10 – 50 triệu đồng/tháng
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ: Giá kệ để hàng, giỏ đựng hàng, manocanh, quầy thu ngân,…. Chi phí này chi phí khoảng 30-70 triệu tùy diện tích và số lượng giá kệ, chất lượng cũng như mẫu mã của các loại giá kệ
  • Chi phí sửa sang cửa hàng, trang trí và biển bảng: từ 15 – 30 triệu
  • Chi phí nhập hàng: rơi vào khoảng 200- 400 triệu tùy số lượng mặt hàng nhập vào
  • Chi phí đầu tư thiết bị bán hàng: máy tính, máy in, máy quét mã vạch, phần mềm bán hàng. Tối thiểu 12 triệu

3, Kinh nghiệm về nguồn hàng kinh doanh mẹ và bé

Trước thị trường đa dạng về mẫu mã sản phẩm, việc lựa chọn nguồn hàng sao cho uy tín và dễ bán là mối quan tâm lớn của chủ shop. Việc nghiên cứu thị trường sẽ là cơ sở để chủ shop quyết định nhập mặt hàng gì để đúng với nhu cầu khách hàng.

Một kinh nghiệm từ thực tế để lấy được giá tốt nhất, đó là lấy báo giá từ tối thiểu 3 đến 5 nhà cung cấp/phân phối cùng loại mặt hàng. Những địa chỉ nhập hàng mẹ và bé bao gồm:

  • Với nhóm hàng thực phẩm, đồ dùng chăm sóc cá nhân hay đồ gia dụng : Nhà sản xuất sản phẩm nếu bạn dự định mở cửa hàng lớn/đại lý cấp 1. Hoặc lấy từ nhà phân phối cấp 1 nếu số lượng hàng hóa nhập vào không đủ số lượng tối thiểu nhà sản xuất yêu cầu
  • Đối với mặt hàng nhập khẩu: Nhập từ nhà phân phối tại Việt Nam hoặc kinh doanh hàng xách tay
  • Đối với mặt hàng quần áo mẹ và bé: Đặt may gia công hoặc nhập từ công ty may thời trang mẹ và bé

Các nhóm mặt hàng khi mở cửa hàng kinh doanh mẹ và bé:

  1. Nhóm mặt hàng dành cho bé
  • Thời trang trẻ em, đồ sơ sinh, tã, lót, khăn mặt, khăn tắm…
  • Nhóm mặt hàng tã, bỉm
  • Nhóm mặt hàng sữa, đồ ăn dặm, đồ ăn vặt cho bé, thực phẩm chức năng
  • Nhóm mặt hàng gia dụng: máy vắt sữa, máy hâm sữa, xe đẩy, xe tập đi, nôi, chậu tắm, chậu rửa mặt, …
  • Nhóm mặt hàng chăm sóc cá nhân: tăm bông, sữa tắm, phấn rôm, dung dịch giặt xả, dầu gội, kem dưỡng…

2. Nhóm mặt hàng dành cho mẹ

  • Đồ dùng chăm sóc cá nhân: băng vệ sinh, gen bụng, dung dịch vệ sinh, quần áo mẹ…
  • Vật dụng hỗ trợ: lót thấm sữa, Túi đựng sữa,…
  • Thực phẩm cho mẹ: Sữa bầu, Cốm lợi sữa…

4, Kế hoạch xây dựng hệ thống vận hành và quản lý bán hàng

Xây dựng hệ thống ở đây không phải là chuỗi cửa hàng, vì nó có vẻ còn quá xa xôi với những người bước đầu gây dựng sự nghiệp kinh doanh.

Xây dựng hệ thống ở đây, nghĩa là hệ thống vận hành và quản lý cửa hàng sao cho hiệu quả. Bao gồm hệ thống nhân sự, hệ thống quản lý bán hàng từ đầu vào đến đầu ra để luôn kiểm soát được hiệu quả.

4.1. Hệ thống nhân sự tại cửa hàng

Chắc chắn rồi, muốn cửa hàng hoạt động, phải có nhân viên, hoặc người bán hàng. Nếu quy mô nhỏ, bạn làm công cho chính mình, vậy thì nhân sự ở đây khá đơn giản. Tuy nhiên, từ cửa hàng vừa đến lớn, việc thuê nhân viên cần có tính toán kỹ lưỡng về số nhân sự sử dụng, cách tính lương và thưởng hiệu quả, xây dựng quy định thưởng/phạt minh bạch để khích lệ nhân viên.

Trong đó, cửa hàng vừa nên có từ 2 nhân viên trở lên. Nếu cửa hàng nhỏ nhưng bạn không thường xuyên có mặt tại cửa hàng, vậy cũng nên tuyển dụng 2 người để đảm bảo công việc bán hàng luôn được duy trì. Ngoài nhiệm vụ bán tại cửa hàng, bạn có thể giao list công việc cho nhân viên bao gồm:

  • Vệ sinh cửa hàng, đảm bảo cửa hàng luôn gọn gàng, sạch sẽ và trưng bày đẹp mắt
  • Kiểm kê hàng hóa hàng ngày
  • Bán hàng tại cửa hàng
  • Đăng bài bán hàng trên fanpage của cửa hàng và trực inbox, chăm sóc fanpage
  • Báo cáo công việc phát sinh khác

Đối với cửa hàng lớn, nên có tối thiểu 2 nhân viên và 1 cửa hàng trưởng. Trong đó cửa hàng trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động phát sinh tại cửa hàng. Nhiệm cụ của các nhân viên tại cửa hàng lớn và nhỏ tương đối giống nhau.

