Mở shop kinh doanh quần áo và phụ kiện thể thao không khó. Nhưng làm sao để kinh nhiều lãi, tiết kiệm chi phí và nguồn lực lại là bài toán không phải ai cũng có lời giải. Nhiều shop mở ra lại phải đóng lại chỉ sau 6 tháng đến một năm hoạt động do mắc phải 3 sai lầm dưới đây:
1. Không tìm hiểu kĩ thị trường
Thông thường, để bắt đầu bán một mặt hàng nào đó hoặc mở cửa hàng kinh doanh, bạn thường dành thời gian tìm hiểu thị trường. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nắm được những đặc điểm cơ bản nhất của thị trước trước khi đầu tư vào lĩnh vực ấy. Kinh doanh cửa hàng thời trang và dụng cụ thể thao cũng vậy.
Một số chủ shop đã thất bại vì cho rằng ở khu vực họ sinh sống chưa có cửa hàng bán đồ tập yoga, họ quyết định mở 1 cửa hàng với quy mô vừa nhưng lại quên mất rằng người dân nơi đó chỉ có một số ít biết đến bộ môn yoga. Bởi vậy, chỉ sau 4 tháng hoạt động, chủ cửa hàng phải đổi lại mô hình kinh doanh kết hợp với các bộ môn thể thao khác như quần áo, phụ kiện bóng đá, running,…
Tìm hiểu thị trường cần đầy đủ những khía cạnh sau:
– Thị trường đang ưa chuộng mặt hàng gì? Tiềm năng cho sản phẩm bạn có ý định kinh doanh.
– Quy mô thị trường.
– Các đổi thủ cạnh tranh hiện có. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.
– Xác định lợi thế cạnh tranh bạn có. Hoạch định chiến lược và cách thức kinh doanh….
Đọc thêm: Kinh nghiệm quản lý cửa hàng quần áo cực hiệu quả
2. Mở shop không đăng kí giấy phép kinh doanh
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng, tốt nhất bạn nên đăng kí giấy phép kinh doanh để việc buôn bán không bị gián đoạn nhé!
3. Quản lý cửa hàng lỏng lẻo, không có mục tiêu rõ ràng
Vậy biểu hiện cho thấy bạn đang quản lý cửa hàng chưa khoa học là gì?
– Không kiểm soát dòng tiền thường xuyên như Doanh thu hôm nay là 10.000.000 thì lợi nhuận là bao nhiêu, bỏ ra những chi phí gì? Không đối soát doanh thu với hàng hóa bán ra.
– Để nhân viên tự quản, không sát sao trong hoạt động bán hàng, thu ngân của nhân viên. Không tạo động lực cho nhân viên để họ cố gắng trong công việc.
Để quản lý cửa hàng chặt chẽ, hạn chế được những rủi ro như thất thoát hàng hóa, nhân viên gian lận, chủ cửa hàng cần thường xuyên có mặt tại cửa hàng hoặc có những quy định rõ ràng áp dụng cho từng nhân viên. Nếu không thể túc trực tại cửa hàng mỗi ngày, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng. Đây là phần mềm giúp chủ shop quản lý từ xa mọi nghiệp vụ của cửa hàng như dòng tiền, nhân viên, hàng hóa hay khách hàng chỉ cần có điện thoại hay máy tính, máy tính bảng.
Với mặt hàng là giày dép, quần áo hay phụ kiện thể thao, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop được rất nhiều shop thời trang thể thao tin dùng.