– Hơn 60% các cửa hàng bán lẻ hiện nay đang lãng phí hàng triệu đồng mỗi tháng.
– Những cửa hàng nhận ra vấn đề có thể để ra 10 triệu đồng hoặc hơn nhờ cắt giảm lãng phí hiệu quả.
Rất nhiều shop hay chuỗi bán lẻ mặc dù kinh doanh có lời, nhưng họ không biết rằng, nếu tiết kiệm được nhiều lãng phí không dễ thấy được, họ sẽ để dành được rất nhiều thời gian cho gia đình và 1 khoản tiền không nhỏ mỗi tháng.
Dưới đây là 4 loại lãng phí hàng ngày một shop quần áo gặp phải. Đây cũng là 4 sai lầm nghiêm trọng, giống như ném tiền xuống sông không thể thu hồi được.
1. Thuê quá nhiều nhân viên
Cửa hàng tôi quản lý nói là lớn thì cũng không phải lớn, doanh thu bình quân tháng khoảng trên 200 triệu mỗi tháng, thế nhưng riêng tiền thuê nhân viên 1 tháng mất khoảng hơn 30 triệu đồng bình quân. Chưa kể những chi phí khác, lời lãi chẳng còn là bao. Nếu thuê nhân viên cho họ có việc để làm thì không sao, nhưng nhiều khi cửa hàng chỉ đông khách nhất vào giờ tan tầm, cả buổi có đến 2, 3 nhân viên ngồi chơi. Lúc có khách thì rất bận, 1 thu ngân ngồi cầm máy tính rồi ghi chép lại đã bán hàng gì vào sổ, 1 người bán hàng hoặc trực xem khách hỏi cái gì, lấy từ kho ra. Như vậy nhưng lúc đông khách họ vẫn phải chờ đợi tới lượt thanh toán, tới lượt thử đồ.
Vậy là 2 ca làm việc, tổng cộng có 4 nhân viên full time mỗi ngày đến làm. Từ khi nhận sự chuyển nhượng của chủ cũ, tôi đã giảm từ 4 người xuống còn 3 nhân viên, vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc lại tiết kiệm khoảng gần 7tr mỗi tháng chi phí.
Để nhân viên ngồi chơi là điều không nên làm nhất của mỗi cửa hàng. Chỉ cần thay đổi cách quản lý, dùng người đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả công việc sẽ không lo bị giảm sút.
Đọc thêm:
>> Tìm hiểu bí quyết tăng doanh thu bán hàng bằng Marketing online cùng MISA eShop
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng quần áo cực hiệu quả
2. Chi tiền không đúng chỗ gây lãng phí
Có những khoản tiền cần đầu tư thì không làm, đi đầu tư vào những chỗ chưa cần thiết.
Đây là tình trạng của rất nhiều shop bán lẻ đang gặp phải. Đặc biệt là tình trạng:
– Mua những phần mềm hay công cụ không cần thiết cho cửa hàng, hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả không tối ưu, mất nhiều lần mua: chẳng hạn mua riêng rẻ phần mềm quản lý khách hàng, máy bán hàng, phần mềm kho… Mua những phần mềm mà tính năng của nó không được sử dụng hết, tốn kém rất nhiều chi phí. Sử dụng phần mềm tích hợp chỉ cần 1 và đầy đủ tính năng dành riêng cho cửa hàng đặc thù và quy mô sẽ tiết kiệm được chi phí.
Chi tiêu không đúng chỗ
3. Lãng phí thời gian
Đây là loại lãng phí tưởng vô hại mà hại không tưởng. Khi bạn quản lý một cửa hàng hay chuỗi cửa hàng mà không quản lý khoa học, thời gian sẽ không chờ đợi bạn. Ngập đầu trong núi công việc, không có thời gian cho bản thân và gia đình, không giải quyết hết việc làm doanh thu không lên, vấn đề đắp đống.
Vậy lãng phí thời gian thể hiện ở đâu?
– Nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân tốn nhiều thời gian để làm 1 việc. Chẳng hạn, bán hàng không tìm thấy hàng, vào kho tìm mới biết hết hàng→ Mất công không ra hiệu quả.
Và còn rất nhiều hoạt động khách tiêu tốn thời gian mà hiệu quả vẫn trì trệ?
Hơn 90% các cửa hàng hạch toán bằng sổ sách sử dụng thời gian lãng phí
Nếu tiết kiệm được thời gian, bạn sử dụng nó để làm gì?
– Học hỏi những kiến thức phục vụ bán hàng, chẳng hạn như marketing, quảng cáo như thế nào để tiết kiệm chi phí mà vẫn ra đơn ầm ầm, xu hướng thịnh hành mới để nhập hàng, thăm hỏi khách hàng để nhận được sự tin tưởng, ấn tượng và làm khách hàng nhớ tới cửa hàng bạn, cách quản lý cửa hàng hiệu quả…
– Sử dụng thời gian lãng phí để bán hàng, tìm thêm khách hàng, kiếm thêm lợi nhuận.
– Có thời gian tán gẫu cùng bạn bè, chăm sóc bản thân, làm đẹp.
– Dành thời gian cho gia đình, người yêu, con cái….
Việc làm thế nào để sử dụng thời gian khoa học, và có cách nào để hỗ trợ việc quản lý cửa hàng giúp tiết kiệm thời gian không còn khó khăn như trước đây. Sự xuất hiện của rất nhiều công cụ và phần mềm giúp tiết kiệm thời gian công sức cho chủ cửa hàng. Vấn đề đặt ra là lựa chọn cái gì để tối ưu nhất và tiết kiệm chi phí nhất như đã nói ở trên.
4. Lãng phí hàng hóa
Các cửa hàng thời trang hay giày dép thường để lãng phí hàng hóa gây ra thiệt hại về chi phí cho cửa hàng. Cụ thể, lãng phí hàng hóa trong bán hay trong ngành thời trang nói riêng thường xảy ra ở việc:
– Lượng hàng tồn kho quá nhiều.
– Lượng hàng nhập ồ ạt, không kiểm soát chất lượng nên có nhiều sản phẩm bị hư hỏng.
– Sản xuất, đặt may quá số lượng hàng dự kiến dẫn đến không bán được hàng, hàng hóa bị hao mòn
– Lãng phí hàng hóa do bảo quản hàng không tốt
– Không kiểm soát chặt chẽ hàng hóa gây thất thoát cũng là một loại lãng phí…
Nhiều cửa hàng do lượng hàng tồn, hàng hỏng hay đã cũ khiến tình trạng không bán được hàng hoặc bán hàng không chạy, thiệt hại rất lớn về doanh thu và lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm.
Nếu có kế hoạch xuất nhập kho, xả hàng thường xuyên và bảo quản hàng hóa, kiểm tra hàng hóa thường xuyên, cửa hàng sẽ giảm được một lượng lớn thất thoát, hư hỏng, nhờ đó gia tăng cơ hội bán hàng và kiếm nhiều lợi nhuận hơn.
Trên đây là 4 loại lãng phí thường gặp ở các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là các cửa hàng về thời trang như quần áo, giày dép, phụ kiện hay đồ lưu niệm. Khi tinh tế và để ý hơn đến từng chi tiết nhỏ trong việc quản lý cửa hàng, mỗi chủ shop sẽ có thể để ra một khoản kha khá mỗi tháng lên đến cả chục triệu đồng hoặc hơn thế. Nếu bạn còn chưa biết cách làm sao để giảm lãng phí cho cửa hàng. Đọc ngay kinh nghiệm để giảm lãng phí dưới đây để cửa hàng hoạt động ngày càng hiệu quả nhé.