Về chế độ thưởng, phạt:

  • Xây dựng quy định để nhân viên tự giám sát lẫn nhau, nếu để xảy ra tình trạng mất hàng hóa thì sẽ phạt chung nhân viên trong cùng 1 ca làm việc.
  • Chế độ thưởng rõ ràng dựa trên điểm số chuyên cần và doanh số bán hàng. Tính thưởng doanh số có thể dựa vào 2 cách: Số tiền chiết khấu/mỗi sản phẩm bán được hoặc % chiết khấu/Tổng doanh thu bán hàng trong tháng.

4.2. Hệ thống quản lý bán hàng tại cửa hàng

Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé cho thấy, dù là kinh doanh lớn hay nhỏ, việc cần thiết và giúp bạn thành công là việc xây dựng được hệ thống quản lý bán hàng chặt chẽ, bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, tình hình xuất nhập tồn kho và tình hình sử dụng vốn, thu chi, lãi lỗ, công nợ tại cửa hàng. Nắm được những thông tin đó mới có thể biết mặt hàng nào bán chạy, biết ai là khách hàng tiềm năng, chi tiêu vốn sao cho hợp lý.

hệ thống quản lý bán hàng bằng phần mềm

Đối với những thông tin trên, có 3 cách để quản lý vẫn thường được áp dụng từ xưa đến nay. Bao gồm:

Cách thứ nhất, quản lý bán hàng bằng sổ sách. Chỉ thích hợp với cửa hàng nhỏ hoặc siêu nhỏ. Đa số các cửa hàng này chỉ ghi chép thông tin tồn kho, doanh thu và công nợ, không lưu được thông tin khách hàng.

Cách thứ hai, quản lý bán hàng bằng excel. Thích hợp với cửa hàng nhỏ, đã có máy tính. Có thể quản lý doanh số, công nợ, lỗ lãi và tồn kho, danh sách khách hàng. Tuy nhiên để tích điểm khách hàng thì còn hạn chế. Không thể quản lý được từ xa trên di động hay có báo cáo phân tích tình hình kinh doanh.

Cách thứ ba, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, được đa số các cửa hàng áp dụng hiện nay và là xu hướng tất yếu trong thời kỳ 4.0. Ứng dụng công nghệ để quản lý mọi hoạt động phát sinh tại cửa hàng, bao gồm: Quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ, tình hình xuất – nhập – tồn kho, thông tin và lịch sử mua hàng của khách, tích điểm khách hàng, quản lý nhà cung cấp, kết nối vận chuyển và các kênh bán hàng khác như sàn TMĐT, mạng xã hội, quản lý nhân viên, phần quyên và tự tổng hợp doanh số bán của từng nhân viên, tạo chương trình khuyến mãi… 

Ưu điểm khi quản lý bằng công nghệ phần mềm bán hàng là chủ cửa hàng có thể quản lý bán hàng tại bất cứ đâu, đồng thời có thể quản lý trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng, máy POS… Ngoài ra, phần mềm có sẵn hơn 40 báo cáo phân tích tình hình kinh doanh, mặt hàng bán chạy, xu hướng kinh doanh… để chử cửa hàng có quyết định, định hướng chính xác kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Bạn có thể tham khảo tại đây phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng mẹ và bé chuyên nghiệp, được hàng nghìn cửa hàng đang sử dụng và đánh giá cao. Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng mẹ và bé tại đây:

dung-thu-mshop

5, Những sai lầm cần tránh khi kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé gặp phải một số khó khăn nhất đinh, ngoài ra cũng có những rào cản từ thị trường, sai lầm trong quyết định kinh doanh mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Nhập nguồn hàng không chất lượng, khiến khách hàng mất lòng tin khó lấy lại được. Vì vậy cần xem xét chất lượng nguồn hàng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cẩn thận, kỹ lưỡng…
  • Tránh nhập số lượng lớn hàng hóa khi chưa biết nhu cầu thị trường, sức mua của khách hàng gây tồn đọng vốn
  • Dữ liệu khách hàng là nguồn tiền, chính vì vậy bằng mọi giá phải lưu giữ thông tin khách hàng
  • Thường xuyên kiểm kê để tránh tình trạng thất thoát hàng hóa

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng nó sẽ đem lại những kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé chi tiết nhất cho bạn, hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn. Đừng quên theo dõi blog của MISA eShop và xem những tính năng nổi bật mà phần mềm quản lý cửa hàng mẹ và bé giúp ích cho bạn nhé.

Bài viết liên quan
Xem tất cả